Trẻ bị ung thư máu sống được bao lâu

Giai đoạn của bệnh ung thư máu được đặc trưng bởi số lượng và mức độ tích tụ của tế bào ung thư ở các cơ quan khác như gan hoặc lá lách. Giai đoạn bệnh bạch cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa ra các lựa chọn điều trị.

Ung thư máu là căn bệnh ảnh hưởng đến chức năng, khả năng phát triển và phân chia các tế bào máu trong cơ thể. Đa số các loại ung thư máu đều khởi phát ở tủy xương, nơi sản xuất các tế bào máu. Tế bào ung thư máu không còn thực hiện chức năng chống nhiễm trùng và hạn chế chảy máu cho cơ thể.

Tế bào gốc trong tủy xương phát triển thành 3 loại chính, đó là hồng cầu, bạch cầutiểu cầu. Trong bệnh ung thư máu, quá trình phát triển của các tế bào máu khỏe mạnh bị gián đoạn bởi mức độ tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.

2.1. Bệnh bạch cầu

Là một loại ung thư được tìm thấy trong máu và tủy xương, gây ra bởi tăng sinh bạch cầu quá mức. Những bạch cầu này không có khả năng chống lại nhiễm trùng, gây cản trở khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu tại tủy xương.

2.2. Ung thư hạch bạch huyết

Là một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ miễn dịch [giúp loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và tạo tế bào miễn dịch]. Lympho là một loại bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng. Các tế bào bất thường phát triển và trở thành tế bào ung thư trong hệ bạch huyết. Theo thời gian, các tế bào này sẽ phá hủy dần hệ bạch huyết.

2.3. Đa u tủy xương

Là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma. Tế bào plasma có tác dụng chống lại bệnh tật, nhiễm trùng và tạo kháng thể. Đa u tủy xương làm sản sinh các tế bào myeloma. Các tế bào này không tạo ra kháng thể làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.

Đa u tủy xương là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma

Các giai đoạn của ung thư máu được phân chia dựa trên triệu chứng và mức độ di căn của bệnh. Ung thư máu được chia làm 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Ung thư máu giai đoạn 1 đánh dấu sự gia tăng kích thước của hạch bạch huyết. Hiện tượng này xảy ra bởi vì sự tăng lên đột ngột của các tế bào lympho. Mức độ bệnh ở giai đoạn này còn nhẹ khi khối u chưa lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, kích thước của gan, lách và hạch bạch huyết tăng lên. Khối u lan ra không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan nhưng ít nhất đã ảnh hưởng một cơ quan trong cơ thể. Lượng bạch cầu lympho trong máu ở giai đoạn này là rất cao.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và các cơ quan hạch bạch huyết, gan, lách tiếp tục tăng kích thước. Có ít nhất 2 bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối, mức độ biểu hiện của bệnh là cao nhất. Lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm rất nhanh. Bên cạnh các cơ quan bị ảnh hưởng khác, đến giai đoạn này phổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu cũng trở nên trầm trọng hơn.

4.1. Giai đoạn bệnh trong bệnh bạch cầu lympho mãn tính [CLL]

Theo hệ thống Rai, các giai đoạn của bệnh bạch cầu lympho mãn tính được xác định bởi 3 yếu tố chính là số lượng tế bào lympho trong máu; tăng kích thước các hạch bạch huyết, lá lách hoặc gan; các rối loạn máu thiếu máu [quá ít tế bào hồng cầu] hoặc giảm tiểu cầu [quá ít tiểu cầu].

Nhìn chung, CLL bắt đầu với chứng tăng lympho bào [lymphocytosis], do có quá nhiều tế bào lympho tồn tại trong cơ thể. Số lượng hơn 10.000 tế bào lympho trên mỗi mẫu xét nghiệm máu được coi là quá cao và trở thành tiêu chuẩn cho giai đoạn 0. 5 giai đoạn được dán nhãn bằng chữ số La Mã 0-IV:

  • Giai đoạn 0: Mức độ của các tế bào lympho quá cao, thường hơn 10.000 trong một mẫu xét nghiệm. Không có triệu chứng khác vào thời điểm này, số lượng các loại tế bào máu khác là bình thường.
  • Giai đoạn I: Ngoài mức độ cao của tế bào lympho [lymphocytosis], các hạch bạch huyết bị sưng. Mức độ hồng cầu và tiểu cầu vẫn bình thường.
  • Giai đoạn II: Số lượng tế bào lympho vẫn còn cao. Vào giai đoạn này, gan hoặc lá lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn III: Lượng tế bào lympho dư thừa bắt đầu lấn át các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn IV: Mức độ hồng cầu và tiểu cầu giảm xuống dưới mức bình thường, gây thiếu máu và giảm tiểu cầu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.

Hệ thống Rai phân chia các giai đoạn bệnh bạch cầu lympho mãn tính có thể được đơn giản hóa thành các loại nguy cơ thấp [giai đoạn 0], trung bình [giai đoạn I và II] và cao [giai đoạn III và IV]. Các bác sĩ có thể sử dụng phân loại này để giúp xác định khi nào bắt đầu điều trị.

4.2. Giai đoạn ung thư bạch cầu myeloid mãn tính [CML]

Để xác định chính xác giai đoạn CML, bác sĩ sử dụng các xét nghiệm máu và tủy xương để nắm số lượng tế bào bị bệnh. Có 3 giai đoạn của CML là:

  • Mạn tính: Đây là giai đoạn sớm nhất của CML. Phần lớn bệnh nhân CML được chẩn đoán trong giai đoạn này mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đặc biệt là mệt mỏi.
  • Tăng tốc: Nếu CML không đáp ứng tốt với điều trị trong giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn dẫn đến giai đoạn tăng tốc. Tại thời điểm này, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bứt phá [blastic]: Đây là giai đoạn biểu hiện mạnh mẽ nhất của bệnh bạch cầu myeloid mãn tính. Blastic xảy ra khi có hơn 20 % myeloid hoặc lympho tồn tại trong cơ thể. Các triệu chứng tương tự như các bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.

Xạ trị là phương pháp có thể được lựa chọn trong điều trị ung thư máu

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, mức độ lây lan và sức đề kháng của cơ thể. Các lựa chọn chính là:

5.1. Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong máu và tủy xương. Thuốc được cung cấp qua các con đường:

  • Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp;
  • Thuốc uống;
  • Tiêm thuốc vào dịch não tủy.

5.2. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu hoặc ngăn chúng phát triển. Bác sĩ có thể thực hiện chiếu tia một phần hoặc toàn bộ cơ thể tùy vào mức độ bệnh.

5.3. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, giúp hệ thống miễn dịch tìm và tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc như Interleukin và Interferon làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại bệnh bạch cầu.

5.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Là phương pháp sử dụng thuốc tác động trực tiếp vào các gen hoặc protein đặc trưng của các tế bào ung thư. Việc làm này giúp ngăn chặn các tín hiệu phát triển và phân chia, cắt đứt nguồn cung cấp máu hoặc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư.

5.5. Ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp sử dụng tế bào gốc thay thế các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ được điều trị bằng hóa trị liệu liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong tủy xương. Sau đó, bạn sẽ nhận được các tế bào gốc mới qua đường tĩnh mạch. Chúng sẽ phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh.

5.6. Phẫu thuật

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lá lách nếu nó chứa đầy các tế bào ung thư và di căn vào các cơ quan lân cận. Thủ tục này được gọi là cắt lách.

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm gen và các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe, khách hàng sẽ được:

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ;
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm;
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác;
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa bệnh.

Với hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị của người bệnh tại Vinmec trở nên nhanh chóng với hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Hematology.org; webmd.com; indushealthplus.com; cancercenter.com

XEM THÊM:

Theo kết quả khảo sát gần đây tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế cho thấy tỉ lệ mắc mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Trong số đó, ung thư máu chiếm vị trí hàng đầu về ung thư trẻ em ở hầu khắp các vùng.

Bệnh viện là nhà

Chúng tôi đến khoa Ung bướu [Bệnh viện Nhi Trung ương] đúng lúc các bệnh nhi bị mắc chứng ung thư máu đến giờ tiêm, truyền dịch. Bé nào nhìn thấy bác sĩ, ống truyền cũng đều sợ hãi, khóc thét. Cả bác sĩ, cha mẹ phải dỗ dành, nịnh đủ kiểu rồi phải dùng cả “bạo lực” giữ chặt thì bác sĩ mới có thể tiêm được.

Bé Phạm Thu Hạnh năm nay mới 9 tuổi, quê ở Thái Nguyên đang cặm cụi ngồi vẽ, nhìn thấy cô y tá đẩy xe tiêm đi vào đã vội vàng rụt ngay tay lại. Anh Phạm Văn Vinh, bố cháu Hạnh than thở: “Cháu lúc nào cũng đòi về đi học cùng các bạn. Tôi động viên phải chịu khó truyền mới nhanh được về, cháu chịu nghe lời, nhưng mỗi khi bắt đầu truyền lại thế, lại phải động viên, dỗ dành. Khổ, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà thì làm sao mà đi học được nữa”.

Ở giường bệnh đối diện, cháu Nguyễn Kim Sơn, 13 tuổi ở Cổ Nhuế vẫn còn mặc nguyên chiếc áo đồng phục ngồi trầm ngâm. Sơn không sợ đau buốt khi truyền dịch, cậu bé chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để được đến trường cùng bè bạn.

Tăng nhanh không rõ căn nguyên

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, ung thư máu chiếm 42% tỷ lệ trẻ em ung thư nhập viện hàng năm và số trẻ bị ung thư máu năm sau cao hơn năm trước với số mắc mới hàng năm là 180 bệnh nhi.

Bác sĩ Bùi Ngọc Lan – Phó trưởng Khoa Ung bướu cho biết, ung thư máu là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư mà Khoa Ung bướu điều trị. Trung bình tại đây, bệnh nhân ung thư máu chiếm khoảng 50%. Những đợt cao điểm, tỷ lệ lên tới 70%. Chỉ 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng có ít nhất 50 bệnh nhi điều trị. Đa phần bệnh nhi tập trung lứa tuổi từ 3-5 tuổi.

Có chữa khỏi?

Hiện thuốc điều trị ung thư được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm. Để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi, cần không dưới 20-30 triệu đồng.

Đầu tháng 8 tới, Viện Nhi Trung ương sẽ tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhi. Đây là một tin vui với bệnh nhân ung thư máu, bởi ghép tủy được coi là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân bạch cầu cấp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp có thể chữa khỏi từ 80 – 85%. Tại Việt Nam, dựa theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi trong 5 năm qua, kết quả điều trị đạt khoảng 60 – 62%.

Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng [thiếu máu, xuất huyết…], thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể.

Khi bị bệnh bạch cầu, bệnh nhân có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường nên không có đủ hồng cầu để mang oxygen tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu khiến bệnh nhi nhợt nhạt, yếu sức. Không có đủ tiểu cầu, bệnh nhi dễ bị chảy máu, bầm tím da.

“Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thường phải qua thăm khám lâm sàng và chiếu chụp. Tuy nhiên, khi đột nhiên thấy trẻ có triệu chứng sốt, rét run và những biểu hiện giống như cảm cúm khác, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi [đặc biệt là về đêm]… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của ung thư máu”, BS Bùi Ngọc Lan cảnh báo.

Ung thư máu có hai thể, những bệnh nhân có số lượng bạch cầu dưới 50.000m3/lít máu, không có biểu hiện của di căn nặng thuộc thể nhẹ. Di căn là dấu hiệu của thể bệnh nặng. Nếu đáp ứng điều trị tốt sau hai tuần bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Còn bệnh khỏi hẳn hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình điều trị tiếp theo của bệnh nhân. Càng phát hiện sớm, kết quả điều trị càng hiệu quả hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân ung thư máu cần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Ung thư máu

Video liên quan

Chủ Đề