Tổng tư lệnh quân đội là ai

Vị tướng binh nghiệp ấy - “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dù trải qua biết bao trận chiến lớn nhỏ, dù đã quá quen với thương vong nhưng lại là người luôn cân nhắc để làm sao từng chiến sĩ của mình ít phải đổ máu nhất. Trí - Dũng - Nhân của ông chính là ở đó. Đại tướng thường tâm sự với đội ngũ cán bộ thuộc quyền rằng: Chiến tranh không phải là vấn đề thể diện, không được phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Một người chỉ huy giỏi là một người đánh thắng kẻ thù nhưng ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Sinh mạng của con người là vô giá và không gì có thể bù đắp được nỗi đau mất mát trong chiến tranh. Dĩ công vi thượng, khiêm tốn, sống giản dị, thanh cao, quyết đoán, dân chủ và bao dung, nhân hậu - đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn lấy dĩ công vi thượng làm phương châm để hành động. Lấy tình thương yêu đồng đội, đồng chí để làm lẽ sống. Lấy chữ nhân, chữ nhẫn, chữ trí để làm phương châm ứng xử. Tư tưởng và con người của "Anh Văn"  đã góp phần hình thành, xây dựng, củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. 

Từ Phay khắt - Nà Ngần tới chiến dịch Điện Biên Phủ - Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến cả thế giới nhận ra ông không chỉ có tài cầm quân, mà còn là nhà lý luận quân sự uyên thâm, tác giả hàng đầu về học thuyết quân sự Việt Nam hiện đại. Tư tưởng và lý luận của ông về vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội Nhân dân, về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh Nnhân dân trong thời đại mới, không chỉ được người Việt Nam mà nhiều lãnh tụ và tướng lĩnh trên thế giới nghiên cứu, học tập. Ông đã đưa chiến tranh Nhân dân Việt Nam  trở thành nghệ thuật quân sự được cả thế giới ngưỡng mộ.


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị.


Chức vụHọ và tênCấp bậc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan Văn Giang
Đại tướng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịLương CườngĐại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Tân CươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngHoàng Xuân Chiến
Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngLê Huy VịnhThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVõ Minh LươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVũ Hải SảnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngPhạm Hoài NamThượng tướng


Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng



Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

[1911-2013]

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1946 - 8/1947; 8/1948 - 1980

Năm sinh: 1911

Quê quán: xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

Tham gia cách mạng: 1925

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: 1940

Cấp bậc cao nhất: Đại tướng [1948]

Chức vụ cao nhất: Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam [1946-1975], Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam] [1946-1947; 1948-1980]

Quá trình hoạt động cách mạng

Đại tÆ°á»›ng Võ Nguyên Giáp là nhà hoạt Ä‘á»™ng nổi tiếng của Đảng Cá»™ng sản và Nhà nÆ°á»›c Việt Nam, nhà chỉ huy và nhà lí luận quân sá»± xuất sắc của Việt Nam.  Tham gia hoạt Ä‘á»™ng cách mạng từ rất sá»›m: năm 1925 tham gia lãnh đạo phong trào học sinh Huế. Năm 1929 tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đông DuÆ¡ng Cá»™ng sản Liên Ä‘oàn. Năm 1930, bị Thá»±c dân Pháp bắt giam. Từ năm 1936 đến 1939, tham gia Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông DÆ°Æ¡ng, tham gia sáng lập Báo “Lao Ä‘á»™ng”, “Tiếng nói chúng ta”; biên tập Báo “Tin tức”, “Dân chúng”. Chủ tịch Uá»· ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông DÆ°Æ¡ng Đại há»™i. Năm 1940, gia nhập Đảng Cá»™ng sản Đông DÆ°Æ¡ng. Sau tháng 5/1941, xây dá»±ng cÆ¡ sở cách mạng, tổ chức Việt Minh ở Cao Bằng; tham gia khởi nghÄ©a vÅ© trang ở Căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng. Năm 1942, phụ trách Ban Xung phong Nam tiến, dùng hoạt Ä‘á»™ng tuyên truyền vÅ© trang mở đường liên lạc giữa miền núi vá»›i đồng bằng Bắc Bá»™. Tháng 12/1944, được lãnh tụ Nguyá»…n Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân; chỉ huy Ä‘á»™i đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt [25/12/1944] và Nà Ngần [26/12/1944]. Ngày 4/8/1945 đồng chí là Ủy viên Uá»· ban Quân sá»± Cách mạng Bắc Kỳ, TÆ° lệnh các Lá»±c lượng VÅ© trang Thống nhất [Việt Nam Giải phóng quân]. Đồng chí Ä‘uợc Há»™i nghị Toàn quốc Đảng Cá»™ng sản Đông DÆ°Æ¡ng cá»­ vào Ban Chấp hành Trung Æ°Æ¡ng và Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành, tham gia Ủy ban Khởi nghÄ©a Toàn quốc, ủy viên Ủy ban Dân tá»™c Giải phóng Việt Nam, Bá»™ trưởng Bá»™ Ná»™i vụ trong Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Quân sá»± Uá»· viên Há»™i trong Chính phủ Liên hiệp, Phó trưởng Ä‘oàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cá»™ng hòa đàm phán vá»›i Pháp tại Há»™i nghị trù bị Đà Lạt. Uá»· viên Ban Chấp hành Trung Æ°Æ¡ng Đảng các khoá II - VI; Uá»· viên Bá»™ Chính trị các khoá II - IV. Bí thÆ° Tổng Quân uá»·, sau này là Quân uá»· Trung Æ°Æ¡ng [1946 - 77]. Bá»™ trưởng Bá»™ Quốc phòng [1946 - 1947], Đại tÆ°á»›ng [1948], Tổng chỉ huy Quân Ä‘á»™i Quốc gia và Dân quân Việt Nam, Tổng TÆ° lệnh Quân Ä‘á»™i Nhân dân Việt Nam [đến 1975]; uá»· viên Há»™i đồng Quốc phòng [1948]. Trong Kháng chiến chống Pháp, trá»±c tiếp chỉ huy các chiến dịch lá»›n, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ [1954]. Trong Kháng chiến chống MÄ©, cùng Bá»™ Chính trị, chỉ đạo nhiều chiến dịch lá»›n, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [1955 - 1980]. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [1981 - 1991]. Đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác phẩm quân sự có giá trị nghiên cứu cao như: "Khu giải phóng" [1946], "Đội quân giải phóng" [1947], "Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược" [1950], "Điện Biên Phủ" [1964], "Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng" [1970], "Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân" [1972], "Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc" [1979], "Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng Việt Nam" [2000]…

Phần thưởng cao quí

Với những đóng góp cực kỳ to lớn cho cách mạng Việt Nam, Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, và nhiều huân chương, phần thưởng cao quý khác…

[Bqp.vn] - Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu, có chức năng quản lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy quân đội nhân dân và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.


Trụ sở Bộ Quốc phòng.

Tổ chức

Tổ chức hiện nay gồm: Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo Quốc phòng và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc khác.

Ngày thành lập: Ngày thành lập 27/8/1945 [ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập và ra tuyên cáo].

Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.


Tổ chức Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tên gọi qua các thời kỳ

Bộ Quốc phòng [8/1945 - 10/1946]; Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy [11/1946 - 7/1947, sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên hội]; Bộ Quốc phòng [7/1947 - 10/1948, khi chia Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy]; Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy [10/1948 - 3/1949, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy]; Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh [3/1949 - 1975, sau khi đổi tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam]; Bộ Quốc phòng [từ 1976 đến nay].

Nguyên tắc hoạt động quốc phòng

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.

4. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

5. Kết hợp với hoạt động an ninh và hoạt động đối ngoại.

Theo Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 39/2005/QH, ngày 14/6/2005, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ Quốc phòng có Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục và các đơn vị trực thuộc khác. Bộ Quốc phòng quyết định phong hàm cấp tá, cấp úy cho sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng trong phạm vi cả nước; giúp Chính phủ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh về quốc phòng.

2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhà nước về quốc phòng trình Chính phủ quyết định; xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Theo Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 39/2005/QH, ngày 14/6/2005, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Video liên quan

Chủ Đề