Tiền thuê nhà tính thuế tncn như thế nào năm 2024

Kê khai, quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là công việc rất quan trọng đối với không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động. Vậy việc người sử dụng lao động trả tiền nhà cho người lao động tại Việt Nam theo quy định trong hợp đồng lao động, thì phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không? Bài viết hôm nay Easybooks sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Tiền thuê nhà tính thuế tncn như thế nào năm 2024

1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân

– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012)

– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân

Tại khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Tiền thuê nhà tính thuế tncn như thế nào năm 2024

Theo đó, “Tiền thuê nhà của người sử dụng lao động trả cho người lao động được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả nhưng tối đa không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) của đơn vị”

Quy định trên có nghĩa là tiền thuê nhà mà người sử dụng lao động trả cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm phụ cấp tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Điều này có nghĩa là khoản phụ cấp nhà ở bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải được tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản phụ cấp nhà ở mà người sử dụng lao động trả cho người lao động không phải là thu nhập chịu thuế.

\>>>> Giải đáp: Thuế TNCN là gì? Lương bao nhiêu phải đóng thuế TNCN

3. Xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản hỗ trợ tiền thuê nhà

Ví dụ: Công ty A trả lương cho nhân viên B như sau:

  • Lương cơ bản: 4,160,000 đồng
  • Phụ cấp chức vụ: 2,000,000 đồng
  • Phụ cấp thâm niên: 1,000,000 đồng
  • Phụ cấp thành tích: 2,000,000 đồng
  • Phụ cấp nhà ở: 3,000,000 đồng
  • Phụ cấp ăn trưa: 600,000 đồng
  • Tổng thu nhập: 12,760,000 đồng

Vậy khoản tiền phụ cấp nhà ở 3,000,000 đồng có được tính vào thu nhập chịu thuế không?

Tổng thu nhập: 12,760,000 đồng, trong đó:

  • Tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) = 12,760,000 – 3,000,000 – 600,000 = 9,160,000 đồng
  • Tiền thuê nhà chịu thuế = 15% x 9,160,000 = 1,374,000 đồng

Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 9,160,000 + 1,374,000 = 10,534,000 đồng

Do đó, số tiền phụ cấp nhà ở tính vào thu nhập chịu thuế là 1,374,000 đồng. Phần còn lại 3,000,000 – 1,374,000 =1,626,000 điồng sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế

Trong trường hợp này nhân viên B không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

\>>>> Hướng dẫn: Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc

Trên đây, EasyBooks đã giúp các bạn trả lời câu hỏi Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không? Hy vọng rằng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích tới Quý bạn đọc.

Để nhận tư vấn MIỄN PHÍ về Phần mềm kế toán EasyBooks, Anh/Chị liên hệ ngay qua số Hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách.

\===============

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phụ cấp tiền thuê nhà mà người sử dụng lao động trả cho người lao động ở Việt Nam

Tiền thuê nhà tính thuế tncn như thế nào năm 2024

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phụ cấp tiền thuê nhà cho người lao động ở Việt Nam

Người sử dụng lao động trả phụ cấp tiền thuê nhà cho người lao động ở Việt Nam được quy định trong hợp đồng lao động có xem là thu nhập chịu thuế của người lao động hay không là vấn đề quan tâm của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Ví dụ: Công ty A trả lương cho Ông B ở Việt Nam như sau:

1. Lương cơ bản: 12,000,000 đồng; 2. Phụ cấp chức vụ: 4,000,000 đồng; 3. Phụ cấp thâm niên: 1,000,000 đồng; 4. Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ; 5. Phụ cấp thuê nhà: 15,000,000đ; 6. Phụ cấp cơm trưa: 500,000 đồng; 7. Phụ cấp trang phục: 500,000 đồng;

Tổng thu nhập: 35,000,000 đồng;

Vậy số tiền phụ cấp thuê nhà 15.000.000 đồng này có phải tính vào thu nhập chịu thuế không?

* Cơ sở pháp lý:

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính Việt Nam quy định: “2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ
  3. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
  4. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc. Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
  5. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán”

Theo đó, “Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.”

Quy định trên có nghĩa là khoản tiền thuê nhà mà đơn vị sử dụng lao động trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm phụ cấp tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là phụ cấp tiền thuê nhà bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản phụ cấp tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.

* Các xác định thu nhập chịu thuế phụ cấp tiền thuê nhà:

Căn cứ số liệu cụ thể của người lao động B nêu trên, chúng ta có thể xác định một số chỉ tiêu như sau:

Tổng thu nhập: 35,000,000 đồng, trong đó: - Tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm phụ cấp tiền thuê nhà) = 35,000,000 – 15,000,000 – (500,000 + 500,000) = 19,000,000 đồng - Phụ cấp tiền thuê nhà chịu thuế = 15% x 19,000,000 = 2,850,000 đồng

Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 19,000,000 + 2,850,000 = 21,850,000 đồng

Do đó, số tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế là 2,850,000 đồng, phần còn lại (15,000,000 – 2,850,000 = 12,150,000 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Trong trường hợp này thì Ông phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập chịu thuế là 21,850,000 đồng.

Mọi thông tin về cách tính thuế thu nhập cá nhân tiền thuê nhà của người lao động ở Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi.