Trồng rau theo tiêu chuẩn vietgap là gì

Nông sản Việt đang ngày càng được chuẩn hóa để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là điều mà người dân đang rất quan tâm. Để đáp ứng các tiêu chí đó, Ngân Hà Agri đã tiến hành trồng rau sạch theo quy trinh VietGap . Vậy rau sạch VietGap là gì và có những tiêu chí nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Rau sạch VietGap là gì

Rau sạch VietGap có thể hiểu đơn giản là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ theo các yêu cầu khắt khe mà VietGap đưa ra.

VietGap là cụm từ viết tắt của Vietnamese Goods Agricultural Practices, có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VIetGap sẽ được dán tem lên bao bì để người tiêu dùng dễ nhận biết và phân biệt các thực phẩm dùng trong bữa ăn.

Rau sạch VIETGAP

Các tiêu chí trong trồng rau sạch VietGap

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn đang lo ngại liệu theo chuẩn VietGap đã thực sự tốt hay chưa. Thực tế VietGap là một quy trình rất khắt khe, để có được chứng nhận VietGap đòi hỏi nhà sản xuất phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu trong đó. Cụ thể trồng rau sạch VietGap bao gồm 10 tiêu chí như sau:

Các tiêu chí trong trồng rau sạch VIETGAP

  • Điều kiện vùng sản xuất: Khu vực sản xuất nằm trong vùng quy hoạch, đất trồng, tưới nước, nước rửa sản phẩm phải được xác định đủ tiêu chuẩn về độ an toàn theo quy định hiện hành.
  • Quản lý đất trồng và và vệ sinh đồng ruộng: Cần có biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất và thực hiện các kỹ thuật trồng trọt. Cần có biện pháp chống ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
  • Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia: sử dụng các phân bón có nguồn gốc rõ ràng, trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý [trường hợp tự sản xuất cần thực hiện đúng phương pháp]. Tuân thủ đúng liều lượng bón cho từng loại cây. Nơi cất giữ phân bón cần đảm bảo an toàn cho người lao động và chất lượng sản phẩm cây trồng.
  • Quản lý sử dụng nguồn nước trong sản xuất: Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Khi phát hiện có nguy cơ ô nhiễm cần thông báo và có biện pháp khắc phục ngay.
  • Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất: Người lao động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất phải được trang bị kiến thức đầy đủ. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp [IPM], quản lý cây trồng tổng hợp [ICM] nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ mua thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng được phép kinh doanh. Khi sử dụng cần tuân thủ đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng phương pháp. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất.
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Đảm bảo thời gian cách ly khi hu hoạch sản phẩm. Sản phẩm sau thu hoạch không được tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm. Rửa sản phẩm bằng nước sạch theo quy định và thùng chứa sản phẩm được làm từ nguyên liệu không gây ô nhiễm, không dùng chung với các thùng chứa chất độc hại.
  • Quản lý và xử lý chất thải: Cần có phương pháp quản lý và xử lý đúng cách, tránh gây ô nhiễm xung quanh
  • Đào tạo và quản lý công tác đào tạo, tuyên truyền: Người tham gia sản xuất phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM]; Quản lý cây trồng tổng hợp [ICM] và Thực hành nông nghiệp tốt [GAP]. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSTP, sản xuất cây trồng an toàn cho mọi đối
  • Ghi Nhật ký sản xuất, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc: phải ghi chép đầy đủ Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký Quản lý sản xuất và lưu giữ hồ sơ. Việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, nhật ký quản lý sản xuất cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có kiểm tra định kỳ. Cần ghi rõ địa chỉ, tên người sản xuất khi bán sản phẩm hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để truy nguyên nguồn gốc. Nếu phát hiện các yếu tố gây ô nhiễm trong sản phẩm vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua, bán sản phẩm; cần thu hồi sản phẩm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm
  • Kiểm tra nội bộ: phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi vụ hoặc mỗi năm một lần

Trên đây là một số thông tin về các tiêu chí trong trồng rau sạch VIETGAP, rất mong nó có thể giúp ích được cho bạn.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nâng cao ý thức người sản xuất, rất nhiều các tiêu chuẩn trong nuôi trồng, sản xuất và chế biến thực phẩm đã được đặt ra. Trong đó có tiêu chuẩn VietGAP, vậy tiêu chuẩn VietGAP là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường hiện nay? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho bạn.

Khái niệm về tiêu chuẩn VietGAP là gì

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục, hướng dẫn các tổ chức hay cá nhân sản xuất, xử lý trước và sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn Vietgap là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt nam [Vietnamese Good Agricultural Practices] quy định về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm và môi trường từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch với từng nhóm sản phẩm gồm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí:

Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp được dùng để đảm bảo thực phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, tuyệt đối an toàn khi đến tay người tiêu dùng.

Môi trường làm việc: đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép người tiêu dùng dễ dàng xác định được sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến khi thành phẩm và đưa ra thị trường. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất.

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các hóa chất và các chất độc hại với cơ thể con người cũng như môi trường. Các sản phẩm được sản xuất và thu hoạch đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng.

Gợi ý tìm hiểu thêm: Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các Tiêu chuẩn VietGAP phổ biến

12 tiêu chuẩn vietgap đáp ứng điều kiện xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là:

  • 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • 2. Giống và gốc ghép
  • 3. Quản lý đất và giá thể
  • 4. Phân bón và chất phụ gia
  • 5. Nước tưới cho cây trồng
  • 6. Hóa chất [gồm phân vô cơ và thuốc BVTV]
  • 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • 8. Quản lý và xử lý chất thải
  • 9. An toàn lao động
  • 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • 11. Kiểm tra nội bộ
  • 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP

Đất canh tác và giá thể

– Tìm vùng đất canh tác có vị trí cao, thoát nước dễ dàng để thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau quả.

– Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động hàng ngày của con người và khu công nghiệp.

– Địa điểm canh tác phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2km, đồng thời cách ly ít nhất là 200m đối với chất thải sinh hoạt thành phố.

– Đảm bảo đất không bị tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá quy định.

– Nếu vùng đất nuôi trồng có chứa kim loại nặng vượt giá trị cho phép, thì phải có những biện pháp canh tác và nuôi trồng hợp lý.

Nước tưới

– Sử dụng nguồn nước tưới từ sông sạch hoặc ao hồ không bị ô nhiễm, hoặc đã được xử lý cẩn thận và phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Sử dụng nước giếng khoan để tưới đối với rau xà lách và các loại rau gia vị.

– Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải được pha bằng nước sạch để tưới.

Con giống

– Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, nếu giống nhập khẩu phải qua kiểm dịch kỹ lưỡng trước khi đem trồng.

– Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.

– Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh, bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Phân bón

– Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau khác nhau, trước khi thu hoạch từ 15 ngày cần kết thúc bón phân.

– Không được dùng phân chuồng tươi hoặc pha loãng phân chuồng tươi để tưới rau, nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau.

– Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đang có hiệu lực hiện hành.

Quy định cụ thể về việc sử dụng phân bón vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được sản xuất bằng cách phối trộn và sử dụng công nghệ xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó lên men với các chủng vi sinh theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

Phòng trừ sâu bệnh

– Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch.

– Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho việc sử dụng các loại thuốc hóa chất. Nhằm đảm bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước và không khí xung quanh.

– Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất từ 5 – 10 ngày, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi người tiêu dùng chọn mua để sử dụng.

– Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp quản lý, khắc phục thích hợp đối với các loại sâu, bệnh.

Sử dụng một số biện pháp khác

– Ngoài việc nuôi trồng trực tiếp ngoài trời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn. Bởi nuôi trồng bằng cách này sẽ có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn và rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau.

– Có thể sử dụng màng nilon để phủ đất hạn chế được tình trạng sâu bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thu hoạch

– Thu hoạch rau quả theo đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng, sau đó loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.

Sơ chế và kiểm tra

– Sau khi thu hoạch rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, được phân loại, làm sạch bằng nước sạch, để ráo sau đó dùng túi sạch để lưu trữ. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Vận chuyển

– Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị hoặc đưa trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.

Bảo quản và sử dụng

– Rau quả nên được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày, rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.

Đối với tình hình thị trường sản xuất và cung cấp các loại thực phẩm và nông sản chưa đảm bảo yêu cầu như hiện nay, thì áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP là điều cần thiết. Bởi điều này tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao hơn, giúp người sản xuất có ý thức hơn trong việc cung cấp các sản phẩm tốt và có lợi ích cho người tiêu dùng.

Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao về chất lượng và độ an toàn, có thể dễ dàng lưu thông trên thị trường trong nước cũng như một số nước nhập khẩu. Điều này làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời giúp người tiêu dùng được bảo vệ an toàn hơn về sức khỏe.

Lợi ích đối với xã hội

– Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam.

– Tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu.

– Làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

– Giúp tăng cường cho ngành chăn nuôi, trồng trọt bền vững; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.

– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ mang lại lợi ích cao giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất và nhà quản lý.

Lợi ích đối với nhà sản xuất

– Phản ứng kịp thời với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất của tất cả các giai đoạn.

– Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối, tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

– Bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.

Lợi ích đối với người tiêu dùng

– Được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Tiêu chuẩn VietGAP mang đến ý nghĩa thiết thực giúp ích cho toàn xã hội, vì vậy tiêu chuẩn này được áp dụng ngày càng nhiều trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giúp doanh nghiệp thuận lợi trong gieo trồng, sản xuất và cung cấp sản phẩm; người tiêu dùng thì mua được những loại rau của quả đảm bảo chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn VietGAP

Tiêu chuẩn VietGap có hiệu lực trong bao lâu?

Hướng dẫn ở Phụ lục 2 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định công bố về hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Kết Luận rằng tùy vào sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa thì tiêu chuẩn Vietgap sẽ có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm hàng hóa được đánh giá giám sát

Giấy chứng nhận VietGAP sẽ có hiệu lực tối đa và không quá 3 năm với điều kiện phải được đánh giá giám sát, hiệu lực còn tùy thuộc vào quy định của tổ chức chứng nhận.

So sánh về sự khác nhau giữa Vietgap cũ và mới

Giống nhau

Vietgap cũ hay mới áp dụng cho vùng sơ chế và sản xuất có 4 điểm chính giống nhau gồm:

  • An toàn thực phẩm
  • An toàn môi trường
  • An toàn cho người lao động
  • Truy xuất được nguồn gốc

Khác nhau

  1. Mục tiêu của tiêu chuẩn VietGAP mới rõ ràng hơn so với VietGAP cũ như:
  2. Bảo quản thuốc BVTV phải có dụng cụ chứa, kho thuốc và chống chảy tràn
  3. Có sơ đồ khu vực sản xuất, nơi chứa: phân bón, thuốc bvtv, dụng cụ sản xuất, máy móc hay nơi sơ chế bảo quản sản phẩm
  4. Lấy mẫu phân tích sản phẩm dựa trên cơ sở đánh giá mối nguy ảnh hưởng quá trình sản xuất
  5. Phân loại ra danh mục nhóm thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất
  6. Sản xuất chè phải loại hết cỏ dại có chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids
  7. Vietgap mới yêu cầu xây dựng tài liệu chi tiết cụ thể rõ ràng hơn so với quy trình VietGAP cũ
  8. Có kế hoạch kiểm soát các mỗi nguy, phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế
  9. Vietgap mới dễ dàng áp dụng hơn so với VietGAP Cũ

Các quy định về tiêu chuẩn vietgap trong trồng trọt

Trồng trọt theo tiêu chuẩn vietgap giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển mạnh hơn trong tương lai, đem lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về lớn mặt xã hội, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, vừa tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng vừa bảo vệ nguồn tài nguyên đất trồng.

Tiêu chuẩn vietgap trồng trọt theo TCVN 11892-1:2017 cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng loại [là loại thuốc, phân bón nằm trong danh mục được sử dụng], đúng liều lượng [theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay kỹ sư nông nghiệp], đúng lúc [thời điểm sinh trưởng của cây], đúng thời gian cách ly [thời gian không sử dụng thuốc bvtv]

Yêu cầu chính về an toàn

  • Thực phẩm an toàn không gây nguy hại hoặc gây phản ứng ngộ độc ảnh hưởng người tiêu dùng
  • An toàn cho môi trường sống xung quanh hệ sinh thái
  • An toàn đối với lao động trực tiếp sản xuất canh tác nông nghiệp
  • Việc truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm đảm bảo

Phạm vi áp dụng

Theo TCVN 11892-1:2017 thì tiêu chuẩn vietgap trong trồng trọ áp dụng phạm vi cho hoạt động canh tác, sản xuất nông sản nguồn gốc thực vật như:

Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?

Tiêu chuẩn Vietgap là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt nam [Vietnamese Good Agricultural Practices] quy định về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm và môi trường từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch với từng nhóm sản phẩm gồm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ...

Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP giúp phát triển như thế nào?

Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt đặt ra những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản ...

Sử dụng nhà lưới và màng nilon phủ đạt trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa gì?

Sử dụng màng nilon để phủ đất giúp hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng nhà kính, nhà lưới để che chắn: nhà kính, nhà lưới giúp hạn chế sâu, bệnh, sương giá, cỏ dại, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Vườn rau VietGAP là gì?

VietGAP [viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practice] là một bộ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành đối với từng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.

Chủ Đề