Top 10 font làm web đẹp hỗ trợ tiếng việt

Nếu bạn đang tìm kiếm font chữ tiếng Việt cho bản thiết kế của mình nhưng lại không biết tìm ở đâu thì đây là bài viết dành cho bạn.

Mời bạn xem qua những font việt hóa được Sforum giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé!

Font Việt hóa là bản chỉnh sửa của các font chữ quốc tế để hỗ trợ đầy đủ các ký tự đặc trưng của tiếng Việt, bao gồm cả các dấu thanh và dấu mũ. Điều này giúp văn bản tiếng Việt được hiển thị và in ấn chính xác, đồng thời tạo ra nhiều lựa chọn đa dạng về kiểu chữ cho người dùng và các nhà thiết kế. Việc sử dụng font Việt hóa không chỉ tăng cường tính chuyên nghiệp trong công việc và học thuật, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

Đặc điểm của Font Việt hóa

Font Việt hóa đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các ký tự có dấu. Điều này giúp người dùng có thể hiển thị và in ấn văn bản tiếng Việt một cách chính xác và rõ ràng. Các font Việt hóa không chỉ giữ nguyên phong cách thiết kế của font gốc mà còn tối ưu hóa khoảng cách và vị trí của các dấu để đảm bảo tính đọc được và thẩm mỹ. Với sự đa dạng về phong cách và kiểu dáng, font Việt hóa là công cụ quan trọng trong việc tạo ra tài liệu và nội dung chất lượng cao, phản ánh đúng vẻ đẹp và đặc trưng của ngôn ngữ Việt Nam.

Top 7 Font việt hóa đẹp dành cho dân thiết kế

Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng những Font chữ việt hóa dưới đây để phục vụ cho mục đích cá nhân, còn nếu muốn đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp thì bạn nên mua bản quyền.

Font Lato

Lato [Lato trong tiếng Ba Lan có nghĩa là mùa hè] là font chữ thuộc họ Sans serif được Łukasz Dziedzic thiết kế vào mùa hè năm 2010. Sau đó đã được Google hỗ trợ xuất bản theo Giấy phép Phông chữ Mở bởi ty Poland.

Font chữ việt Hóa Lato với những đường nét tròn nhẹ trên chữ cái mang lại cảm giác ấm áp của mùa hè nhưng không kém phần sang trọng và nghiêm khắc nhờ vào thiết kế cổ điển.

  • Tải xuống font chữ Lato tại đây.

Font iCielBC Downtown

Font việt hóa này được thiết kế bởi một bạn nữ Hà Nội, lấy cảm hứng từ những bảng hiệu được vẽ tay, những hình ảnh bình dị, màu sắc đơn giản từ thời bao cấp. Tuy nhiên font này bạn chỉ nên tải về dùng với mục đích cá nhân, nếu dùng để thiết kế thì bạn nên mua bản quyền nhé.

  • Tải xuống font chữ iCielBC Downtown tại đây.

Font SVN-Product Sans

Đây là font chữ Việt Hóa được thiết kế bởi Google Inc nhằm mục đích xây dựng thương hiệu cho riêng mình và được dùng để thay thế logo Google vào tháng 9 năm 2015. Bạn sẽ bắt gặp font này xuất hiện trên hầu hết các ứng dụng của Google.

  • Tải xuống font chữ SVN-Product Sans tại đây.

Font Futura

Futura là một kiểu chữ sans serif được thiết kế bởi Paul Renner và được phát hành vào năm 1927, dựa trên các hình dạng hình học, đặc biệt là hình tròn, giống với tinh thần của phong cách thiết kế Bauhaus thời kỳ đó. Dù đã ra đời từ rất lâu nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn là một trong những font chữ được tìm kiếm phổ biến nhất.

  • Tải xuống font chữ Font Futura tại đây.

Font Bìa Sách Xưa

Font chữ Bìa Sách Xưa được thiết kế bởi Tống Văn Diệp, ông đã lấy cảm hứng từ những biển quảng cáo, trên những bìa sách cũ lâu đời của Việt Nam vào những năm 1980 của thế kỉ trước. Với đường nét ngang dày và đường nét thẳng dọc mảnh khảnh của từng con chữ gợi lại cảm giác hoài cổ, hoài niệm cho người đọc.

  • Tải xuống font chữ Font Bìa Sách Xưa tại đây.

Font Bon Foyage

Font chữ việt hóa NVN Bon Foyage thuộc họ serif thư pháp theo phong cách hiện đại, phù hợp với nhiều chủ đề thiết kế bao gồm thời trang, tạp chí, logo, thương hiệu, nhiếp ảnh, lời mời, lời mời đám cưới, trích dẫn, tiêu đề blog, áp phích, quảng cáo, bưu thiếp, sách, trang web.

  • Tải xuống font chữ Font Bon Foyage tại đây.

Font SVN-TheUntold Story

SVN-TheUntold Story là font chữ viết tay theo phong cách vui nhộn, tinh nghịch. Font chữ này hoàn hảo cho các ấn phẩm thiết kế bao gồm: tờ rơi, thiệp chúc mừng, bao bì sản phẩm, bìa sách, bìa album, ​​thiết kế hình ảnh trong may mặc.

  • Tải xuống font chữ SVN-TheUntold Story tại đây.

Hướng dẫn cài đặt Font lên máy tính, laptop

Cách 1: Bạn mở font vừa tải về trên máy tính để bàn của mình > Nhấn Install.

Cách 2: Nếu muốn cài đặt nhiều font một lượt > Bạn copy hết file font vào thư mục C://Window/Fonts

Tạm kết:

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn top 7 font việt hóa đẹp dành cho dân thiết kế. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn nhé!

Chủ Đề