Tiếng Anh trong trường tiểu học

Tham gia những chương trình học tiếng anh phù hợp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Ngoài ra còn là tiền đề để con đạt được kết quả cao trong quá trình học tập tại trường.

Yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về kiến thức tiếng Anh tiểu học là gì? Và trẻ cần được học tiếng Anh như thế nào? A+ English chia sẽ bậc cha mẹ sẽ biết đâu là chương trình học phù hợp với con.

1. Mục tiêu chương trình tự chọn tiếng Anh tiểu học

Mục tiêu là giúp các con hình thành các kỹ năng giao tiếp cơ bản, đơn giản bằng tiếng Anh. Phát triển đồng đều 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Giai đoạn đầu tiên chú trọng vào 2 kỹ năng tiếp nhận là nghe và đọc.

Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp các con những kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Giúp sinh có thêm hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa của một số nước nói tiếng Anh. 

2. Yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh đối với các bé độ tuổi tiểu học

Học sinh có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức đơn giản theo 4 chủ đề như sau:

  • Bản thân và bạn bè.
  • Gia đình và hoạt động hàng ngày.
  • Nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi.
  • Thế giới quanh em.

2.1. Kỹ năng nghe:

Sau quá trình học tiếng Anh ở bậc tiêu học, trẻ cần:

  • Nghe và hiểu được các câu tiếng Anh ngắn, dễ liên quan đến các chủ đề đã được học.
  • Nghe, hiểu nội dung chính của các đoạn hội thoại, các đoạn văn đơn giản.

2.2. Kỹ năng nói

Về kỹ năng nói, trẻ cần:

  • Biết cách hỏi cũng như trả lời các câu tiếng Anh ngắn liên quan đến kiến thức đã học.
  • Biết cách dùng các từ vựng và các câu tiếng Anh cơ bản để giới thiệu về bản thân. Mở rộng ra là gia đình, nhà trường cùng các hoạt động vui chơi và học tập khác.

2.3. Kỹ năng đọc

Các con cần đọc và hiểu nội dung chính của các đoạn văn, đoạn hội thoại tiếng Anh đơn giản. Thông thường có độ dài từ 40 đến 50 chữ trong phạm vi nội dung kiến thức đã được học.

2.4. Kỹ năng viết

Với trẻ em độ tuổi tiểu học, sau khi học tiếng Anh, trẻ cần:

  • Kỹ năng viết các câu tiếng Anh đơn giản liên quan đến nội dung học.
  • Biết điền một số loại giấy tờ đơn giản như thời khóa biểu, nhãn vở, phong bì, bưu thiếp,…

3. Đặc điểm tâm lý và phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển con người sẽ thay đổi. Tất cả đều dựa trên những điều được học, những kinh nghiệm được tích lũy, cũng như những yêu cầu từ môi trường xã hội.

Do đó, thầy cô cần lựa chọn cách giảng dạy phù hợp với tâm lý, hành vi của trẻ.

Theo các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 6 tuổi rất linh hoạt. Trong giai đoạn này, vốn từ vựng của chúng nhanh chóng tăng lên không ngừng.  Phát âm của trẻ sẽ rõ ràng hơn bắt đầu sử dụng các dạng ngữ pháp phức tạp khi nói.

4. Hoạt động chủ đạo

Chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Giai đoạn này trẻ sẽ học các môn học cơ bản và đối mặt với các cuộc thi ở trường. Chính vì vậy, trong độ tuổi mầm non, cha mẹ nên để con làm quen dần với tiếng Anh. Để giai đoạn này, trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu mà các bài thi tiếng Anh đưa ra.

4.1. Tri giác

Ở độ tuổi tiểu học, tri giác của các bé còn mang tính đại thể và thường không ổn định. Vào những năm đầu tiểu học, tri giác của trẻ gắn với những hành động mang tính trực quan. Đến tầm lớp 4, tri giác của bé mang tính xúc cảm nhiều hơn. Lúc này, trẻ thích quan sát các sự vật và các hiện tượng hấp dẫn, có màu sắc rực rỡ.

Do đó, cha mẹ nên kết hợp các kiến thức cần học với những hành động trực quan. Đồng thời gắn liền đến các xúc cảm đặc biệt. Chẳng hạn cho bé tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề với những câu thoại tiếng Anh.

4.2. Tưởng tượng

Giai đoạn này, não bộ của trẻ đã có sự phát triển hoàn thiện hơn so với thời điểm trước. Chính vì vậy, khả năng tưởng tượng của con đã có những tiến bộ và trở nên phong phú hơn.

Đầu giai đoạn tuổi tiểu học, trí tưởng tượng của con còn đơn giản và dễ thay đổi. Cuối cấp tuổi tiểu học, trẻ đã có thể tạo ra hình ảnh mới thông qua những hình ảnh cũ. Đặc biệt, trí tưởng tượng của con ở độ tuổi này dễ bị chi phối bởi cảm xúc, tình cảm. Những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của em.

Các nhà giáo dục khuyến nghị phát triển trí tưởng tượng của trẻ bằng những hình ảnh có cảm xúc. Cùng với đó, hãy đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở. Từ đó thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Giúp các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.

4.3. Chú ý

Đầu giai đoạn tuổi tiểu học, trẻ dễ bị mất tập trung trong quá trình học tập. Đa số trẻ chỉ chú tâm khi được tham gia các giờ học có đồ dùng trực quan, hấp dẫn. Ví dụ như các bộ tranh ảnh minh họa nhiều màu sắc,…

Ở giai đoạn này, phương pháp giảng dạy cho trẻ là sử dụng các hình ảnh minh họa trực quan. Hoặc cho trẻ tham gia vào những trò chơi tiếng Anh hấp dẫn.

Cuối cấp tuổi tiểu học, trẻ đã có khả năng chú ý một cách có chủ định. Hơn nữa trẻ còn biết cách nỗ lực để học một kiến thức được yêu cầu.

Cùng với đó, sự chú ý của trẻ cũng đã xuất hiện giới hạn về thời gian. Trẻ biết cách tính toán và định lượng khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó. Từ đó cố gắng thực hiện và hoàn thành công việc trong thời gian đã được quy định.

Vậy nên, cha mẹ và thầy cô nên cho trẻ công việc, bài tập có giới hạn về thời gian.

4.4. Các chương trình học tiếng Anh cho bé tiểu học

Hiện nay, có rất nhiều chương trình học tiếng Anh tiểu học mà cha mẹ có thể chọn lựa. Mỗi hình thức dạy và học tiếng Anh đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

4.5. Học tiếng Anh ở trường tiểu học

Mặc dù tiếng Anh là môn học tự chọn. Nhưng vì tầm quan trọng của nó, các các trường tiểu học đều dạy như môn ngoại ngữ chính. Do đó, hầu hết các bé đều phải tham gia vào các lớp học tiếng Anh ở trường.

Kiến thức tiếng Anh trẻ được học tại trường được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục. Vì vậy nếu chăm chỉ, trẻ có thể vượt qua được những kì thi tiếng Anh một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, thời lượng học tiếng Anh ở trường quá ngắn, ít có môi trường thực hành giao tiếp. Do đó, rất khó để trẻ có thể nâng cao khả năng nghe nói và giao tiếp tiếng Anh.

4.6. Học tiếng Anh tiểu học ở các trung tâm Anh ngữ

Khi học tiếng Anh ở trung tâm, bé sẽ có được môi trường học và thực hành tốt hơn. Khi được nghe nói tiếng Anh thường xuyên, bé sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Đồng thời hình thành phản xạ nghe nói tiếng Anh tiểu chuẩn.

Quan trọng nhất, khi đi học ở trung tâm, trẻ được tiếp xúc với giáo viên người bản ngữ. Điều này giúp con phát âm chuẩn và hình thành khả năng phản xạ khi giao tiếp. Trẻ không còn tự ti, mà ngược lại rất tự tin khi nói chuyện với người bản xứ. 

Nếu cha mẹ chưa biết được trung tâm nào phù hợp với con, hãy tìm hiểu chương trình học A+ English.

  • Học tiếng Anh với 100% giáo viên nước ngoài.
  • Một lớp học chỉ từ 4-8 học sinh.
  • Đảm bảo đầu ra theo từng cấp độ từ Starters đến Ielts 7.0 theo chuẩn Cambridge
  • Kiểm tra, đánh giá khả năng học tiếng anh của con hàng tháng, phụ đạo ngay khi con học yếu.

School [Trường học], Class room [Lớp học], Teacher [Cô giáo],… đây là những từ vựng tiếng Anh cơ bản liên quan tới chủ đề về trường học. Thế nhưng, bạn có thể liệt kê được hết danh sách các từ vựng về trường học như: các cấp học trong tiếng Anh, các loại trường học trong tiếng Anh hay tên các phòng trong trường học bằng tiếng Anh,… Đối với nhiều bạn học ngoại ngữ thì điều này có vẻ hơi “khoai” đúng không nào? Ngày hôm nay, hãy cùng Hack Não Từ Vựng tìm hiểu trọn bộ từ vựng tiếng Anh về trường học cũng như một số đoạn hội thoại giao tiếp liên quan tới chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Từ vựng tiếng Anh về trường học – cấp trường học

Với mỗi độ tuổi sẽ có những cấp độ trường lớp khác nhau phù hợp, ví dụ như: “Trường mẫu giáo [Kindergarten], Trường tiểu học [Primary School], Trường đại học [University],… “. Cùng tìm hiểu tên gọi dành cho từng cấp độ trường lớp khác nhau trong chủ đề từ vựng về trường học dưới đây nhé.

Từ vựng tiếng Anh về trường học

  • Nursery School: trường mầm non
  • Kindergarten: trường mẫu giáo
  • Primary School: trường tiểu học
  • Secondary School: trường trung học cơ sở
  • High School: trường trung học phổ thông
  • University: trường đại học
  • College: cao đẳng
  • State School: trường công lập
  • Day School: trường bán trú
  • Boarding School: trường nội trú
  • Private School: trường dân lập
  • International School: trường quốc tế

Từ vựng tiếng Anh về trường học – các chức vụ

Trong trường học thì tất nhiên sẽ có học sinh [pupil], giáo viên [teacher], sinh viên [student],… vậy còn thầy/ cô hiệu trưởng, học viên cao học hay giáo sư thì sẽ có tên gọi tiếng Anh là gì nhỉ? Danh sách từ vựng tiếng Anh về trường học liên quan tới chức vụ trong trường sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn:

  • Pupil: học sinh
  • Student: sinh viên
  • Teacher: giáo viên
  • Lecturer[n]: giảng viên
  • President/ Headmaster/ Principal: hiệu trưởng
  • Vice – Principal: phó hiệu trưởng
  • Professor[n]: giáo sư
  • PhD Student: nghiên cứu sinh [viết tắt của Doctor of Philosophy]
  • Masters Student: học viên cao học
  • Monitor[n]: lớp trưởng
  • Vice Monitor: lớp phó
  • Secretary: bí thư

Từ vựng tiếng Anh về trường học – các phòng ban

  • Principal’s office: phòng hiệu trưởng
  • Vice – Principal’s office: phòng phó hiệu trưởng
  • Clerical department: phòng văn thư
  • Teacher room: phòng chờ giáo viên
  • The youth union room: phòng đoàn trường
  • Supervisor room: phòng giám thị
  • Medical room: phòng y tế
  • Traditional room: phòng truyền thống
  • Hall: hội trường
  • Laboratory[n]: phòng thí nghiệm
  • Sport stock: kho chứa dụng cụ thể chất
  • Security section: phòng bảo vệ
  • Parking space: khu vực gửi xe
  • Cafeteria[n]: căng tin
  • Academy department: phòng học vụ

Các từ vựng về trường học

Từ vựng tiếng Anh về trường học – các thiết bị

  • Exercise/ Task/ Activity: Bài tập
  • Homework/ Home assignment: Bài tập về nhà
  • Academic transcript/ Grading schedule/ Results certificate: Bảng điểm
  • Register: Sổ điểm danh
  • Desk: Bàn học Black
  • Board: Bảng đen
  • White board: Bảng trắng
  • Chalk: Phấn
  • Marker pen hoặc marker: Bút viết bảng
  • Pen: Bút
  • Pencil: Bút chì
  • Exercise book: Sách bài tập
  • School fees: Học phí
  • School term: Học kỳ
  • School trip: Chuyến đi chơi do trường doanh nghiệp
  • Be the victim/ target of bullying: Nạn nhân của bạo hành tại trường học
  • School uniform: Đồng phục học sinh
  • Course book, textbook, teaching materials: Giáo trình
  • Lesson plan: Giáo án
  • Subject: Môn học Lesson: Bài học
  • Qualification: Bằng cấp
  • Certificate: Bằng, chứng chỉ
  • Drop-outs: Học sinh cất học
  • Pupil: Học sinh trường tiểu học
  • Research report/ Paper/ Article: Thống kê khoa học
  • Credit mania/ Credit-driven practice: Bệnh thành tích
  • Develop: Biên soạn [giáo trình]

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng học tập

Từ vựng tiếng Anh về trường học – các môn học

  • Chemistry: Hóa học
  • Computer science: Tin học
  • Dentistry: Nha khoa học
  • Fine art: Mỹ thuật
  • History of art: Lịch sử nghệ thuật
  • History: Lịch sử
  • Literature: Văn học
  • Geology: Địa chất học
  • Medicine: Y học
  • Physics: Vật lý
  • Science: Khoa học
  • Modern languages: Ngôn ngữ hiện đại
  • Music: Âm nhạc
  • Philosophy: Triết học
  • Theology: Thần học
  • Astronomy: Thiên văn học
  • Engineering: Kỹ thuật
  • Art: Nghệ thuật
  • Classics: Văn hóa cổ điển [thời Hy Lạp và La Mã]
  • Drama: Kịch
  • Biology: Sinh học

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về môn học

Đoạn hội thoại tiếng Anh về trường học

Khi học từ vựng tiếng anh về trường học chúng ta sẽ sử dụng chúng để áp dụng vào các tình huống giao tiếp trong môi trường giáo dục nói chung. Sau đây là một số mẫu hội thoại cơ bản. Các vấn đề thường được nhắc đến liên quan đến từ vựng tiếng anh chủ đề trường học.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về giáo dục

Đoạn hội thoại tiếng Anh về trường học

1. When do most children start school in Vietnam?

Phần lớn học sinh Việt Nam bắt đầu đến trường từ khi nào?

Most children start school in Vietnam at the age of six.

Phần lớn trẻ em Việt Nam bắt đầu đi học lúc 6 tuổi.

2. How much time do primary school students usually spend at school yesterday?

Thời gian học ở trường tiểu học của học sinh là khoảng bao nhiêu?

They spend about seven hours in school every day.

Họ học ở trường bảy tiếng mỗi ngày

3. Do they have to go to school on Saturday?

Chúng có phải đến trường vào thứ bảy không?

No, primary school students in Vietnam only go to school Monday through Friday.

Không, học sinh tiểu học chỉ học từ thứ hai đến thứ sáu

4. Teacher: The exam is beginning. Please remember to write your name and school number. And, close your books!

Bắt đầu làm bài. Hãy nhớ ghi rõ tên và mã số học sinh. Đóng hết sách lại

Student: Excuse me. How long do we have?

Thưa cô, chúng em có bao nhiêu phút làm bài ạ?

Teacher: 50 minutes. If you finish paper earlier, you can leave the room.

50 phút. Nếu bạn làm xong sớm, bạn có thể ra khỏi phòng.

Student: I see. Thank you.

Dạ vâng, em cảm ơn cô ạ.

Cách ghi nhớ từ vựng về trường học hiệu quả.

Có nhiều cách để học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề hiệu quả như: đọc báo, tin tức, qua xem phim, nghe nhạc,…Mỗi cách mang lại hiệu quả khác nhau. Step Up xin giới thiệu với bạn phương pháp học từ vựng tiếng anh về trường học với âm thanh tương tự và truyện chêm.

Mời bạn cùng đọc ví dụ sau:

Kể từ khi My mới đi kindergarten, cô bé đã có kế hoạch rõ ràng cho cuộc đời mình. Nó bao gồm 3 bước. Bước 1: Hoàn thành chương trình primary. Bước 2 hoàn thành chương trình secondary. Bước 3: giành học bổng để ra nước ngoài du học. Để thực hiện điều đó, bố mẹ My đã đưa cô bé đến gặp thầy hiệu trưởng ở một hall lớn, trước tập thể hàng nghìn bạn học sinh cùng lứa.

Trong đoạn văn có chêm các từ tiếng Anh trong đoạn là: kindergarten, primary, secondary, hall. Khi đọc bạn có thể tự đoán nghĩa của các từ trên mà không cần thông qua từ điển nhờ vào ngữ cảnh trong câu.

Đây chính là phương pháp truyện chêm: Một câu chuyện tiếng Việt có chêm các từ tiếng Anh cần học vào trong đoạn hội thoại. Đây là cách để giúp chúng ta có thể bẻ khóa nghĩa của từ vựng qua văn cảnh. Cũng giống như cách ngày xưa chúng ta học tiếng Việt vậy. Chúng ta đâu cần dùng từ điển để tra nghĩa của từ đúng không?

Đi vào chi tiết ghi nhớ từng từ. Ví dụ từ hall: hội trường, mình sẽ sử dụng phương pháp âm thanh tương tự.

Hall / hɔ:l/: hội trường

Nếu My ho trong hội trường lớn thì âm thanh sẽ vang lên.

Khi đó, từ ho sẽ là âm thanh tương tự của hall để bạn liên tưởng cách phát âm của từ, hội trường sẽ là nghĩa tiếng Việt của từ.

Phương pháp âm thanh tương tự: Dựa trên nguyên lý bắc cầu tạm từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ, sáng tạo 1 câu chuyện liên kết giữa nghĩa và cách đọc của từ đó.Chi tiết về phương pháp âm thanh tương tự và truyện chêm được trình bày chi tiết trong sách Hack Não 1500 –Nạp siêu tốc 1500 từ vựng và cụm từ trong 50 ngày

Hy vọng bài viết đã cùng cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để cập nhật, củng cố từ vựng tiếng anh theo chủ đề khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp học từ vựng và chủ đề từ vựng tiếng anh khác nhau trên Hack Não Từ Vựng nhé! Hẹn gặp lại!

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về học tập

Video liên quan

Chủ Đề