Tờ 500 đồng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Nhiều người chưa biết mua bán như thế nào vì giá trị của nó khác với đồng tiền miền Bắc.

Ngân hàng Quốc gia VNCH - Ảnh: tư liệu

“Hằng ngày, chưa đến giờ làm việc đã có hàng ngàn khách xếp hàng ở ngay cửa. Toàn cơ quan tập trung phục vụ công tác đổi tiền. Anh chị em tự vệ được huy động giữ gìn trật tự, phát phiếu và hướng dẫn khách đổi. Mỗi bàn đổi tiền có trưởng bàn để kiểm soát giấy tờ, một kế toán, hai thủ quỹ. Anh chị em làm việc suốt ngày, không có cả thời gian để nghỉ trưa

Ông PHAN THÚC DƯƠNG [nguyên trưởng phòng quỹ Vietcombank]

“Tôi nhớ hồi ấy có anh em Hà Nội vào hỏi: Giải phóng rồi, sao trung ương không “giải phóng” luôn đồng tiền chế độ cũ? Tôi cười, trả lời đồng bạc xanh đỏ thì có tội tình gì mà giải phóng? Miễn sao người dân quen sử dụng, họp được chợ búa, làm ăn tiện lợi là tốt rồi” - thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, cựu trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở trại Davis, nói.

Những ngày cuối của đồng bạc Sài Gòn

Thật sự, nhiều người không thể biết được vì sao tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa vẫn “sống” tiếp 150 ngày sau 30-4-1975?

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, ngay cuối tháng 3-1975 miền Bắc đã có những kế hoạch quản lý miền Nam thời hậu chiến. Rất nhiều ý kiến được đặt ra, trong đó có cả ý kiến nên đổi ngay tiền của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa sang tờ bạc giải phóng của cách mạng miền Nam hay tiền miền Bắc.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng là cần phải có một thời gian để tránh xáo trộn trong đời sống người dân và tiếp tục vận hành nền kinh tế của chính quyền Sài Gòn để lại.

Đặc biệt, nếu có đổi tiền ngay thì việc in ấn, phát hành tiền mới cũng không thể chuẩn bị kịp với thời gian quá gấp rút, trong khi nhu cầu sử dụng tiền của người dân miền Nam rất lớn. Do đó, đồng tiền chế độ cũ tiếp tục được lưu hành.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn - viên chức Ngân hàng Quốc gia cũ, lượng tiền dự trữ còn rất nhiều vì chính quyền Sài Gòn đang chuẩn bị phát hành thêm đợt tiền mới gồm các tờ 500 đồng và 1.000 đồng.

Chúng được đựng trong các thùng gỗ thông cất dưới tầng hầm ở tòa nhà số 17 Bến Chương Dương. Mỗi thùng gồm 50 triệu đồng, có niêm phong cẩn thận.

Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia cũ còn có một hầm dự trữ tiền khác ở đường Phan Đình Phùng [đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay] cất các loại tiền mệnh giá nhỏ hơn.

Trước đây, nguồn tiền này được in tại các công ty Mỹ như ABC [American Banknote Company], SBC [Security Banknote Company]. Về sau, chúng được in tại công ty Anh Thomas Delarue.

Những tờ tiền Sài Gòn này được đánh giá rất đẹp, có kỹ thuật chống giả cao với cách in hình lộng, băng huỳnh quang, chấm huỳnh quang, in chồng hai mặt... Năm 1974, giai đoạn 1 của dự án xây dựng nhà máy in bạc tại Sài Gòn đã tạm hoàn tất.

Các máy móc, thiết bị in nhập từ Công ty Thomas Delarue đang được lắp đặt thì diễn ra bước ngoặt lịch sử tháng 4-1975. Dự án quốc gia chủ động in tiền riêng của Việt Nam cộng hòa bị ngưng hoàn toàn.

Sau ngày giải phóng, toàn bộ số tiền trong các kho quỹ của hệ thống ngân hàng Việt Nam cộng hòa được kiểm kê và tiếp tục cho lưu hành sử dụng.

Theo tài liệu Ngân hàng Nhà nước, trong toàn bộ 150 tỉ đồng thu được từ các kho quỹ ngân hàng miền Nam, Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam quyết định dành phần lớn đảm bảo nhu cầu chi tiêu của quân đội. 20 tỉ đồng mua lúa gạo ở ĐBSCL, 15 tỉ đồng chi viện cho khu 5 và Trị Thiên. Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh, thành khác thì tự túc.

Một vấn đề khó khăn đối với quân đội và người miền Bắc vào Nam sau tháng 4-1975 là không có tiền Sài Gòn sử dụng trong khi nhu cầu này rất lớn. Tình trạng thiếu tiền mặt ngày càng trầm trọng.

Ngoài nhu cầu tăng đột biến, còn có lý do một số đơn vị quân đội, cơ quan nhà nước, xí nghiệp giữ chặt tiền mặt để đảm bảo chi tiêu riêng mặc dù Chính phủ cách mạng lâm thời có ban hành quy chế “quản lý tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt”.

Ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank, kể: “Thời điểm ấy chúng tôi được giao nhiệm vụ đổi tiền miền Bắc ra tiền Sài Gòn để người miền ngoài vào có tiền thanh toán. Để khắc phục tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng, các hạn mức đổi tiền được quy định rất nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ ngân hàng thông cảm anh em quân đội sau bao nhiêu năm xa cách, giờ trở về quê hương lại thiếu tiền tiêu nên cũng du di hạn mức. Họ xếp hàng đổi tiền theo hạn mức xong rồi lại xếp hàng lần nữa”.

Thực tế quy định “hạn mức” lúc ấy rất chặt chẽ: mỗi cán bộ vào Nam công tác chỉ được đổi 5 đồng/ngày nếu có mức lương từ 115 đồng trở lên, và 2 đồng/ngày nếu có mức lương dưới 83 đồng.

Theo ông Lộ, hồi ấy đồng tiền Sài Gòn cũ vẫn có sức mua trên thị trường thực tế mạnh hơn tiền miền Bắc. Ban đầu, những người lính miền ngoài vào còn bỡ ngỡ, sau mới quen dần với việc chi tiêu tờ bạc này.

Tờ bạc giá trị nhất của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa, in hình Trần Hưng Đạo

Đổi tiền

Sau gần 5 tháng cuối cùng được phép lưu hành kể từ ngày 30-4-1975, tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa chính thức kết thúc “vòng đời” của mình. Nó đã tồn tại được 20 năm kể từ khi Chính phủ Pháp chuyển giao quyền độc lập cho Việt Nam và tờ bạc có chữ Ngân hàng Quốc gia đầu tiên được phát hành vào năm 1955.

Sau một thời gian âm thầm chuẩn bị, ngày 22-9-1975, gần 70.000 người đã được huy động bí mật từ lực lượng bộ đội, công an, cán bộ các ngành, sinh viên, viên chức ngân hàng... để phục vụ cho đợt đổi tiền đầu tiên.

Cuộc đổi tiền lịch sử đổi từ đồng bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa cũ sang tiền Ngân hàng Việt Nam mới, hay còn gọi là tiền giải phóng ở miền Nam. Tỉ giá được ấn định 500 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới. Và 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở miền Bắc bằng 0,66 đồng mới phát hành của miền Nam.

Ông Lộ kể chính mình lúc ấy là phó phụ trách Ngân hàng Ngoại thương ở Đà Nẵng cũng chỉ được biết thông tin đổi tiền trong một đêm trước ngày 22-9-1975. Tất cả mọi người liên quan đến công tác đổi tiền phải tập trung “cắm trại” 100% trong đêm này.

Sau khi nghe phổ biến kế hoạch, mọi người phải ở lại, không được liên lạc với gia đình để sáng hôm sau đến thẳng nơi đổi tiền.

Trước đó một ngày, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành một quyết định hạn mức tiền được đổi trong đợt này: không quá 100.000 đồng tiền Sài Gòn cũ với nhu cầu sinh hoạt; từ 200.000 - 500.000 đồng và tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hộ và tổ chức kinh doanh.

Riêng số tiền còn lại mà người đổi đã kê khai được quy ra tiền mới nhưng phải gửi tại ngân hàng và chỉ được phép rút dần theo quy định.

Kế hoạch đổi tiền đợt đầu chỉ kéo dài trong 1-2 ngày, nhưng thực tế đến 3 ngày, rồi phải thêm một đợt nữa. Tổng số tiền Sài Gòn cũ được thu đổi là 486 tỉ đồng, trong đó tiền từ người dân chiếm 77%.

Kể từ tháng 9-1975, Việt Nam hình thành hai khu vực tiền tệ: tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành ở miền Bắc và tiền Ngân hàng Quốc gia phát hành ở miền Nam.

Đến năm 1978, một đợt thu đổi sang loại tiền thống nhất lại được thực hiện. Người dân chỉ được sử dụng một loại tiền duy nhất trên cả nước. Và đồng bạc Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Sài Gòn cũ nếu ai còn giữ lại đã trở thành kỷ niệm...

QUỐC VIỆT

Việt Nam Cộng Hòa tiền thân kế thừa từ Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu làm Quốc Trưởng từ năm 1949-1955. Quốc Gia Việt Nam độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp nhưng quyền về in tiền và quân sự đều do Pháp nắm. Đến đời thủ tướng Bửu Lộc đã kí hiệp ước Matignon với thủ tướng Pháp về việc trao trả độc lập lại cho Việt Nam, trong đó có quyền tự chủ tiền tệ vào ngày 6/4/1954. Nhưng không may, hiệp định Geneva được kí kết, Việt nam bị chia đôi, chính phủ Quốc Gia chỉ còn quản lý từ vĩ tuyến 17 vào Nam. Theo đó Viện Phát Hành tiền Đông Dương sẽ bị giải tán và thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam vào ngày 21/12/1954.

Ngân hàng VNCH là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam tại Sài Gòn

Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam có trụ sở ở số 17 Bến Chương Dương, Sài Gòn. Tiền Đông Dương của Viện Phát Hành sẽ bị thu hồi từ 30/9/1954 đến 7/11/1954, tỷ giá hối suất quy đổi 1 đồng tiền Ngân Hàng Quốc Gia bằng 10 đồng Viện Phát Hành Đông Dương Việt-Miên-Lào.

Tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa phát hành không theo bộ, mà rải rác từng mệnh giá. Tiền VNCH bao gồm 4 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 [1954 - 1955]

Giai đoạn 2 [1955 - 1963]

Giai đoạn 3 [1964 - 1966]

Giai đoạn 4 [1966 - 1975]

Thời Quốc Gia Việt Nam 1954 - 1955

Ở giai đoạn 1, Ngân Hàng giới thiệu các mệnh giá tiền Quốc Gia Việt Nam gồm 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng để đổi trước vì tiền Viện Phát Hành lớn nhất là tờ 200 đồng hình ông Bảo Đại. 4 tờ tiền này có kích thước như tiền Pháp, rất lớn và gần như hình vuông. Bộ tiền này cũng được lưu hành sau ngày thành lập Việt Nam Cộng Hòa nên vẫn được tính chung.

1 đồng VNCH 1955, mặt trước là đền Hùng, mặt sau là Sở Thú.

5 đồng VNCH 1955 con phụng

10 đồng VNCH 1955 cá chép

20 đồng VNCH 1955 sông nước Nam Bộ hay còn gọi là 20d bụi chuối

Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa 1955 - 1963

Cũng trong năm 1955, biến cố xảy ra, Bảo Đại bị Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia tại miền Nam lật đổ, yêu cầu thay thế thủ tướng Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng. Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống, thành lập Việt Nam Cộng Hòa trên toàn cõi miền Nam. Bộ tiền giấy VNCH thứ hai được phát hành bao gồm các mệnh giá 1, 2, 5, 100, 200, 500 đồng. Bộ cũ vẫn được tiếp tục xử dụng song song cùng bộ mới.

1 đồng VNCH 1955 đợt 2

2 đồng VNCH 1955 đợt 2

5 đồng VNCH 1955 đợt 2

100 đồng VNCH 1955 máy cày và con hạc

200 đồng VNCH 1955 lính bồng súng

500 đồng VNCH 1955 chùa Thiên Mụ

Đến năm 1956, Ngân Hàng cho phát hành bổ sung mệnh giá 50 đồng “mục đồng xỏ mũi trâu” có hình màu tím, mặt sau là nông dân phơi thóc.

50 đồng VNCH 1956 mục đồng xỏ mũi trâu

Năm 1958, do chính phủ thấy sự bất hợp lý về hình ảnh tờ 200 đồng “lính bồng súng” nên đã phát hành thay thế bằng tờ 200 đồng màu tím kích thước lớn. Mặt trước của tiền là hình ảnh Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, mặt sau là tàu cá neo đậu.

200 đồng VNCH 1958 quốc huy bụi trúc

Đến năm 1962, chính phủ phát hành thêm 3 mệnh giá 10, 20, 500 đồng và dần dần thu hồi bộ tiền cũ. Như vậy bộ tiền sau đã đồng bộ. Riêng tờ 500 đồng 1962 là tờ lớn nhất thuộc dòng hiếm, chỉ có 3 triệu tờ được phát hành gồm 3 block A1, B1, C1. Bóng chìm là tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt trước là dinh Độc Lập trên nền kiến trúc cũ thời Pháp, mặt sau là hình nông dân và trâu đi cày. Tờ này hay gọi là 500 đồng “trâu xanh”.

10 đồng VNCH 1962 lăng ông Lê Văn Duyệt

20 đồng VNCH 1962 xe bò kéo

500 đồng VNCH 1962 trâu xanh - Ngô Đình Diệm

Ngày 1/11/1963, chính biến đảo chính xảy ra, quân đội tấn công vào dinh Gia Long nơi tổng thống đang ở. Sang ngày 2/11 thì phía quân đội phát hiện anh em Diệm - Nhu đang ngụ tại nhà thờ Cha Tam thì đã dẫn dụ hai người ra ngoài và ám sát. Cách mạng 1-11 thành công, kết thúc nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, bắt đầu thời kì quân quản.

Thời quân quản 1963 - 1967

Trong thời kì quân quản, bộ tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa 1964 mới được phát hành, bao gồm các mệnh giá 1, 20, 100, 500 đồng. 

1 đồng VNCH 1964 máy cày

20 đồng VNCH 1964 cá chép

100 đồng VNCH 1964 đập Đồng Cam

500 đồng VNCH 1964 lân đấu, mặt trước là Viện Bảo Tàng Quốc Gia Việt Nam

Không bao lâu sau, các anh hùng dân tộc được đưa lên bộ tiền ngân hàng quốc gia VNCH 1966. Tiền bộ tướng bao gồm ba vị tướng đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam gồm 100 đồng Lê Văn Duyệt, 200 đồng Nguyễn Huệ và 500 đồng Trần Hưng Đạo. Đây là bộ tiền xưa ngân hàng VNCH được rất nhiều người dân ưa thích, bởi sự uy dũng, tôn trọng lịch sử và tiền nhân.

50 đồng VNCH 1966 dây leo

100 đồng VNCH 1966 tướng Lê Văn Duyệt

200 đồng VNCH 1966 tướng Nguyễn Huệ

500 đồng VNCH 1966 tướng Trần Hưng Đạo

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1969 - 1975

Năm 1967, Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được thay đổi, thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa, ông Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng Thống thứ 2. Đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang với trận Mậu Thân 1968, kinh tế miền Nam bị ảnh hưởng, đồng tiền bị mất giá. Với những chuyển biến thay đổi của thời cuộc, bộ tiền VNCH 1969 ra đời. Lần này, bộ tiền mới phát hành tăng dần các mệnh giá, không còn in mệnh giá nhỏ.

Bộ tiền VNCH 1969 hay còn gọi là bộ hoa văn bao gồm 6 mệnh giá với 6 màu khác nhau: 20, 50, 100, 200, 500, 1000 đồng. 

20 đồng VNCH 1969 hoa văn

50 đồng VNCH 1969 hoa văn

100 đồng VNCH 1969 hoa văn

200 đồng VNCH 1969 hoa văn

500 đồng VNCH 1969 hoa văn

1000 đồng VNCH 1969 hoa văn

Sang ngày 25/8/1972, Ngân Hàng phát hành bộ tiền 1972 lưu hành song song cùng bộ hoa văn cũ. Bộ tiền VNCH 1972 hay còn gọi là bộ tiền thú, vì mỗi tờ là một con thú khác nhau. Bộ gồm 5 mệnh giá 50, 100, 200, 500, 1000 đồng.

50 đồng VNCH 1972 con ngựa

100 đồng VNCH 1972 con trâu

200 đồng VNCH 1972 con nai

500 đồng VNCH 1972 con cọp

1000 đồng VNCH 1972 con voi

Đến cuối năm 1974, cuộc chiến ngày càng leo thang, vật giá ngày càng trượt dốc. Chính phủ đã ban hành 2 mẫu tiền giấy mới gồm tờ 5000 đồng hình con beo và 10000 đồng hình con trâu. Đây là 2 tờ lớn nhất và cũng là 2 tờ cuối cùng của chế độ. Ngân khố Quốc Gia đã trữ sẵn một lượng lớn 2 mệnh giá này và đã phát lương cho các công chức sĩ quan tại Biên Hòa vào đầu năm 1975.

5000 đồng VNCH 1975 con beo

10000 đồng VNCH 1975 con trâu

Nhưng tình thế thay đổi, Sài Gòn sụp đổ, Ngân Hàng Quốc Gia được chính quyền mới tiếp quản nên hai tờ tiền trên đã không được lưu thông rộng rãi. Chỉ một số ít được tuồn ra ngoài nên giá trị rất cao vì khan hiếm.

Sau ngày 30/4, tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục được lưu hành thêm 5 tháng nữa. Đến ngày 22/9/1975, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra quyết định đổi tiền trên toàn miền Nam. Đồng tiền mới hay còn gọi là tiền giải phóng hay tiền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam [CHMNVN]. Tiền này lấy tên mới là “Ngân Hàng Việt Nam”, tỷ lệ quy đổi cũng khác.

Từ Quảng Nam - Đà Nẵng đổ về Nam thì 500 đồng VNCH = 1 đồng giải phóng.

Từ Thừa Thiên Huế đổ ra Bắc thì 1000 đồng VNCH = 3 đồng giải phóng

Mỗi hộ gia đình chỉ được đổi tối đa 100.000 đồng VNCH, với tiểu thương hay nhà máy phải ký thác vào ngân hàng. Tiền Việt Nam Cộng Hòa kết thúc sứ mạng.

Tiền xưa VNCH theo bộ rất có giá trị, tuy nhiên còn tùy vào những bộ nào và cũng không thể có giá cao ngất ngưỡng cỡ tiền tỷ như mọi người lầm tưởng. Nếu bạn muốn sưu tầm tiền cổ ngân hàng quốc gia miền nam thì shop D-money là một lựa chọn tốt cho bạn ghé thăm. Mỗi giai đoạn ở trên đều dẫn đến mức giá tham khảo tại đây.

Bạn có thể xem và lưu ý đây là mức giá bán ra chứ không phải thu mua. Do đó hãy lưu tâm đến trước khi hỏi các vấn đề đã có sẵn trong bài, đừng ngại lười đọc.

Chi tiết xin liên hệ địa chỉ bán tiền xưa cổ VNCH shop D-money

  • Gọi điện liên hệ trực tiếp/ hoặc qua zalo 0933.645.494
  • Địa chỉ: Hẻm 2683, số 2675/19 Phạm Thế Hiển, P7, Q8, TPHCM [vui lòng gọi trước khi đến]
  • Truy cập vào fanpage của shop nhắn tin ngay dưới đây //www.facebook.com/shopdmoney/

Video liên quan

Chủ Đề