Thủy sản nước mặn nuôi trồng ở đâu

Câu hỏi: Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở nước ta phát triển dựa trên thuận lợi nào sau đây?
A. Vùng biển rộng, nhiều vùng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn.
B. Vùng biển ấm, nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường lớn.
C. Khoáng sản biển phong phú: dầu khí, muối biển, ô xit titan, cát trắng.
D. Bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp, vịnh biển, đảo ven bờ.

Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, trang 100 sgk Địa 12
Cách giải: Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở nước ta phát triển dựa trên thuận lợi là: vùng biển rộng, nhiều vùng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn.

Xuất bản ngày 16/07/2020

Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào sau đây? [Thủy sản nước lợ ở nước ta thường được nuôi tại đâu?]

Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào sau đây? [Thủy sản nước lợ ở nước ta thường được nuôi tại đâu?]

A.    Bãi triều, đầm, phá, dải rừng ngập mặn.

B.    Sông ngòi, hồ, vùng trũng ở đồng bằng.

C.    Hồ thủy lợi, ruộng lúa ở các đồng bằng.

D.    Vũng, vịnh và các vùng biển ven các đảo.

Đáp án: A

Giải thích

Dựa vào kiến thức bài Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, các em học sinh có thể giải thích cho việc lựa chọn đáp án A là

Dọc bờ biển nước ta có những bài triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

Ngoài câu hỏi chính phía trên, chuyên mục Trắc nghiệm địa lý lớp 12 còn cung cấp thêm nhiều câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, đa chiều về lý thuyết và cả thực hành cho các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải đề thi Địa lí 12 nhanh gọn, chính xác.

Câu hỏi liên quan

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta phát triển thuận lợi ở vùng nào?

A. Hệ thống sông, suối, ao hồ.

B. Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.

C. Các ngư trường trọng điểm.

D. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.

Đáp án: A

***

Trên đây là nội dung câu trả lời cho câu hỏi: Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào sau đây ? được Đọc tài liệu sưu tầm, chia sẻ giúp các bạn học sinh tìm đáp án nhanh nhất, chính xác nhất cũng với phần giải thích thuyết phục nhất. Ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo nhiều hơn về Kiến thức Địa lí 12 với các câu hỏi liên quan phía dưới. Chúc các bạn luôn nắm chắc kiến thức để đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra và bài thi.

Huyện Nhơn Trạch đang khuyến khích nông dân trồng lúa vùng trũng ven sông chuyển sang nuôi tôm nước mặn. Phát triển ngành nuôi thủy sản để tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài con tôm thẻ chân trắng, huyện cũng khuyến khích, hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản nước lợ cho lợi nhuận cao, như: nuôi tôm tích, cá chẽm, cua, con hào sữa…

Nuôi tôm không sợ mặn

Xã Phú Hữu có nhiều diện tích đất ven sông của huyện Nhơn Trạch, là địa phương đang tích cực chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi tôm. Về ấp Rạch Bảy [xã Phú Hữu] trong những ngày hạn hán kỷ lục, nhiễm mặn này không phải là cảnh những cánh đồng bỏ hoang như trước, mà nhiều nơi nông dân đang đào ao, đắp bờ để nuôi tôm. Ông Trần Văn Chiến, nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ tại ấp Rạch Bảy, nhận xét: “Năm nay độ nhiễm mặn ở sông Đồng Nai tăng rất nhiều lần so với mọi năm. Hiện có nhiều vùng sông nhiễm mặn cao và độ mặn này có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhưng bà con nuôi tôm vẫn yên tâm thả vụ mới vì dù độ mặn có tăng thêm nữa thì con tôm vẫn sống được. Tôi hiện có khoảng 7 ngàn m2 nuôi tôm và đang dự tính thuê thêm đất để mở rộng diện tích”. 

Dù nước sông bị nhiễm mặn nặng nhưng nông dân tôm nước lợ vẫn trúng mùa, trúng giá [ảnh minh họa].  

Nói về hiệu quả của việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, ông Trương Văn Thần, nông dân mới chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ ở ấp này được vài năm nay, so sánh: “Hồi trước đây là vùng đất lúa, vì nhiễm mặn nên chỉ sản xuất được 1 – 2 vụ/năm. Nhiều vụ thu hoạch xong, gia đình tôi phải bù lỗ vì năng suất rất kém. Từ khi chuyển sang nuôi tôm, điều kiện gia đình tôi mới dần khá giả”. Theo ông Thần, tuy có vụ tôm bị dịch cũng lỗ vốn nhưng được mùa đầu tư 1 trúng gấp đôi, gấp ba nên kinh tế nhiều gia đình chuyển sang nuôi tôm ngày càng khá giả hơn. Không chỉ nông dân địa phương mà người nơi khác cũng tìm đến thuê đất để đầu tư nuôi tôm.

Tính chuyện bền vững

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch: “Địa phương đang thực hiện đồng loạt các giải pháp chống hạn và xâm nhập mặn tăng đột biến trong mùa khô năm nay. Trong đó, tập trung cho việc nạo vét kênh mương dẫn nước, trữ nước đảm bảo cho nông dân sản xuất. Việc chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước lợ không chỉ giải quyết tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng mà góp phần tăng thu nhập cho nông dân”.

Hiện toàn huyện có 2.058 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nuôi thủy sản nước lợ gần 2 ngàn ha. Nuôi thủy sản nước lợ cho lợi nhuận hơn hẳn với nuôi cá nước ngọt. Cụ thể, với năng suất bình quân khoảng 6 tấn/ha/vụ, nuôi tôm thâm canh có thể đạt lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ, nuôi bán thâm canh năng suất thường đạt khoảng 50% so với nuôi thâm canh nhưng lợi nhuận vẫn đạt khoảng 120 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Nguyễn Thanh Yên, Phó chủ tịch UBND xã Phú Hữu, cho biết địa phương có khoảng 200 ha đất lúa nằm ở ven sông Đồng Nai khu vực bên ngoài đê. Hiện có trên 10 ha đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ cho hiệu quả kinh tế cao. Theo kế hoạch, địa phương sẽ chuyển đổi khoảng 50 ha trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm và thủy sản nước lợ. “Chúng tôi đang triển khai việc kéo đường điện và dự kiến sẽ đầu tư đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để bà con phát triển vùng nuôi tôm. Xã cũng đã kết nối với phía ngân hàng, bên khuyến nông cũng đưa kỹ sư về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân” – ông Yên nói.

>> Theo báo cáo của UBND huyện Nhơn Trạch, thời gian qua, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn gặp không ít khó khăn do: ô nhiễm môi trường nguồn nước ngày càng tăng; tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp; biến động giá cả thị trường… Nhằm hạn chế rủi ro về dịch bệnh và biến động giá thị trường khi chỉ tập trung phát triển nuôi tôm thẻ, địa phương đang nhân rộng một số mô hình nuôi thủy sản nước lợ cho hiệu quả cao. Cụ thể, hiện Nhơn Trạch đã phát triển được 50 hécta nuôi cua thịt tại các xã Long Thọ, Phước An, Vĩnh Thanh; 300 bè nuôi hào sữa tại xã Phước An, Long Thọ. Ngoài ra, các mô hình, như: nuôi cua giống, cá bống mú, cá chẽm, tôm tích… cũng đang được nhân rộng.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ không hề đơn giản bởi nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới thất bại và gây ảnh hưởng tới môi trường nước ngọt. Vậy tại Việt Nam, nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển thuận lợi ở các vùng nào, khu vực nào? Làm thế nào để không gây ô nhiễm môi trường? Vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây của Suncogroup .

Đặc điểm nuôi trồng thủy sản nước lợ

Trước tiên cần hiểu rõ nước lợi là nước như thế nào? Nước lợ chính là nước có độ mặn cao [phân biệt với nước ngọt], tức là hàm lượng nước biển cao hơn phần nước ngọt nên gọi là nước lợ. Các hoạt động của con người có thể tạo thành nước lợ như khi xây dựng nhà ven biển, các khu vực nhập lụt hoặc nước nhiễm chất thải gradient độ mặn….

nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước lợ đang rất phát triển

Do có độ mặn cao nên việc nuôi trồng thủy hải sản ở nước lợ khá khó khăn, không phải loài thủy sản nào cũng phát triển tốt trong môi trường này. Thậm chí nếu không kiểm soát và quản lý tốt khi nuôi rất dễ gây ảnh hưởng đến môi trường nước ngọt xung quanh.

Mặc dù vậy, ở môi trường nước lợ vẫn có nhiều loại thủy sản sống tốt và thậm chí là phát triển mạnh. Bởi chúng có thể sống được ở trong môi trường pha lẫn nước ngọt và nước mặn, sức đề kháng tốt hơn, nguồn thức ăn cũng dồi dào, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các đối tượng thích hợp để nuôi ở nước ngọt là các loại tôm, điển hình như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm bạc thẻ hay tôm he…Ngoài ra có thể nuôi các loài khác như: nuôi cua biển, nghêu, sò huyết, cá kèo, hào,… Một số vùng trũng còn nuôi được cả ba ba, ếch, lươn, ốc… Bà con có thể nuôi theo hình thức chuyên canh một đối tượng hoặc nuôi theo kiểu xen canh và luân canh nhiều loài đều được.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào?

Tại Việt Nam có rất nhiều khu vực nước lợ, thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợi như các bãi triều, các đầm phá hay các dải rừng ngập mặn. Hơn nữa Việt Nam lại có đường bờ biển dài, có nhiều đầm phá và các cánh rừng mặn nên rất thuận lợi để nuôi trồng thủy hải sản nước lợ..

Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta hiện đang phát triển rất thuận lợi ở các vùng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, …Đây đều là khu vực ven biển nên nước lợ nhiều, thuận lợi phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. Điển hình nhất là nuôi tôm quảng canh cải tiến hoặc nuôi tôm thâm canh, mô hình bán thâm canh…

Ở khu vực phía Bắc có tỉnh Quảng Ninh cũng rất thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng thủy hải nước lợ bởi đường bờ biển dài, thuận tiện khai thác và nuôi trồng thủy sản nước lợ ở ven bờ. Theo thống kê mỗi năm tỉnh khai thác hàng chục nghìn tấn thủy sản nước lợ, chủ yếu là nuôi tôm, cá, cua và nhuyễn thể…tạo nguồn thu nhập lớn cho bà con.

Ở khu vực miền Nam còn có tỉnh Cà Mau cũng rất phát triển với nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đây là mũi cực Nam của nước ta, tiếp giáp biển và có nhiều cánh rừng ngập mặn nên càng thích hợp để phát triển mô hình này.

Ngoài ra thủy sản nước lợ cũng rất phát triển ở tỉnh Đồng Nai. Rất nhiều đặc sản nước lợ tại đây được bán ra thị trường như tôm sú, bạch tuộc, cua xanh, cá hường, cá nâu…

Tuy nhiên hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản nước lợ đã nhân rộng và phát triển hơn. Không chỉ ở các vùng thuận lợi mà ở bất cứ khu vực nào, ngay cả vùng nước ngọt cũng có thể nuôi thủy sản nước lợ đan xen mà không lo dịch bệnh hay ô nhiễm môi trường.

Giải pháp nuôi trồng thủy sản nước lợ hiệu quả, kinh tế cao

Giải pháp tốt nhất hiện nay để giúp nuôi thủy hải sản nước lợ thành công đó là ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại một trong số đó ao nuôi lót bạt nhựa hdpe vào nuôi trồng thủy sản đối với khu vực nước lợ. Điều này mang lại nhiều lợi ích như:

– Tốc độ phát triển thủy sản nhanh hơn, tăng sản lượng thu hoạch

– Không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng tới vùng nước ngọt

ao hồ nước lợ lót bạt nhựa

– Không làm phát tán dịch bệnh từ trong môi trường nuôi ra bên ngoài theo nước thải

– Cho phép nuôi được nhiều loại thủy sản khác nhau như: tôm, cua, cá, ốc, lươn…

– Đảm bảo chất lượng thủy sản, mang lại giá trị xuất khẩu cao

– Hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.

Bên cạnh đó, việc nuôi thủy sản nước lợ trong ao lót bạt cũng là mô hình lý tưởng giúp cho việc nuôi trồng diễn ra thuận lợi hơn. 

Mong rằng qua phần chia sẻ bên trên đã giúp các bạn nắm rõ nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào. Đồng thời tìm ra hướng để phát triển nuôi trồng thủy hải sản nước lợ. Để tìm hiểu thêm, xin gọi qua: 0989.999 219 [Call/Zalo]

Video liên quan

Chủ Đề