Tiêu tai cát tường thần chú là gì

Kinh này chép rằng: Bấy giờ Phật ở tại cõi trời Tịnh Cư. Ngài bảo các Vì sao Tu, Sao Diệu....28 tinh tú, 12 cung thần và các vị thiên chúng lưu hành giữa hư không, Phật dẫn tích dạy rằng: Ta nay nhắc nói đức Phật Ta La Vương Như Lai đã thuyết rõ ra một thần chú Xí Thịnh Quảng Ðại Uy Ðức Đà La Ni là phương pháp để giải tai nạn phàm là tại nơi thủ đô, đến ngoài ranh cõi mà có 5 ngôi sao xâm lăng; Sao La Hầu, sao Nhuế, sao Bột, Sao Yêu, nó chiếu đến chỗ sở thuộc của người là các ngôi sao nơi sao cung bản mạng; hoặc nó chiếu đến chỗ đế tọa, và các khu vực ngoài đồng nội, sẽ gây nên mọi điều chướng ngại, tai hại chi, cũng đều trừ diệt liền, nếu nhân chúng mỗi địa phương ấy, đồng tuân y đúng pháp lập chương trình kỳ hạn để niệm một trăm tám biến thần chú này.

Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta phạ hạ.

Ðã từ nơi tâm với tai, lại cũng từ nơi tâm diệt tai, nên nói tiêu tai. Bởi chỗ tạo nghiệp từ đời trước, nên nay cảm chịu lấy nghĩa là các điều thống khổ nó tập trung nơi cái thân tâm đây, nên nó là tai. Nghiệp chướng đã thanh tịnh rồi, sự ấy được vui mừng nơi tâm, nên nói là cát tường.

Người mà tu trì pháp thần chú đây, tâm phải đủ ba phép Quán: lấy phép Không quán để tiêu tai; dùng phép Giả Quán để hội sự cát tường mà không hay. Giả gì cũng đều chỉ là một niệm vì tai thì tiêu, cát thì đến, đồng gọi là pháp giới tánh, đây tức là Trung Quán. Hễ tâm mê thì cát tức là tai, còn tâm Ngộ thì tai tức là cát. Nghĩa là tâm còn hôn mê thì, dầu là điều cát tường cũng thành ra tai hại! Tâm đã giác ngộ rồi, vì dầu tai hại cũng hóa thành cát tường!

Với lẽ Tam quán, đem tâm so xét đã như thế, thì với Tứ giáo. Lục tức cũng có thể đem tâm so xét được cả, nếu để ý nghĩ rộng thì đặng rõ thấy.

Như vậy! hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi NĂNG CHẤP, SỞ CHẤP hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành”.

Công năng của Thần Chú này được các Kinh ghi nhận là:

“Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại cung Trời Tĩnh Cư bảo chư Thiên, Tú Diệu, 12 Cung Thần rằng: “Nay Ta nói Quá Khứ Sa La Vương Như Lai Chân Ngôn. Nếu có quốc vương mà quốc giới của mình bị 5 Tinh [5 vì sao] lấn bức 28 Tú với Đế Tòa thì mỗi ngày vào lúc sáng sớm, ở trong Đạo Trường, kết Ấn, tụng Chân Ngôn 7 biến ắt 5 Tinh, các Diệu chẳng thể lấn bức các Tòa, chẳng thể gây tai họa.

Nếu Hỏa Tinh [Aṅgāraka] muốn vào Nam Đẩu. Nên ở dưới tượng một Tôn Phẫn Nộ [Krodha-nātha] điểm hình Nam Đẩu và điểm Hỏa Tinh. Ở trong đây vẽ hình Thiết Đốt Lỗ [Śātru: Oan gia] ấy, viết tên ở trên trái tim, kết Ấn rồi để Ấn ở trên thân tượng Phẫn Nộ, tụng Chân Ngôn 7 biến. Ở trên câu Sa Phộc Hạ [Svāhā] gia thêm tên Thiết Đốt Lỗ ấy, dùng âm thanh phẫn nộ tụng Chân Ngôn thì hết thảy tai họa sẽ dời đi.

Tướng Ấn đó là: Hai tay cài chéo nhau bên trong rồi nắm quyền. Hợp cứng 2 ngón giữa, đều co ngón trỏ ở phía sau ngón giữa như hình cái chày Kim Cương, đem 2 ngón cái đè lên vạch lóng thứ hai của ngón giữa.

Chân Ngôn này là nơi gia trì của tất cả Như Lai, hay thành biện 8 vạn loại việc cát tường. Hay trừ diệt 8 vạn loại tai họa, mộng ác chẳng lành. Nếu có người thấy nghe các việc Bất Tường thì thanh tĩnh tâm tụng một biến ắt chẳng thể gây tai họa.

Nếu 5 Tinh đi đến Tòa Vị thành lấn bức hoặc xuyên qua hoặc đi lùi xâm lấn.

Liền ở trên câu Sa Phả Ha [Svāhā] gia thêm tên của vì sao ấy, tụng Chân Ngôn 7 biến thì mệnh được 5 Tinh tác thiện [tạo việc tốt lành] chẳng thể gây hại.

Hoặc nhóm sao Thái Bạch đi đến phần dã của các Tú với Đế Tòa ở trong phần dã Tú, như trước ở dưới Tượng vẽ hình người ác đó cũng làm người ấy bị hao tổn, khiến chẳng khởi Ý ác.

Hoặc bị La Hầu che lấp gây khốn đốn. Mặt trời, mặt trăng bị che. Hoặc Tuế Tinh hiện, hoặc hạn hán, sóng to. Nên ở nơi ẩn mật trong Đạo Trường, thân mặc áo màu đen, ngồi hướng mặt về phương Nam. Đem tro đốt tử thi vẽ tam giác. Trong Đàn vẽ nhóm La Hầu [Rāhu] Tuế Tinh [Ketu] ấy. Khi hạn hán, sóng to thì vẽ hình Rồng [Nāga], ở trên trái tim người ấy thì viết tên ngưới ấy. Vào lúc giữa đêm [giờ Tý] hay giờ Ngọ thì đốt An Tất Hương, niệm tụng. Ở trong câu Chân Ngôn, gia thêm tên người đó. Lấy cành Thạch Lựu quất vụt hình người ấy, tụng Chân Ngôn 21 biến, mỗi biến vụt một lần, liền trừ.

Tiêu Tai Các Tường Thần Chú có tên gọi đầy đủ là Xí Thịnh Quang Đại Uy Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Lại có tên gọi khác là Đại Hỏa Luân Kim Cương Chú, Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh Chân Ngôn

𑖡𑖦𑖾 𑖭𑖦𑖡𑖿𑖝-𑖤𑖲𑖟𑖿𑖠𑖯𑖡𑖯𑖽 𑖀𑖢𑖿𑖨𑖝𑖰𑖮𑖝-𑖫𑖭𑖡𑖯𑖡𑖯𑖽 𑖝𑖟𑖿𑖧𑖞𑖯: 𑖌𑖼_ 𑖏𑖏 𑖏𑖮𑖰 𑖏𑖮𑖰 _ 𑖮𑖳𑖽 𑖮𑖳𑖽 _ 𑖕𑖿𑖪𑖩 𑖕𑖿𑖪𑖩 _ 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖪𑖩 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖪𑖩 _ 𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘 𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘 _ 𑖬𑖿𑖘𑖿𑖨𑖰 𑖬𑖿𑖘𑖿𑖨𑖰 _ 𑖭𑖿𑖣𑖘𑖿 𑖭𑖿𑖣𑖘𑖿 𑖫𑖯𑖡𑖿𑖝𑖰𑖎 𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸 _ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ APRATIHATA-ŚASANĀNĀṂ TADYATHĀ: OṂ_ KHAKHA KHAHI KHAHI _ HŪṂ HŪṂ _ JVALA JVALA _ PRAJVALA PRAJVALA _ TIṢṬA TIṢṬA _ ṢṬRI ṢṬRI _ SPHAṬ SPHAṬ_ ŚĀNTIKA ŚRĪYE _ SVĀHĀ

Chân Ngôn này y theo Bản Thệ của Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh [Prajvaloṣṇīṣa] tạo thành Pháp bí mật giúp cho người tu trì dứt trừ tai nạn

Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh còn có tên gọi là Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Minh Vương là một Hóa Tôn phẫn nộ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni [Śākya-muṇi] biến hóa ra để giáo hóa chúng sinh. Do từ các lỗ chân lông trên thân của Tôn này phát ra ánh lửa sáng rực rỡ hay dạy bảo sai khiến [giáo lệnh] chiết phục chư Thiên của nhóm Quang Diệu là mặt trời, mặt trăng, tinh tú.. mà có tên gọi là Xí Thịnh Quang [Prajvala]

Trong Thai Tạng Giới Man Đa La [Garbha-dhātu-maṇḍala] thì Tôn này được xem là đồng Thể với Tối Thắng Phật Đỉnh [Vijayoṣṇīṣa]. Ngoài ra cũng có thuyết cho rằng Ngài là một Thể với Quang Tụ Phật Đỉnh [Tejorāśi-uṣṇīṣa] hay Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh [Ekāṣaroṣṇīṣa-cakra]

Chữ chủng tử của Tôn này là: BHRŪṂ [𑖥𑖿𑖨𑖳𑖽]

Khi xảy ra hiện tượng Nhật Nguyệt Thực, trời thay đổi, đất nghiêng động, gió, mưa gây ra tai vạ thì có thể tu Pháp này đề trừ Họa chiêu Phước và gọi là Xí Thịnh Quang Pháp với Bản Tôn của Pháp tu là Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh

_ Phật Thuyết Đại Oai Đức Kim Luân Phật Đảnh Xí Thịnh Quang Như Lai Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni Kinh ghi nhận là:

Đức Phật bảo: “Nếu trong quốc giới hoặc nơi các chỗ cùng Thiện nam tử, nữ nhân bị các Thiên Tinh lâm vào thân hình, nên viết chép kinh này chí tâm thọ trì đọc tụng, thường phải hộ tịnh. Đà La Ni này tất cả Như Lai đều nói, hay thành tựu 8400 các việc tốt lành, hay tiêu trừ 8400 các việc xấu ác. Nếu như Quốc Vương, Đại thần, quyến thuộc cùng nhân dân hoặc bị Ngũ Tinh, La Hầu, Kế Đô, Tuệ Bột, quái ác các Tinh Tú, lăng bức đế tòa, hoặc trong nước, trong nhà, hoặc nơi phần dã [đồng trống] các cung mạng khởi lên các tai nạn, hoặc Thổ Tinh lăng bức hoặc tới hoặc lui, hoặc oan gia nhiều đời muốn mưu hại, các ác hoạnh sự, khẩu thiệt, ếm đối, chú tà, bùa ngải làm ra các tai nạn, khiến các chúng sanh y Pháp thọ trì, tất cả tai họa không làm hại được, chuyển họa thành phước, đều đặng an lành. Ta nói Đà La Ni này công đức không thể suy lường so sánh được. Cần bí mật thọ trì, không nên vọng truyền”.

Đức Phật bảo Đại Chúng: “Nếu trong quốc giới, tai nạn nổi lên không được an ổn, nam tư, nữ nhân bị các biến quái, nên thỉnh chúng Tăng như Pháp tạo lập Đàn Tràng, an trí tượng Phật, giữ gìn Giới hạnh, hương hoa, đèn, nến, tùy phần cúng dường, khiến cho chúng sanh được phước vô lượng, các tai nạn đều tiêu trừ”.

_Ý nghĩa căn bản của Thần Chú này là:

𑖡𑖦𑖾 𑖭𑖦𑖡𑖿𑖝-𑖤𑖲𑖟𑖿𑖠𑖯𑖡𑖯𑖽

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ

Quy mệnh khắp cả chư Phật

𑖀𑖢𑖿𑖨𑖝𑖰𑖮𑖝-𑖫𑖭𑖡𑖯𑖡𑖯𑖽

APRATIHATA-ŚASANĀNĀṂ

Các Bậc không có chướng ngại

𑖝𑖟𑖿𑖧𑖞𑖯

TADYATHĀ

Như vậy, liền nói Chú là

𑖌𑖼

OṂ

Tam Thân quy mệnh

𑖏 𑖏

KHA KHA

Chữ KHA có nghĩa là Hư Không. Thế Gian cùng nhau công nhận là Pháp VÔ TÁC. Nếu tất cả các Pháp vốn chẳng sinh, lìa các sự tạo tác thì rốt ráo như tướng Hư Không. Các Pháp như tướng Hư Không đó là tướng chẳng hư dối. Do dùng hai lần chữ KHA biểu thị cho các Pháp vốn chẳng tạo tác, bình đẳng như Hư Không.

𑖏𑖮𑖰 𑖏𑖮𑖰

KHAHI KHAHI

Chữ KHA là Hư Không

Chữ HI gồm có chữ HA là NHÂN và chữ I là CĂN GỐC

Do đó KHAHI tức là Nhân Căn của các Pháp như Hư Không. Vì dùng hai lần chữ KHAHI biểu thị cho Nhân Căn của các Pháp vốn chẳng sinh, bình đẳng như Hư Không Do tướng Hư Không chẳng thể đắc nên KHAKHA KHAHI KHAHI biểu thị cho tướng VÔ KIẾN ĐỈNH của Như Lai.

𑖮𑖳𑖽 𑖮𑖳𑖽

HŪṂ HŪṂ

Chữ HŪṂ là Nhân Khủng Bố. Do hai lần dùng chữ HŪṂ nên phá diệt hai loại Phiền Não không còn dư sót khiến cho Trọng Chướng Nhị Biên rốt ráo thanh tĩnh

𑖕𑖿𑖪𑖩 𑖕𑖿𑖪𑖩

JVALA JVALA

Chữ JVALA có nghĩa là Cháy Bùng nên biểu thị cho ánh lửa rực rỡ, hoặc mang nghĩa Tỏa ánh sáng rực rỡ [Phóng Quang]. Do hai lần dùng chữ JVALA nên thiêu cháy hết cả NĂNG CHẤP và SỞ CHẤP thành tựu sự thanh tịnh

𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖪𑖩 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖪𑖩

PRAJVALA PRAJVALA

Chữ PRAJVALA có nghĩa là Vô Thượng Quang Diễm [ánh lửa rực rỡ vô thượng]. Do hai lần dùng PRAJVALA biểu thị cho sự phóng ánh sáng Vô Thượng từ Đỉnh Kế của Phật gia trì cho chúng sinh trừ diệt các Ái để được sự chẳng nhiễm dính sáu Trần.

𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘 𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘

TIṢṬA TIṢṬA

Chữ TIṢṬA có nghĩa là Kiên Trú. Do hai lần dùng chữ TIṢṬA nên biểu thị cho sự cầu nguyện được an trú vững chắc trong sự gia trì của Phật Đỉnh để diệt trừ các Ái chẳng nhiễm sáu Trần.

𑖬𑖿𑖘𑖿𑖨𑖰 𑖬𑖿𑖘𑖿𑖨𑖰

ṢṬRI ṢṬRI

Chữ ṢṬRI có nghĩa là Bụi Trần phá hoại khiến cho trì độn chậm chạp. Do hai lần dùng chữ ṢṬRI biểu thị cho sự trì độn chậm chạp phá hoại của Nội Chướng và Ngoại Chướng.

𑖭𑖿𑖣𑖘𑖿 𑖭𑖿𑖣𑖘𑖿

SPHAṬ SPHAṬ

Chữ SPHAT có nghĩa là Phá Hoại Tồi Diệt . Do hai lần dùng chữ SPHAT nên phá bại diệt trừ được sự tàn phá trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng.

𑖫𑖯𑖡𑖿𑖝𑖰𑖎

ŚĀNTIKA

Chữ ŚĀNTIKA có nghĩa là Tức Tai nên dùng chữ này để dứt trừ chận đứng mọi tai họa, nạn chướng.

𑖫𑖿𑖨𑖱𑖧𑖸

ŚRĪYE

Chữ ŚRĪYE có nghĩa là Cát Tường. Dùng Chữ này biểu thị cho sự đạt đến mọi điều an vui khoái lạc.

𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

SVĀHĀ

Thành tựu

Toàn Bài Chú trên có thể diễn dịch là :

“Quy mệnh hết thảy chư Phật, các Bậc Vô Chướng Ngại ở khắp mười phương

Như vậy! hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi NĂNG CHẤP, SỞ CHẤP hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành”

Chủ Đề