Triệu chứng tức ngực ói ở trẻ là bệnh gì năm 2024

Đau bụng và nôn ở trẻ em nhiều khi lại là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Biểu hiện trẻ bị đau bụng, nôn

Biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ.

- Trẻ chưa biết nói: Biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn.

- Trẻ lớn: Trẻ có thể nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.

Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy khi trẻ bị đau bụng, nôn. Ảnh minh họa

Vì sao trẻ đau bụng, nôn?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng và nôn ở trẻ em là viêm dạ dày – ruột cấp do virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus… Nôn trớ do viêm dạ dày – ruột nhiễm khuẩn thường bắt đầu đột ngột và hồi phục trong vòng 24 giờ. Các biểu hiện khác như tiêu chảy phân nhầy máu, sốt hoặc đau bụng sẽ xuất hiện đồng thời hoặc sau 12-24 giờ.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ cũng gây đau bụng, nôn. Trẻ bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng có thể có nhầy máu. Trẻ có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C.

Chế độ ăn không phù hợp, dị ứng thức ăn, hay độc chất hoặc dùng thuốc quá liều cũng là nguyên nhân thường gặp gây nôn trớ và đau bụng ở trẻ em.

Trẻ mắc bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần phải nhanh chóng phẫu thuật như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột…

Khi nào đưa trẻ đau bụng, nôn tới viện?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua, cha mẹ cần đưa trẻ tới viện khi:

- Trẻ bị đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn, vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

- Trẻ nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

- Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhầy máu hoặc có biểu hiện mất nước.

Biểu hiện đau bụng ở trẻ chưa biết nói có thể là quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đau bụng, nôn tại nhà?

Khi trẻ bị đau bụng, nôn cha mẹ cần làm những việc sau tại nhà:

- Trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Không cho trẻ uống thuốc giảm đau, cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

- Cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải [Oresol]. Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

- Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hóa của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.

- Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.

- Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tức ngực khó thở là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp hoặc vận động mạnh quá sức gây nên. Nếu chỉ có một mình dấu hiệu tức ngực, khó thở thì không thể kết luận được nguyên nhân mà còn cần cần thêm các dấu hiệu khác như: Khi nào cảm thấy tức ngực khó thở? Có đang mắc bệnh lý nào không? Các cơn đau dài hay ngắn? và đi xét nghiệm với có thể chắc chắn bạn đang mắc bệnh gì.

Những cơn tức ngực, khó thở gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu, không thể ăn uống, nghỉ ngơi bình thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc. Đây có thể là những triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm như:

Rối loạn mỡ máu: Rối loạn mỡ máu là căn bệnh không chỉ xảy ra với người tăng cân, béo phì mà có thể xảy ra với tất cả mọi người. Đây là căn bệnh thường có dấu hiệu tức ngực khó thở và có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau tức ngực nhiều lần, mỗi lần kéo dài từ 10 – 15 phút thì hãy mau đi khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

Tắc đường hô hấp: Xảy ra khi có vật lạ rơi vào đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở, ho dữ dội, mặt mày tím tái. Khi gặp trường hợp này, bạn phải tiến hành sơ cứu để đẩy dị vật ra ngoài. Tắc đường hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nên rất cần mọi người đề phòng.

Các bệnh lý: Những căn bệnh như tiểu đường, suy gan, suy thận, viêm phổi, … là nguyên nhân gây ra dấu hiệu tức ngực khó thở. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần kết hợp chữa bệnh và thói quen sinh hoạt hợp lý để bệnh tình thuyên giảm.

Thiếu máu: Tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể sẽ gây ra tình trạng tức ngực khó thở. Thiếu máu có thể do hoạt động mạnh dừng đột ngột, do ăn uống hoặc do di truyền. Khi gặp trường hợp này, cần nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi một lát để điều hòa nhịp tim và làm giảm cơn đau.

Căng thẳng, lo lắng: Công việc, học tập, thi cử quá căng thẳng có thể gây ra những cơn tức ngực khó thở. Trường hợp này còn xảy ra với những người bị rối loạn chức năng thần kinh hoặc bệnh tim bẩm sinh. Để phòng ngừa, chúng ta nên giữ tâm trạng thoải mái, không nên tham gia các hoạt động mạnh để phòng tránh những cơn đau đột ngột.

Thói quen xấu: Thức khuya, dậy muộn, ăn uống không điều độ, sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống kích thích, thuốc lá, … là những nguyên nhân gây ra các bệnh như rối loạn mỡ máu, viêm phổi, suy gan, tiểu đường, … và gây ra những cơn đau tức ngực. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe.

Nếu là tức ngực khó thở buồn nôn thì sao?

Những cơn tức ngực, khó thở, buồn nôn diễn ra lần đầu rất khó xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi khám để đề phòng trường hợp nguy hiểm.

Theo các thống kế, những nguyên nhân gây ra tức ngực khó thở buồn nôn có thể là:

- Gặp các vấn đề về tim: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh động mạch vành, sa mạc van hai lá, …

- Gặp các vấn đề về phổi: viêm phổi, viêm phế quản, co thắt phổi, rò rỉ không khí vào phổi, …

- Hệ tiêu hóa: sỏi mật, ợ nóng, trào ngược acid, viêm túi mật, tụy, rối loạn thực phẩm, …

- Xương & cơ: gãy xương, đau xương, đau cơ, …

- Nguyên nhân khác: hoảng loạn, sợ hãi, phát ban, zona thần kinh, tắc nghẽn mạch máu, …

Khi gặp những cơn đau tức ngực, bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân bằng các cách:

Đau tim: Các cơn đau tim tạo ra cảm giác áp suất bị đè nén trong ngực, gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thở gấp, … Trong trường hợp đau tim, hãy lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu hoặc uống thuốc đã được kê đơn có sẵn.

Đau thắt ngực: Với những cơn đau thắt ngực, hãy đặt một viên nitroglycerin dưới lưỡi và xem tình trạng có thuyên giảm hay không. Nếu mắc bệnh đau thắt ngực mãn tính, hãy cho người bệnh uống nitroglycerin 3 lần, mỗi lần cách 5 phút. Nếu tình trạng không chuyển biến tốt, hãy đưa bệnh nhân đi bệnh viện.

Trào ngược acid: Các cơn đau tim rất dễ nhầm lẫn với trào ngược acid nên hãy đưa người bệnh đi cấp cứu khi có bất kỳ dấu hiệu như khó thở, buồn nôn, đau hàm, đau cánh tay… Tức ngực, buồn nôn còn có thể xảy ra khi say tàu xe, mang thai, ngộ độc thực phẩm. Do đó, để chẩn đoán bệnh chính xác, cách duy nhất đó là đưa người bệnh đến các cơ sở y tế.

\>>> Gợi ý có thể bạn đang cần:

  • Các mẫu máy tạo oxy giá rẻ bán chạy nhất hiện nay
  • Máy tạo oxy Reiwa 5 lít K5BW được nhiều người tin dùng

Triệu chứng tức ngực khó thở khi mang thai có nguy hiểm

Tình trạng khó thở khi mang thai là một tình trạng rất hay xảy ra người mang thai và thường kéo dài cho đến hết thai kỳ. Đây là một tình trạng bình thường, tuy nhiên có thể gây ra lo lắng, sợ hãi cho người mẹ vì chưa hiểu hết hiện tượng này.

Nguyên nhân

Thay đổi hormone: trong giai đoạn đầu mang thai, hormone progesterone hoạt động mạnh gây ra tình trạng khó thở khi mang thai. Điều này không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhưng sẽ khiến các mẹ cảm thấy rất khó chịu, không thể thở bình thường thoải mái. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ nên các mẹ phải tập làm quen với nó.

Cổ tử cung lớn dần: tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, chèn ép cơ hoành gây ra tình trạng khó thở. Nếu bạn không biết, cơ hoành là cơ quan kết nối với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi cơ hoành lớn dần, phổi bị chèn ép nên không thể hoạt động thoải mái, gây ra khó thở. Một số trường hợp thai nhi đạp quá mạnh khiến mẹ ngất vì không khí không kịp vào phổi.

Thiếu máu: khi mang thai, cơ thể mẹ bị thiếu một lượng sắt lớn gây ra thiếu máu. Dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu sắt đó là xanh xao, chóng mặt, chảy máu chân răng, móng tay dễ gãy, … Thiếu sắt có thể gây ra những triệu chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phải bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bằng vitamin, thực phẩm và trái cây để ngăn chặn những cơn chóng mặt, buồn nôn.

Phải làm gì khi bị tức ngực khó thở khi mang thai

- Chọn những loại quần áo rộng rãi, thoải mái, không có mùi khó chịu - Không làm việc nặng, chạy nhanh, hấp tấp gây áp lực cho cơ thể - Lót một chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi - Kê cao chân để máu lưu thông tốt - Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, yoga cho bà bầu - Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như đai đeo đỡ bụng bầu - Ngồi thẳng lưng, hơi đẩy vai về phía trước để giảm áp lực cho cơ hoành, giúp không khí đi vào phổi nhiều hơn - Giữ tinh thần vui vẻ, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý - Đi khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

- Tức ngực, khó thở là một hiện tượng thông thường khi mang thai. Tuy nhiên, phải đi gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra những trường hợp sau:

- Tức ngực, khó thở kèm theo sốt, ho ra đờm có màu vàng hoặc màu xanh lá

- Khó thở đi kèm với da chân chuyển màu đỏ, sưng to

- Thai phụ có tiền sử huyết áp thấp: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

- Thai phụ đang mắc các bệnh: hen suyễn, tăng huyết áp

Nếu tình trạng kéo dài mãi không khỏi, những cơn đau, ho liên tục không khỏi, đặc biệt là dấu hiệu bàn chân sưng đỏ và to, chúng ta cần đưa thai phụ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các trường hợp chuyển biến xấu.

Chủ Đề