Bệnh nhân 1772 là ai

Chiều 8/2, tại cuộc họp trực tuyến về phòng, chống dịch trên địa bàn, ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ, hoàn thiện hồ sơ khai báo y tế của hai ca bệnh 1772 và 2009, xem việc khai báo trung thực hay không "để làm căn cứ đưa ra mức độ xử lý".

"Bây giờ dùng công nghệ là truy ra được hết", ông Dũng nói thêm.

Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng [ngoài cùng bên phải] cùng lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra tại chung cư Garden Hill sáng 8/2. Ảnh: Ngọc Thành.

Theo Phó chủ tịch TP Hà Nội, hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 phải được kích hoạt thực sự, chứ không chỉ trên văn bản, giấy tờ; việc truy vết, khoanh vùng xử lý các ca bệnh tiến hành khẩn trương, chủ động.

Thành phố huy động sự vào cuộc của công an để thu thập thông tin điều tra dịch tễ, xem xét mức vi phạm nếu có, kể cả những thiệt hại về kinh tế, để cân nhắc hình thức xử lý, đủ sức giáo dục, răn đe.

Tại cuộc họp Thường trực Thành ủy Hà Nội chiều cùng ngày, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo về một bệnh nhân nghi khai báo y tế không trung thực, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo phải xử lý nghiêm.

"Đối với bệnh nhân cố tình không khai báo y tế để lây nhiễm bệnh ra cộng đồng sẽ xử lý thật nghiêm, cần thiết xem xét xử lý hình sự", ông Huệ nói.

Cơ quan chức năng tạm phong toả chung cư Garden Hill để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Thành

Bí thư Hà Nội cũng chỉ đạo công an thành phố tiếp tục xử phạt mức cao nhất đối với người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng; xử lý nghiêm người đăng thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh Covid-19.

"Bệnh nhân 2009", nữ, 28 tuổi, ở tòa nhà Garden Hill, quận Nam Từ Liêm. Theo CDC Hà Nội, người này tiếp xúc với "bệnh nhân 1722" [em vợ "bệnh nhân 1694" ở Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, làm tại nhà máy Z153] ngày 26/1 tại cổng tòa nhà.

Ngày 5/2, cô sốt, ho, đau họng; chiều 6/2 gọi đến CDC Hà Nội tư vấn và được báo về quận Nam Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 7/2 dương tính với nCoV.

Tính đến 20h ngày 8/2, Hà Nội ghi nhận 26 ca bệnh tại các quận huyện Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Mê Linh. Tất cả đều liên quan đến hai ổ dịch tại TP Chí Linh, Hải Dương và sân bay quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh. Thành phố cũng đã tổ chức xét nghiệm cho trên 18.400 trường hợp về từ hai vùng dịch nói trên. Kết quả có 4 ca dương tính, số còn lại âm tính.

Võ Hải

Lịch trình dày đặc của bệnh nhân COVID-19 ở Thanh Xuân, Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa thông tin kết quả điều tra trường hợp mắc COVID-19 tại Thanh Xuân, là BN962 vừa được Bộ Y tế công bố tối 16.8
 

Nam bệnh nhân mắc COVID-19 Nghề nghiệp là nhân viên ngân hàng Tiên Phong.

Ngày mắc: 10.8.2020; Biểu hiện: Giảm vị giác, khứu giác

Nơi khám và điều trị: Bệnh viện Thanh Nhàn [14.8]

Kết quả xét nghiệm: 4.8 CDC Hà Nội PCR âm tính, 15.8 bệnh viện Thanh Nhàn sàng lọc dương tính, 15.8 CDC Hà Nội thực hiện xét nghiệm khẳng định.

Lịch trình và diễn biến bệnh của bệnh nhân

Ngày 20-22.7: Bệnh nhân đi công tác  Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân lưu trú tại khách sạn 331 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng. Sáng ngày 21.7, bệnh nhân có đến văn phòng công chứng Đà Nẵng và UBND quận Sơn Trà; buổi chiều cùng ngày  đến UBND quận Sơn Trà lấy kết quả rồi về khách sạn; buổi tối đi ăn tại quán bún ở đường Hùng Vương [không nhớ rõ địa chỉ].

Ngày 22.7: Bệnh nhân có đến chợ Cồn và ra sân bay về Hà Nội trên chuyến bay VJ520 khởi hành 11h35 về đến Hà Nội khoảng 14 giờ, bệnh nhân bắt Grab về ngân hàng Tiên Phong tại 38 Hàng Da, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, tại cơ quan bệnh nhân tiếp xúc với tất cả nhân viên tại cơ quan [khoảng 20 người]. Tối cùng ngày, bệnh nhân có đến thăm vợ con tại địa chỉ 128C Đại La, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng; sau đó bệnh nhân về ngủ tại nhà trọ địa chỉ 6 ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân.

Ngày 23-24.7: Bệnh nhân đi làm bình thường, tại đây tiếp xúc với các nhân viên trong cơ quan. Đến tối 24.7, bệnh nhân có đến thăm vợ con tại địa chỉ 128C Đại La, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng.

Ngày 25-26.7: bệnh nhân có đi du lịch với cơ quan tại Sầm Sơn.

Ngày 27.7- 30.7: Bệnh nhân vẫn tiếp tục đi làm tại cơ quan và có tiếp xúc với các nhân viên trong cơ quan. Đến chiều ngày 30.7: Sau khi đọc được thông tin dịch ở Đà Nẵng, bệnh nhân tự cách ly tại nhà.

Tối ngày 2.8, bạn bệnh nhân là L.V.H có đến phòng bệnh nhân ăn uống.

Đến ngày 3.8 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt 39 độ C được bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu gửi CDC Hà Nội làm xét nghiệm PCR, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính. Cùng ngày 3.8, bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân N.Đ.T [BN 812] và N.P.M.N [2 bệnh nhân cùng phòng có đeo khẩu trang]. Bệnh nhân có mượn điện thoại của bệnh nhân 812 gọi về cho gia đình.

Ngày 4.8: Bệnh nhân và bệnh nhân N.Đ.T có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rútSARS-CoV-2 [bệnh nhân N. trong cùng phòng có kết quả xét nghiệm âm tính ngày 9.8]. Sau đó, chiều cùng ngày bệnh nhân được cho ra viện vì đã qua 14 ngày về từ Đà Nẵng và không còn triệu chứng sốt.

Ngày 4-14.8: Sau khi ra viện, bệnh nhân không đi làm, chủ động cách ly tại phòng trọ [ở 1 mình]. Hàng ngày, bệnh nhân nhận gọi ship đồ ăn, thanh toán qua thẻ, không tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng. Tại khu nhà trọ, bệnh nhân có tiếp xúc với chủ nhà và mẹ của chủ nhà [bệnh nhân có đeo khẩu trang].

Ngày 6.8: Bệnh nhân có tiếp xúc với anh M. lúc 14h45 trong 15 phút để bàn công việc tại tầng 3, tòa nhà Golden Palace, Mễ Trì, Nam Từ Liêm [cả 2 có đeo khẩu trang].

Ngày 8.8: Bệnh nhân có nhờ đồng nghiệp N.P.L mua đồ đến và có tiếp xúc gần [2 người đều đeo khẩu trang]. Lúc 11 giờ 30 phút, bệnh nhân có gặp và nói chuyện với chị C. ở đầu ngõ nhà bệnh nhân cả hai không đeo khẩu trang [địa chỉ nhà chị C. ở 147 Trương Định, Hai Bà Trưng].

Ngày 10.8: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giảm vị giác, giảm khứu giác.

Ngày 14.8: Bệnh nhân tự lái xe máy đến Bệnh viện Thanh Nhàn, gửi xe tại bãi đỗ xe trước cổng viện và được chuyển vào khu cách ly T9.

Ngày 15.8: Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, bệnh viện Thanh Nhàn cho kết quả sàng lọc dương tính. Sau đó mẫu bệnh phẩm được gửi ngay đến CDC Hà Nội để làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính SARS-CoV-2 [lúc 21h00].

Hiện tại bệnh nhân đã được chuyển điều trị và cách ly tại bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương cơ sở 2.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp trên địa bàn thành phố, sáng 8/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội đã làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm về các ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn.

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội, tối 7/2, ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Trong đó,bệnh nhân N.T.K.A, nữ, 28 tuổi, địa chỉ tòa nhà Garden Hill, 99 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân 1722 [em vợ bệnh nhân 1694, làm việc tại nhà máy Z153], người này đã không khai báo trung thực với đơn vị y tế. Ngay cả bệnh nhân 1722 sau khi tiếp xúc với N.T.K.A cũng không khai báo trung thực dẫn đến việc bỏ lọt F1.

Ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, lịch trình của bệnh nhân N.T.K.A trên địa bàn quận Nam Từ Liêm khá phức tạp nhưng lại khai báo quanh co gây mất thời gian của cơ quan chức năng và ảnh hưởng đến công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch.

Ông đề nghị cơ quan an ninh hoàn thiện hồ sơ, xử phạt hành chính 2 cá nhân là BN 1722 và N.T.K.A, do thiếu trung thực trong quá trình khai báo lịch trình di chuyển. Đồng thời huy động cơ quan Công an quận vào cuộc, có biện pháp khai thác lịch trình cụ thể và xử lý hình sự nếu vi phạm.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng chỉ đạo tại buổi làm việc với quận Nam Từ Liêm [Ảnh: Hà Nội Portal]

Phó Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu các tổ giám sát cộng đồng cùng vào cuộc quyết liệt để truy vết các trường hợp F1, F2 và cả F3. Ông Dũng nhận định, khu vực phong tỏa tại tòa nhà Garden Hill phức tạp hơn so với khu vực tòa chung cư 88 Láng Hạ trước đó. Do đó, phải thông tin tới toàn bộ cư dân [cả các trường hợp đã trở về quê ăn Tết] về nguy cơ lây lan dịch bệnh tại khu vực này để người dân chia sẻ và đồng hành cùng chính quyền.

"Trước mắt, tại khu vực phong tỏa, chính quyền sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ bà con về dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhất nhu cầu cuộc sống để bà con yên tâm và đặc biệt tránh sự kỳ thị…", Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

CDC thành phố và Trung tâm Y tế quận cần công khai lịch trình của ca bệnh để người dân biết và tự giác thực hiện nghiêm việc khai báo y tế. Riêng với chợ Mỹ Đình [nơi người giúp việc của bệnh nhân N.T.K.A. lui tới, hiện cũng đã dương tính], cơ quan y tế của thành phố và quận cần có hỗ trợ cụ thể trong công tác phòng, chống dịch; thông báo rộng rãi đến nhân dân và các chủ cửa hàng có liên quan tự giác cách ly.

Ông Dũng đặc biệt đề nghị đẩy nhanh hơn nữa công tác xét nghiệm để tạo tâm lý an tâm cho người dân ở khu vực phong tỏa nói riêng và người dân Thủ đô nói chung.

Cơ quan chức năng phong toả toà chung cư Garden Hill [Ảnh: Long Quyền]

Đại diện Sở Y tế và quận Nam Từ Liêm cho biết, ngay khi ghi nhận ca nhiễm mới, các đơn vị đã kịp thời tổ chức truy vết, điều tra các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân để khoanh vùng, cách ly và xét nghiệm Covid-19.

Đồng thời, cơ quan chức năng đã thực hiện lập rào chắn cách ly y tế chung cư Garden Hill [2 tòa A và B] với khoảng 1.200 dân; phun khử khuẩn toàn bộ các khu vực liên quan trên địa bàn phường. Hiện, cơ quan y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp liên quan và người dân trong chung cư Gaden Hill. F0 và 2 trường hợp F1 cùng nhà đã được đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; 4 trường hợp F1 tại quán gội đầu được chuyển cách ly tập trung tại Pháp Vân - Tứ Hiệp [huyện Thanh Trì].

Trong ngày 8/2, Hà Nội liên tiếp ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 mới, riêng bệnh nhân N.T.K.A., đã lây nhiễm cho 2 người khác là con gái 10 tháng tuổi và người giúp việc. Như vậy, đến nay Hà Nội ghi nhận 27 ca mắc Covid-19 tại 7 quận, huyện, gồm Nam Từ Liêm, Đông Anh, Cầu Giấy, Mê Linh, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Ba Đình.

Video liên quan

Chủ Đề