Trần ngọc quế là ai

TS. BS. TRẦN NGỌC QUẾ

Chức vụ hiện tại

Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Phụ trách Văn phòng Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ y học, chuyên ngành Huyết học – Truyền máu

Quá trình công tác

  • 01/08/1997 – 04/2004: Bác sĩ Viện Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai.
  • 12/05/2004 -15/02/2006: Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Đối ngoại, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • 16/02/2006 – 08/3/2013: Trưởng khoa Thu gom máu/Hiến máu và các Thành phần máu, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • 12/4/2012 – 12/12/2016: Phó Giám đốc Trung tâm/Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • 13/12/2016 đến nay: Giám đốc Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • 04/04/2018 – 30/6/2021: Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • Từ 01/7/2021 đến 3/2022: Phụ trách Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • Từ 8/3/2022: Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • 01/10/2020 đến nay: Kiêm nhiệm Phụ trách Văn phòng Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu TW
  • Là giảng viên thỉnh giảng:
    • Trường Đại học Y Hà Nội [2016 đến nay]
    • Trường Đại học Y dược Thái Bình [2016 đến nay]
    • Trường Đại học Y tế Công cộng [2019 đế nay]
    • Khoa Y dược, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [2019 đến nay]
  • Công tác khác:
    • Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ từ 2007 đến nay
    • Uỷ viên BCH Hội Huyết học – Truyền máu TW khóa VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022

 Lĩnh vực chuyên môn thế mạnh

  • Truyền máu
  • Tế bào gốc và ghép tế bào gốc
  • Huyết thanh học nhóm máu

Thành tích nổi bật trong hoạt động chuyên môn

  • Huân chương Lao động hạng Ba [2016]
  • Thầy thuốc ưu tú [2017]
  • Bằng khen Thủ tướng Chính phủ [2010]
  • Kỷ niệm Chương: Vì thế hệ trẻ [2006], Vì sức khỏe nhân dân [2019], Vì sự nghiệp Chữ thập đỏ VN [2011]
  • Đạt danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” của Trung ương Đoàn TNCSHCM [2011]; Danh hiệu “Người tốt việc tốt” của Thành Đoàn Hà Nội [1997]; Giải thưởng “Khi Tổ quốc cần” và Giải thưởng “Đặng Thùy Trâm” của Hội LHTNVN Thành phố Hà Nội năm 2011…
  • 02 Danh hiệu Chiến sỹ thi đua Bộ Y tế – 2010 và 2016; 14 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
  • Là thành viên nhóm tác giả đạt Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2016: giải Nhất trong lĩnh vực Y dược

Cảm ơn anh. Alo hoàn toàn không thu phí của khách hàng cần sử dụng dịch vụ. Anh chị có thể thoải mái để tìm liên hệ mà không lo lắng mất phí trung gian nhé

Chiều 21-9, chị La Thị Hồng Anh, ở phường An Bình, quận Ninh Kiều [TP Cần Thơ] cho biết, em gái chị là L.T.H. Đ. hiện đang học lớp 7 tại trường THCS Trần Ngọc Quế. Hơn một năm nay em gái chị và vài bạn nữ khác đã bị em L.T.P.Y. học sinh lớp 8 cùng trường đe dọa mỗi ngày phải nộp cho Y. từ 10.000 - 20.000 đồng, nếu không nộp sẽ “bị xử”. Do lo sợ nên em chị và những bạn khác đã giấu gia đình và liên tục nộp tiền cho em Y. Gần đây chị phát hiện tình trạng em mình bị “vòi” tiền một cách bất hợp lý và báo cáo sự việc cho Ban giám hiệu nhà trường. Thế nhưng nhà trường không có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Cùng đường nên chị Hồng Anh và những phụ huynh khác tìm đến Công an phường An Bình nhờ can thiệp.


Chị La Thị Hồng Anh

Theo ông Phan Thanh Hồng, Trưởng Công an phường An Bình, sau khi nhận được phản ánh của một số phụ huynh ở trường THCS Trần Ngọc Quế có con em bị “vòi” tiền suốt thời gian dài, công an phường đã phối hợp cùng cảnh sát khu vực âm thầm theo dõi và ngày 16-9-2013 đã bắt được em L.T.P.Y. nhận tới 70.000 đồng của em T.T.H.T [học sinh lớp 7] ngay trong trường. Sau đó, công an phường đã mời tất cả các em, giáo viên của trường và phụ huynh… về trụ sở để lấy lời khai.

“Lúc này chúng tôi mới phát hiện em L.T.P.Y đứng đầu nhóm khoảng 8 em, thường xuyên đe dọa các em khác ở trường để “vòi” tiền từ 10.000 - 20.000 đồng/ngày, gần đây tăng lên 70.000 đồng. Đây là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ [dưới 14 tuổi] nên chưa thể xử phạt. Vì vậy công an đã báo cáo với Đảng ủy, UBND phường và đề nghị nhà trường, cùng các phụ huynh có biện pháp quản lý, giáo dục chặt hơn”- ông Phan Thanh Hồng nói.

Chị La Thị Hồng Anh, bức xúc: “Khi phát hiện sự việc, chị cùng các phụ huynh khác từng đến trường dự định gặp em L.T.P.Y trò chuyện khuyên em không “vòi” tiền các bạn nữa. Thế nhưng bị thầy Huỳnh Văn Quới, Hiệu phó Trường THCS Trần Ngọc Quế ngăn cản. Thầy Quới còn thách thức phụ huynh đi thưa… và nhà trường không sợ”. Khi phóng viên trực tiếp đến trường này để tìm hiểu cụ thể sự việc, cũng bị thầy Quới phản ứng tiêu cực: “Đây là chuyện nhảm nhí, báo chí tới làm gì? Trường này không cần học sinh đến học, nếu phụ huynh không tin thì đưa con em mình sang trường khác…”.

Trước đó, khi làm việc với chúng tôi, Công an phường An Bình cũng cho biết, việc học sinh nữ lập nhóm để “vòi” tiền nhau được biết khá lâu. Song, do nhà trường thiếu hợp tác [trong đó thái độ làm việc của thầy Quới rất khó chịu] khiến tình hình càng thêm phức tạp.

Trường THCS Trần Ngọc Quế

Đem những phản ánh trên, chúng tôi tìm gặp cấp quản lý của trường THCS Trần Ngọc Quế. Bà Phạm Thị Thiện, Phó phòng GD-ĐT quận Ninh Kiều cho biết, đã nghe chuyện học sinh nữ “vòi” tiền xảy ra ở trường này và đang yêu cầu ban giám hiệu báo cáo cụ thể. Riêng những phát ngôn của thầy Quới, lãnh đạo phòng sẽ kiểm tra, nếu đúng vậy sẽ có hướng chấn chỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quý Đôn, Phó giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Cần Thơ nói: “Chuyện học sinh “vòi” tiền nhau đã được lãnh đạo sở lưu ý các phòng giáo dục và nhà trường cần kiểm tra thường xuyên. Đây còn gọi là “tín dụng đen” trong trường học, rất đáng lo ngại. Sở hoan nghênh các bậc phụ huynh đã mạnh dạn đấu tranh phản ánh vụ việc này xảy ra ở trường THCS Trần Ngọc Quế. Đối với thái độ cư xử của thầy Quới, hiệu phó của trường như vậy là không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ chỉ đạo Thanh tra sở và Phòng GD-ĐT quận Ninh Kiều kiểm tra ngay những phản ánh trên để có hướng xử lý kịp thời”.

Cách nay 73 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên giành chính quyền.  Với tinh thần quật khởi, sẵn sàng tham gia khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang chung của Cách mạng  Tháng Tám năm 1945 trên cả nước. 

Tổ chức, khôi phục lực lượng

Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, bắn giết, bắt giam cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán.  Nhiều cơ sở đảng, quần chúng cách mạng ở Cần Thơ bị phá vỡ, phải tạm thời chuyển đi nơi khác để tránh sự truy lùng của địch.

Nhân dân Cần Thơ khởi nghĩa giành chính quyền ngày 26-8-1945. Nguồn: baotang.thanhhoa.gov.vn

Năm 1941, Tỉnh ủy Cần Thơ tổ chức khôi phục lại chi bộ Đảng ở Ô Môn, Châu Thành và các đoàn thể: Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc. Những cán bộ, đảng viên [hoạt động bí mật và công khai trước đây]: Trần Văn Khéo, Ung Văn Khiêm, Trần Văn Hoài, Huỳnh Phan Hộ… tìm cách liên lạc nhau, gây dựng lại tổ chức Đảng các cấp.

Ở nội ô thị xã Cần Thơ, đồng chí Trần Ngọc Quế, Lê Văn Sô, Hồ Bá Phúc, Bùi Thị Trường… vận động và tổ chức lại Chi bộ thị xã do đồng chí Trần Ngọc Quế làm Bí thư, cùng các chi bộ làng: Long Tuyền, Mỹ Khánh, Thới Đông [Ô Môn], Bảy Ngàn, Nhơn Ái [Châu Thành] và xây dựng các cơ sở quần chúng.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát - xít Nhật đảo chính thực dân Pháp, quân Pháp ở Cần Thơ hoang mang tìm đường trốn chạy về Rạch Gòi, Bảy Ngàn, Long Mỹ… Quân Nhật lấy thị xã Cần Thơ làm nơi đóng cơ quan đầu não ở miền Tây, chiếm Trường Collège de Can Tho làm nơi đóng quân. Huỳnh Khai [thông ngôn cho Nhật] tự đứng ra nắm chính quyền, cai quản thị xã Cần Thơ, chiếm đoạt tài sản của thực dân Pháp bỏ lại, cướp giựt tiền, tài sản của các hiệu buôn, tiệm vàng, tiệm cầm đồ… Đốc phủ sứ Lưu Văn Tào được chỉ định tiếp tục làm Tỉnh trưởng, bác sĩ Lê Văn Hoạch làm Cảnh sát Trưởng. Đời sống của người dân vô cùng khốn khổ bởi chính sách vơ vét, thu mua lúa, gạo của phát - xít Nhật, nông dân thiếu đói, dịch bệnh tràn lan...

Ngày 20- 3- 1945, đồng chí Phạm Văn Bạch và Nguyễn Văn Tây mở hội nghị kêu gọi nhân sĩ, trí thức Tây Đô tham gia vào Mặt trận đoàn kết dân tộc chống phát - xít Nhật - thực dân Pháp. Các nhân sĩ đã nhất trí chương trình của Mặt trận Việt Minh và bày tỏ mong muốn tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Đầu tháng 4-1945, tại rạch Cái Muồng, làng Thường Phước, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Văn Tây, Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập Hội nghị thành lập Liên Tỉnh ủy miền Tây[1]. Đồng chí Nguyễn Văn Tây được bầu làm Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây; đồng chí Trần Ngọc Quế, Ủy viên Liên Tỉnh ủy miền Tây, phụ trách tỉnh Cần Thơ.

Tháng 6-1945, đồng chí Trần Ngọc Quế quyết định triệu tập Hội nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời Cần Thơ, nhận định tình hình và đề ra nhiệm vụ tập hợp rộng rãi các tầng lớp quần chúng, nông dân, công nhân, tiểu tư sản… Đồng chí Trần Ngọc Quế được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Trần Văn Hoài, Nguyễn Tấn Khương, Lưu Kim Phong, Nguyễn Văn Chức… phụ trách xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng cách mạng ở nội ô thị xã Cần Thơ và các quận.

Tổ chức “Thanh niên Tiền phong” tại Cần Thơ do đồng chí Trần Văn Khéo làm thủ lĩnh, lực lượng phát triển nhanh, đến tháng 6-1945, toàn tỉnh có trên 70.000 đoàn viên. Lực lượng quân sự khẩn trương luyện tập võ nghệ, đồng chí Huỳnh Phan Hộ và Trần Văn Hoài tổ chức lực lượng vũ trang ở các quận, tổ chức “Xung phong đội” trang bị vũ khí làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trong thị xã.

Đầu tháng 8-1945, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại hoàn toàn đội quân Quan Đông của phát - xít Nhật, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn mất tinh thần, chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang tan rã, khí thế cách mạng của nhân dân cả nước tăng cao.

Sau hội nghị toàn quốc của Đảng, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào [Tuyên Quang] thông qua lệnh tổng khởi nghĩa. Đến ngày 17-8-1945, Tỉnh ủy Cần Thơ họp bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Sau khi nhân dân Thủ đô Hà Nội giành chính quyền ngày 19-8-1945, Tỉnh ủy Cần Thơ gấp rút triệu tập Hội nghị thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng, đồng chí Trần Ngọc Quế được bầu làm Chủ tịch, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 22-8-1945, Tỉnh ủy Cần Thơ họp bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh, cử các đồng chí Hồ Bá Phúc, Trần Văn Khéo, Nguyễn Văn Chức và Tú tài Thiều đi tham gia khởi nghĩa ở Sài Gòn để rút kinh nghiệm và về vận dụng vào tình hình thực tế của tỉnh Cần Thơ.

Khởi nghĩa giành chính quyền

Thời cơ tiến hành khởi nghĩa đến khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Sài Gòn thắng lợi, Tỉnh ủy Cần Thơ triệu tập cuộc họp bất thường, cử phái đoàn gồm các đồng chí Trần Ngọc Quế, Nguyễn Thượng Tư và trí thức yêu nước Huỳnh Cẩm Chương đến thông báo cho Sato [Chỉ huy Sở Hiến binh của Nhật] biết vào sáng ngày 26-8-1945, tại thị xã Cần Thơ sẽ diễn ra cuộc mít tinh lớn. Sato phải chấp nhận những đề nghị của phái đoàn, Tỉnh ủy quyết định dùng sức mạnh quần chúng áp đảo, biến cuộc mít tinh thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Cần Thơ và các địa phương khác trong tỉnh.

Sáng ngày 26 - 8- 1945, khí thế tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Cần Thơ dâng cao, trên 20.000 đồng bào của thị xã và các quận Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp tề tựu tại Sân banh Cần Thơ[2], xếp thành từng đoàn với băng cờ khẩu hiệu giương cao “Chính quyền về tay nhân dân !”, “Nước Việt Nam độc lập muôn năm !”.

Đúng 6 giờ sáng, trên lễ đài, đồng chí Huỳnh Phan Hộ thay mặt Ủy ban Giải phóng Dân tộc tỉnh đọc lời kêu gọi đồng bào hãy một lòng đoàn kết, giành lấy chính quyền.

Cuộc mít tinh kết thúc trong tiếng hoan hô vang dậy. Quần chúng được tổ chức từng khối, có lực lượng tự vệ vũ trang và “Xung phong đội” hỗ trợ xuống đường biểu tình, kéo đi khắp các ngả đường trong thị xã biểu dương lực lượng, sau đó tập trung tại Dinh xã Tây.

Trước khí thế quật khởi khởi nghĩa vũ trang của quần chúng, Tỉnh trưởng Lưu Văn Tào chấp nhận giao chính quyền cho đại diện của Ủy ban Dân tộc Giải phóng, giải tán chính quyền bù nhìn trong toàn tỉnh và xin làm công dân của nước Việt Nam độc lập. Đồng chí Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Ủy ban Giải phóng Dân tộc tỉnh long trọng tuyên bố:

- Chính quyền đã về tay nhân dân.

- Bãi bỏ các thứ thuế vô lý do phát - xít Nhật và thực dân Pháp đặt ra.

- Trả tự do cho tù chính trị.

- Bảo vệ tài sản của nhân dân.

- Tịch thu toàn bộ tài sản của thực dân Pháp. [3]

Đồng chí kêu gọi toàn thể đồng bào hãy đoàn kết cùng với chính quyền cách mạng để giữ gìn độc lập của Tổ quốc. Các đồng chí trong Ủy ban Dân tộc Giải phóng chia nhau đi tiếp quản các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, ngân hàng, kho bạc… ở thị xã.

Trong hai ngày 26 và 27 tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Cần Thơ, các quận, làng trong tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân và lập chính quyền cách mạng.

Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1929 - 1945 trong tỉnh. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Cần Thơ cùng nhân dân cả nước tạo nên một sức mạnh mới, sức mạnh đoàn kết toàn dân, kiên quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Chiến thắng vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là minh chứng hùng hồn của tinh thần đoàn kết, kiên cường chiến đấu vì sự tồn vong của quê hương và là bài học quý báu cho những chặng đường cách mạng tiếp theo của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ.

Nối tiếp truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của quê hương, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ văn minh, hiện đại, xứng tầm với vai trò trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

-------------------

[1] 11 tỉnh miền Tây:  Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Mỹ Tho và Bến Tre.

[2] Nay là Hội trường Thành ủy Cần Thơ.

 [3] Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ tập I [1929 - 1945].

TÂY ĐÔ

Video liên quan

Chủ Đề