Các nền công nghiệp mũi nhọn là gì

Tọa đàm còn có sự tham gia của nhiều đại diện Hiệp hội, Tập đoàn nhà nước - là những ngành, lĩnh vực được xác định là ngành mũi nhọn như: Hiệp hội phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam; Hiệp hội Thép; Hiệp hội Nhựa; Hiệp hội cơ khí; Hiệp hội Dệt may; Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam;…

Đồng chí Phó Trưởng Ban Nguyễn Đức Hiển chủ trì tọa đàm

Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đức Hiển thay mặt Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án cũng như Tổ Biên tập cảm ơn đại diện các Hiệp hội đã tham gia Tọa đàm. Đồng chí cho biết: Thực hiện quyết định số 05-QĐ/TW ngày 05/4/2021 của Ban Bí thư Trung ương về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, theo chương trình công tác của BCH Trung ương Khóa XIII, Đề án sẽ được trình Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2022. Hiện nay, Thường trực Tổ Biên tập Đề án đã chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng Đề án. Trong chuỗi những hoạt động nghiên cứu đó, buổi Tọa đàm hôm nay nhằm có thêm luận cứ để phân tích, đánh giá việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về lựa chọn và phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn từ 2001 đến nay.

Đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án: Những chủ trương, đường lối lớn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được chỉ đạo xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Tuy nhiên hiện nay chưa có một Nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này. Trong Đề án, một nội dung rất quan trọng là cần phải đánh giá lại toàn bộ chủ trương, chính sách và kết quả đạt được khi thực hiện phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Qua nghiên cứu sơ bộ, chúng ta đã xác định được nhiều ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhưng đồng thời lại thiếu vắng những chính sách cụ thể.

Đồng chí Phó Trưởng Ban đề nghị các đại diện Hiệp hội trao đổi thẳng thắng, tập trung vào một số nhóm lĩnh vực như: Thứ nhất, đánh giá những chủ trương, chính sách phát triển của ngành đã đầy đủ chưa? Những vấn đề gì còn vướng mắc? Thứ hai, từ những kết quả phát triển của ngành trong thời gian qua, có những vấn đề lớn gì cần đặt ra trong thời gian tới, và nếu tiếp tục xác định ngành ưu tiên thì cần lưu ý những chủ trương, chính sách lớn gì?

Cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đồng chí Nguyễn Đức Hiển cho rằng hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ quá phụ thuộc vào những doanh nghiệp nước ngoài và giá trị gia tăng của khu vực FDI cho kinh tế Việt Nam rất thấp dù doanh thu xuất khẩu cao.

.JPG]

Quang cảnh tọa đàm

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chia sẻ một số vấn đề lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần để có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như tiêu chuẩn hạ tầng cơ sở nhà máy, tiêu chuẩn về trang thiết bị, quy trình công nghệ, lao động, môi trường… Những tiêu chuẩn này phải gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và nếu đáp ứng được 17 mục tiêu này thì đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Những đại diện Hiệp hội khác cũng đã có nhiều ý kiến liên quan đến ngành của mình, như những vấn đề về tiếp cận và vay vốn; vấn đề kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với những Tập đoàn đa quốc gia đang có mặt ở Việt Nam; vấn đề nguồn lao động chất lượng cao;…

Kết thúc Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đức Hiển cho biết những quan điểm, đánh giá của các Hiệp hội rất hữu ích cho Ban Kinh tế Trung ương; Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án cũng như Tổ Biên tập. Đồng chí đề nghị các Hiệp hội tiếp tục hoàn thiện báo cáo của mình, đặc biệt đề xuất những ý kiến thẳng thắn, trực diện đánh giá những điểm chưa được cụ thể hóa, hoặc những điểm chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay trong những cơ chế, chính sách hiện đang được vận hành; đánh giá hiện trạng, năng lực của ngành; đề xuất những quan điểm, chính sách, chủ trương lớn cho ngành của mình.

Theo Quyết định 55/2007/QĐ-TTg, các ngành công nghiệp ưu tiên được áp dụng một số chính sách khuyến khích phát triển về đất đai, xúc tiến thương mại, nghiên cứu-triển khai. Cụ thể, về đất đai, ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất trong các khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án sản xuất được đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu [kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất] đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về xúc tiến thương mại, các ngành công nghiệp ưu tiên được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế [thông qua các hiệp hội ngành hàng]; giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website của Bộ Công nghiệp và các Sở Công nghiệp; trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và của các địa phương.

Về nghiên cứu-triển khai, ngân sách hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo các quy định hiện hành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu-triển khai liên quan đến ngành công nghiệp chủ lực, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ chuyển giao công nghệ; thiết lập và bổ sung, tăng cường năng lực các cơ quan khoa học công nghệ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ngân sách địa phương hỗ trợ sản xuất thử nghiệm [sản phẩm mới; nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu] nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

Quyết định 55/2007/QĐ-TTg nêu rõ, đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn, áp dụng chính sách của các ngành công nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí [không quá 50% vốn đầu tư] đối với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất.

Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020:

Chủ Đề