Tính tích cực sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay

09/07/2016 07:45

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh viên, mỗi giảng viên phải có khả năng làm việc với cường độ cao, có tinh thần tự học, tự đổi mới, tiếp cận thực tế, thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức, kỹ năng mới.

Giảng viên phải thành thạo kỹ năng giảng dạy như: cách tổ chức lớp học một cách khoa học, bố trí thời gian hợp lý giữa dạy lý thuyết và thực hành, tổ chức cho sinh viên thảo luận, hướng dẫn sinh viên chủ động trong học tập và tiếp thu kiến thức để biến kiến thức chung thành kiến thức của bản thân... Ðể giúp sinh viên thực sự chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức, giảng viên phải là những  “hướng dẫn viên” tốt. Phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển chung, nhằm phát huy tối đa sự chú ý, tư duy, sáng tạo, năng động của sinh viên. Ðiều này cho thấy rằng, người giảng viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần giảng cho sinh viên mà còn phải năng động, nhạy bén trong từng tiết dạy, từng đối tượng sinh viên. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cần thiết cho sinh viên một cách sinh động, giảng viên còn truyền thụ cho người học lòng hứng thú và say mê trong học tập.

Ðể thực hiện tốt phương pháp này, trước khi bắt đầu học phần mới, giảng viên phải giới thiệu kỹ về học phần mà sinh viên sắp được tiếp cận, vị trí và mục tiêu của học phần trong chương trình, các tài liệu học tập đã được chọn giảng dạy trong nhà trường, cũng như những nguồn tài liệu sinh viên có thể tham khảo để phục vụ cho học phần đó. Trên cơ sở đó, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu tài liệu, giúp sinh viên có sự chuẩn bị để tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, tạo thuận lợi cho sinh viên tích luỹ được vốn kiến thức đa dạng, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận tri thức và phát huy tư duy sáng tạo.

Trong tiết dạy phải có phần thảo luận. Giảng viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung thảo luận, chuẩn bị các câu hỏi và dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thảo luận của sinh viên để có hướng giải quyết hợp lý, ít mất thời gian mà đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình thảo luận, giảng viên không được làm thay sinh viên. Giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên, giúp sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, nắm bắt nội dung học tập, nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc và đầy đủ.

Cần tăng tính tự giác học tập của sinh viên thông qua việc cho sinh viên thấy hệ quả tất yếu giữa kết quả học tập tích cực và vị trí việc làm trong tương lai. Cần cho sinh viên hiểu rằng, năng lực làm việc của bản thân được thể hiện thông qua kết quả học tập và rèn luyện trong quá trình học tập. Phải để sinh viên thấy rằng, muốn làm việc tốt đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực thực sự. Nếu trong quá trình học tập tại trường, sinh viên không tự giác học tập để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thì rất khó bắt kịp với công việc, dẫn đến dễ bị đào thải. Chính vì vậy, phương châm học tập tốt sẽ có việc làm tốt là động lực để thúc đẩy sinh viên tự giác học tập.

Kích thích sinh viên phấn đấu trong học tập thông qua việc đánh thức lòng tự trọng của sinh viên. Nhà trường cần đặt sinh viên ở vị trí của một người đã trưởng thành, một công dân thực thụ để đánh thức lòng tự trọng, ý thức của sinh viên. Từ đó, tăng tính tự giác, tự vươn lên của bản thân, tự chịu trách nhiệm trong sinh hoạt, học tập của mình.

Ðánh giá một sinh viên không chỉ bằng điểm số học tập, mà bên cạnh đó, sinh viên còn có điểm rèn luyện đạo đức, tư tưởng, lối sống lành mạnh. Các phong trào Ðoàn, Hội giúp sinh viên trong quá trình tu dưỡng đạo đức, đây cũng là động lực nhắc nhở các em phải luôn giữ cách sống đúng mực. Các tổ chức đoàn thể tạo một môi trường lành mạnh để các em có điều kiện phấn đấu rèn luyện trở thành những công dân tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

 Yếu tố thuận lợi hiện nay là nhà trường đã chuyển từ hình thức đào tạo từ niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Ðây là một hình thức đào tạo phù hợp với xu hướng chung, hình thức đào tạo này giúp sinh viên có thể lựa chọn môn học, học vượt, học chậm một cách chủ động.

 Ðể sinh viên có thể chủ động hơn trong việc tự mình nghiên cứu tài liệu, từ đó tự lĩnh hội kiến thức, việc cung cấp tài liệu hướng dẫn học tập cho sinh viên là cần thiết. Vì vậy, việc biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập trong phạm vi nhà trường phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với đối tượng sinh viên là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

Giảng viên trong nhà trường cần mạnh dạn giao việc cho sinh viên, bắt đầu từ những việc nghiên cứu những vấn đề nhỏ. Tập và hướng dẫn cho các em nghiên cứu khoa học, từ đó khơi gợi trong các em sự đam mê nghiên cứu và học tập, sáng tạo./.

Phương Trang

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬPCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNGĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNGTIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCThS. Hà Thị Minh ChínhTrường ĐH Thủ đô Hà NộiTóm tắt: Tính tích cực học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả họctập của sinh viên, cũng như việc giảng dạy của giảng viên. Để góp phần nâng cao tínhtích tích cực học tập của sinh viên, đáp ứng đổi mới chương trình đào tạo theo hướngtiếp cận năng lực người học. Trên cơ sở trình bày lý luận cơ bản của tâm lý học vềtính tích cực, chúng tôi phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tíchtích cực học tập của sinh viên, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cựchọc tập của sinh viên Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.Từ khóa: Tính tích cực, học tập, sinh viên, yếu tố ảnh hưởng, biện pháp.1. Đặt vấn đề.Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết số 29-NQ/TW8 về đổimới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình thức, phương pháp thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo”. Trong xu hướng chuyển đổi đó,việc đổi mới dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đangđược chú trọng. Để giúp sinh viên có thể nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyênmôn ở bậc đại học, cũng như đáp ứng đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếpcận năng lực người học hiện nay. Trên cơ sở lý giải một số nguyên nhân ảnh hưởngđến tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô, chúng tôi đã đề xuấtmột số biện pháp giúp sinh viên nâng cao tính tích cực trong hoạt động học tập.2. Nội dung2.1. Tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh viên* Tính tích cực.Tính tích cực được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, hiểu một cách chungnhất theo từ điển Tiếng Việt: Tính tích cực được hiểu theo 2 nghĩa: Một là, chủ độnghướng tới hoạt động, nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển [tư tưởng tích cực,47BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIphương pháp tích cực]. Hai là, hăng hái, năng nổ với công việc [tích cực học tập, tíchcực làm việc] [4].Trên cơ sở phân tích và tiếp cận các quan điểm của các nhà Tâm lý học và Giáodục học, phương pháp luận nghiên cứu tính tích cực theo quan điểm thống nhất giữatâm lý – ý thức – hoạt động – giáo tiếp và nhân cách, chúng tôi định nghĩa tính tíchcực như sau:Tính tích cực là ý thức tự giác của chủ thể thể hiện tính chủ động, say mê,sáng tạo và nỗ lực nhằm thực hiện hoạt động một cách có hiệu quả.* Tính tich cực học tậpHoạt động nhận thức của con người là quá trình phản ánh thế giới nhằm chiếmlĩnh các thuộc tính, quy luật, đặc điểm của sự vật hiện tượng xung quanh để cải tạo thếgiới và đồng thời nhận thức và cải tạo chính bản thân mình. Quá trình nhận thức củasinh viên cũng tuân theo quy luật này nhưng khác với quá trình nhận thức chung củaloài người ở chỗ là có sự hướng dẫn của giảng viên, nhờ vậy sinh viên nhận thức thếgiới nhanh, ngắn gọn và hiệu quả. Họ không phải mò mẫm như các nhà khoa học.Chính vì hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển mộtcách tự giác để lĩnh hội những kỹ năng, kỹ xảo mới. Cho nên khái niệm hoạt độngnhận thức rộng hơn khái niệm học tập, học tập chỉ là một dạng hoạt động đặc thù củacon người.Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính tích cực học tập, trong khuôn khổ bàiviết này tôi xin trích dẫn một số quan điểm sau:Nguyễn Thị Coong trong để tài nghiên cứu của mình cho rằng: Tính tích cựchọc tập của sịnh viên là ý thức tự giác của sinh viên về mục đích học tập, thông qua đósinh viên huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ họctập một cách có hiệu quả.Trần Bá Hoành cho rằng tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện ở sựkhát khao khoa học, hay nêu thắc mắc, chủ động vận dụng sự tập trung chú ý, sự kiêntrì vượt mọi khó khăn để đạt mục đích. Biểu hiện của tính tích cực học tập ở các mứcđộ khác nhau: Tái hiện, tìm tòi, sáng tạo. [1]Theo chúng tôi, sinh viên muốn tích cực học, trước hết phải có nhu cầu học.Nhu cầu nhận thức, sự khát khao chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để tồn tại và pháttriển nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội là động lực thúc đẩy sinh viên tích cựchọc. Sinh viên càng tích cực tham gia hoạt động học thì sự thỏa mãn nhu cầu nhận48HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAthức càng cao, vì vậy các em có niềm vui và say sưa trong học tâp. Chính trong quátrình này sinh viên dần ý thức được sự cần thiết phải thỏa mãn nhu cầu nhận thức nhưthế nào cho có hiệu quả trong hiện tại và tương lai.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.Tính tích cực học tập của sịnh viên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quanxuất phát từ chính bản thân sinh viên, và các yếu tố khách quan, từ môi trường họcnhư điều kiện cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của thầy, cô và các yếu tố giađình và xã hội. Trên đây chúng tôi chỉ xin trình bày những yếu tố cốt lõi có ảnh hưởngsâu sắc đến tính tích cực học tập của sinh viên.2.2.1. Các yếu tố chủ quan- Nhu cầu học tập của bản thân.Sinh viên muốn tích cực học tập, trước hết phải có nhu cầu học. Nhu cầu là yếutố quan trọng nhất để thúc đẩy sinh viện học tập.Sinh viên có nhu cầu hiểu biết về nghề nghiệp cao sẽ luôn khát khao và say mênỗ lực trí tuệ để tìm kiếm tri thức nghề nghiệp. Do vậy, cần khơi dậy nhu cầu nhậnthức nghề nghiệp của sinh viên và kích thích sự tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thứcnghề nghiệp vào việc thực hành nghề nghiệp. Sinh viên càng tích cực tìm hiểu về nghềnghiệp, thì sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức nghề nghiệp càng cao, vì vậy các em cóniềm vui say sưa và nỗ lực trong học tập.- Khả năng nhận thức của sinh viên.Khả năng nhận thức và khả năng tự giáo dục, rèn luyện của sinh viên là các yếutố đảm bảo sinh viên thích ứng được với các yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Đối vớinhững sinh viên có khả năng nhận thức tốt thì dễ có hứng thú với học tập. Ngược lạikhả năng nhận thức chưa tốt, thua kém người khác thì cũng dễ dẫn đến tình trạng biquan, chán nản, thiếu phấn đấu trong học tập.- Động cơ, thái độ của sinh viên với nghề nghiệp.Động cơ nghề nghiệp luôn có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng rèn luyện,học tập của mỗi sinh viên. Nếu sự lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ chính lòng yêunghề, sự phù hợp với trình độ, năng lực bản thân, sẽ tạo nên động lực thúc đẩy, lôicuốn và kích thích sinh viên tích cực hoạt động trong quá trình học tập và rèn luyệnnghề nghiệp. Do đó trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải quan tâm hìnhthành động cơ nghề nghiệp đúng đắn cho sinh viên, qua đó tích cực hóa hoạt động họctập của sinh viên.49BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIThái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, đối với nội dung rèn luyện nghề nghiệplà điều kiện cần thiết để hình thành động cơ học tập. Thái độ đối với việc rèn luyệnnghiệp vụ nghiêm túc sẽ duy trì và phát triển động cơ học tập, giúp sinh viên tích cực,tự giác cao hơn trong học tập, rèn luyện nghiệp vụ để chuẩn bị cho nghề nghiệp tươnglai mà mình đang theo học.2.2.2. Các yếu tố khách quan.- Vai trò, ý nghĩa của môn học, chương trình học.Vai trò và ý nghĩa của môn học, chương trình học có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên. Môn học có ý nghĩa vớisinh viên, sát với thực tiễn cuộc sống sẽ khơi gợi nhu cầu học tập và làm nảy sinhhứng thú học tập. Ngược lại một môn học không có ý nghĩa, không cần thiết sẽ tạo rasự nhàm chán và làm mất đi hứng thú học tập của người học.- Phương pháp giảng dạy của giảng viên.Có thể nói rằng tính tích cực học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng rất nhiều từphía người dạy, đặc biệt là phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy nếugiảng viên sử dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,đặc điểm nhận thức, nội dung học tập, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy họctích cực [nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận..] thì có thể khơi gợi được hứng thú, lòngsay mê, khả năng tư duy sáng tạo của người học, phát huy được tính tích cực học tậpcủa sinh viên.Bên cạnh đó phong cách giảng dạy của giảng viên cũng ảnh hưởng rất lớn đếntình cảm, thái độ, tính tích cực học tập ở trên lớp và cả khâu tự học của sinh viên.Niềm say mê trong nghiên cứu khoa học, tính nghiêm túc trong việc tự bồi dưỡngnâng cao trình độ của người thầy là tấm gương sáng khơi gợi tính tích cực, tự giác củasinh viên trong học tập.- Điều kiện và phương tiện học tập.Điều kiện, phương tiện học tập có ảnh hưởng rất lớn đến niềm say mê, hứng thúvà tính tích cực học tập của sinh viên. Trong đó đáng chú ý là hệ thống thư viện, sáchtham khảo, điều kiện không gian và trang thiết bị phục vụ cho học tập….có ảnh hưởngtrực tiếp nhất. Vì vậy, phải quan tâm trang bị đầy đủ và từng bước hiện đại hóa cácphương tiện học tập để sinh viên học tập nghiên cứu.- Hoàn cảnh gia đình và các yếu tố xã hội.50HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAĐây là hai yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực, tự giác của ngườihọc. Môi trường xã hội lành mạnh tích cực, sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựngđộng cơ, thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên. Hoàn cảnh gia đình, hạnh phúc, yênấm, bố mẹ có trách nhiệm và quan tâm đến con cái thì sinh viên sẽ yên tâm hơn và cóđiều kiện hơn trong việc học tập.Tóm lại, Để giúp sinh viên nâng cao tính tích cực học tập, chúng ta phải xemxét những yếu tố chủ quan, khách quan từ đó có những biện pháp tác động phù hợp đểnâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.2.3. Một số biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực học tập của sinh viêntrường Đại học Thủ đô Hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo theohướng tiếp cận năng lực người học.Thứ nhất: Giảng viên cần quan tâm phát hiện và giúp sinh viên hình thànhđộng cơ, thái độ học tập đúng đắn.Động cơ và thái độ học tập đúng đắn quyết định phần lớn đến tích tích cực họctập của sinh viên. Muốn giáo dục, hình thành động cơ học tập đúng đắn cho sinh viêngiảng viên cần phải hiểu được động cơ học tập của họ. Phát hiện được động cơ học tậpcủa sinh viên trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, giao tiếp sư phạm bằng cáchquan sát, điều tra các biểu hiện về nhu cầu, hứng thú, thái độ tiến hành các hành độnghọc tập. Từ đó có biện pháp, uốn nắn tư vấn hình thành động cơ nhận thức và động cơnghề nghiệp đúng đắn cho sinh viên.Thứ hai: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của sinh viênĐể nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên, về phương pháp và hình thứctổ chức giảng dạy. Giảng viên cần:- Tăng cường sự kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau, đặc biệt giảngviên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cự hóa hoạtđộng nhận thức của người học như: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,tăng cường liên hệ thực tế…cũng như tăng cường ứng dụng các phương tiện hiện đạivào dạy học nhằm khơi gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo của người học.- Cụ thể hóa tri thức, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung các bài giảng.- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên tổ chức hoạt động học tập, nội và ngoạikhóa đa dạng, phong phú: Học tập trên lớp, tham gia hội thi, tổ chức các câu lạc bộhọc tập, giải quyết các nhiệm vụ học tập có liên quan đến chương trình bộ môn, từ đó51BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInâng cao nhận thức về đối tượng của hoạt động học tập bộ môn sâu sắc hơn, đầy đủhơn, làm cho ý nghĩa của môn học trở thành ý nghĩa thiết thân của sinh viên, đồngthời hướng dẫn sinh viên cách thức học tập hợp lý, khoa học, góp phần nâng cao chấtlượng học tập bộ môn.Thứ ba: Hướng dẫn phương pháp học tập đại học cho sinh viênĐổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới phương pháp học tập.Học tập ở môi trường Đại học khác với học ở phổ thông. Để giúp cho sinh viên cóphương pháp học tập phù hợp nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong họctập, người giảng viên phải hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập bộ môn màmình phụ trách.. có như vậy mới đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức môn học mộtcách sâu sắc và bền vững.Thứ tư: Thư viện trường cần có đủ sách, báo tạp chí…cho sinh viên đọc thamkhảo nghiên cứu.Để học tập đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi sinh viên không những nghiên cứu kỹnội dung trong giáo trình của môn học, mà còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu, sáchbáo, tạp chí có liên quan đến môn học. Chính vì vậy việc trang bị đầy đủ sách, báo, tạpchí….trong thư viện trường cho sinh viên mượn đọc tham khảo là rất cần thiết. Việcđọc thêm các tài liệu, không những giúp sinh viên mở rộng thêm kiến thức mà còngiúp sinh viên thấy được ý nghĩa thực tiễn của môn học, từ đó góp phần nâng cao hứngthú học tập của sinh viên.Thứ năm: Hướng dẫn cách sinh viên vận dụng, ứng dụng những kiến thức đãhọc vào thực tiễn.Mục đích của dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt tri thức, kỹ năng kỹxảo, mà còn phải giúp sinh viên biết cách vận dụng những tri thức, kỹ năng kỹ xảo đãhọc được vào giải quyết các vấn đề trong công việc, trong cuộc sống. Đây cũng là cáchgiúp sinh viên thấy được ý nghĩa thực tiễn và sự cần thiết của môn học.Thứ sáu: Giảng viên bộ môn, cố vần học tập cần nhiệt tình quan tâm, thamvấn cho sinh viên, giúp họ giải quyết những khó khăn trong học tập cũng như trongcuộc sống.3. Kết luận:Học tập chỉ đạt kết quả cao khi người học có ý thức, có phương pháp học tậptích cực. Bên cạnh những yếu tố chủ quan xuất phát từ chính bản thân người học, thìyếu tố khách quan bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực học tập52HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAcủa sinh viên. Việc thực hiện tốt các biện pháp nêu trên sẽ có tác động tích cực đến ngườihọc, từ đó hình thành nên nhu cầu, động cơ và thái độ học tập đúng đắn của sinh viên.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Đặng Vũ Hoạt [chủ biên], Hà Thị Đức [2009], Lí luận dạy học đại học, NxbĐH Sư phạm, Hà Nội.[2]. Trần Bá Hoành [2006], Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sáchGiáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.[3]. Đặng Hữu Giang [2003], Bản chất tâm lý của tính tích cực học tập. Tạp chíTâm lý học.[4]. Nguyễn Như Ý, trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục,, 1996,p. tr 1120.53

Video liên quan

Chủ Đề