Bài cổng trường mở ra tác giả là ai

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

[Lí Lan]

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả 

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học [M.A.] Anh văn ở Đại học Wake Forest [Mỹ].

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc – Long An], năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Năm1991, chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang, đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Mỹ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo tuổi trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng [năm 1978]. Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát [in chung với Trần Thùy Mai] xuất bản năm 1983 [Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội]. Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ [Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984] được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005] được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

2. Tác phẩm

Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín...

Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi [trích Những tấm lòng cao cả] của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

3. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội - nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được [mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…].

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ [tức bà ngoại của em bé bây giờ] đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Văn bản Cổng trường mở ra được VnDoc đăng tải nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Văn bản Cổng trường mở ra

  • 1. Văn bản Cổng trường mở ra
  • 2. Tìm hiểu chung tác phẩm Cổng trường mở ra
  • 3. Đọc - hiểu văn bản Cổng trường mở ra
  • 4. Bài tập minh họa bài Cổng trường mở ra
  • 5. Soạn văn, soạn bài Cổng trường mở ra

1. Văn bản Cổng trường mở ra

2. Tìm hiểu chung tác phẩm Cổng trường mở ra

a/ Vị trí: Trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/09/2000.

b/ Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.

c/ Bố cục: Gồm 2 phần

- Phần 1: Từ đầu..."ngày đầu năm học": Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng.

- Phần 2: “Còn lại”: Tình cảm của mẹ đối với con và cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

d/ Tóm tắt

Đêm trước ngày khai trường con vào lớp 1, người mẹ không ngủ được. Ngắm nhìn con ngủ say, lặng người mẹ bồi hồi xúc động. Nhớ lại những việc làm của con ngày thường. Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên của mẹ. Lo cho tương lai của con. Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của xã hội – nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó chính là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ với tương lai đứa con.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài Tóm tắt Cổng trường mở ra

3. Đọc - hiểu văn bản Cổng trường mở ra

a/ Đọc – giải nghĩa từ khó

- Đọc: Nhỏ nhẹ, tha thiết và chậm rãi.

- Giải nghĩa từ khó "Háo hức": Ở trạng thái, tình cảm vui, phấn khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng muốn làm điều đó.

- "Nhạy cảm": Cảm nhận rất nhanh và tinh tường bằng các giác quan và bằng cảm tính.

- "Can đảm": Có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn.
b/ Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng

So sánh

Mẹ

Con

Tâm trạng

- Thao thức, chuẩn bị đồ dùng cho con, trằn trọc suy nghĩ

→ Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc, suy nghĩ miên man

Không có mối bận tâm nào

→ Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng

c/ Tình cảm của mẹ đối với con

- Mẹ yêu thương, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con.

d/ Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ

- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.

- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.

- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.

* Tổng kết

Nội dung

- Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con.

- Nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

Nghệ thuật

- Sử dụng độc thoại, tự bạch.

- Ngôn ngữ giàu chất biểu cảm.

- Phương thức diễn đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

4. Bài tập minh họa bài Cổng trường mở ra

Đề bài: Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài văn "Cổng trường mở ra" của Lý Lan

a/ Mở bài

- Bài văn "Cổng trường mở ra" của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 01 – 09 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

b/ Thân bài

- Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ

+ Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức.

+ Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng.

+ Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

- Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ

+ Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa.

+ Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

+ Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn.

+ Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng.

- Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường

+ Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người.

+ Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người.

+ Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước…

c/ Kết bài

- Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ.

- Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.

5. Soạn văn, soạn bài Cổng trường mở ra

  • Tóm tắt bài Cổng trường mở ra
  • Soạn bài Cổng trường mở ra
  • Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn
  • Cảm nhận về bài Cổng trường mở ra
  • Em hãy kể câu chuyện hoặc viết bài văn ngắn khoảng 500 chữ về thế giới kì diệu sau cánh cổng trường
  • Ý nghĩa nhan đề Cổng trường mở ra [Lý Lan]
  • Phân tích người mẹ trong Cổng trường mở ra

---------------------------------------------

Với nội dung bài Cổng trường mở ra các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Cổng trường mở ra…

Video liên quan

Chủ Đề