Thuốc kháng sinh có pha với sữa được không

2.8/5 - [5 bình chọn]

Uống sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách thì sữa có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Thời gian gần đây, nhiều người thắc mắc về vấn đề uống thuốc với sữa có được không, uống xong ăn sữa chua có được không? để giải đáp nội dung trên, mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Uống thuốc với sữa được không?

Khi cơ thể bị bệnh, việc dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng uống thuốc như thế nào, kết hợp ra sao cho nhanh khỏi bệnh và không để lại tác dụng phụ không phải ai cũng biết. Đôi khi, chỉ vì một vài thói quen không tốt sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm trầm trọng.

Nhiều người thường lựa chọn sữa như một chất dung môi dẫn thuốc vào cơ thể. Đặc biệt, nhiều bà mẹ cho bé uống thuốc với sữa để giảm vị đắng, nhưng không hề hay biết đã tạo ra những phản ứng ngược, gây hại cho chính con mình. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng sữa để uống thuốc mà phải kết hợp với nước lọc nguội cùng một lưu lượng vừa đủ.

Uống thuốc với sữa có được không?

Càng nguy hại hơn, đôi khi hành động tưởng chừng vô thưởng, vô phạt này có thể làm cho các phản ứng hoá học giữa các thành phần có trong thuốc và sữa xảy ra, ảnh hưởng đến sức khoẻ và dung nhan của bạn.

1 lưu ý nhỏ mà nhiều người mắc phải, đó là bổ sung sữa và các thực phẩm chức năng, thuốc chứa sắt gần nhau hoặc song song với mong muốn hoà tan chất sắt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, bởi hàm lượng canxi và các thành phần khác trong sữa sẽ tạo phản ứng kết tủa khi gặp sắt, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Không chỉ riêng sắt, bạn cũng cần nhớ tuyệt đối không uống sữa với các loại thuốc khác để không ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Những loại thuốc đặc biệt không được kết hợp cùng sữa:

  • Digoxin: Canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của digoxin.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Sữa sẽ khiến thuốc bị thay đổi dược tính
  • Thuốc kháng sinh Tetracycline
  • Thuốc chứa sắt, canxi và sắt: cạnh tranh với sữa trong tá tràng
  • Levodopa: Sữa phân hủy trong đường ruột, giảm khả năng hấp thụ thuốc.
  • Estrogen: Sữa làm tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa, làm giảm hiệu quả của estrogen.

Uống sữa xong uống thuốc có được không?

Sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi rất tốt cho con người bởi tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa phù hợp, có lợi cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo nhu cầu canxi hàng ngày, ngăn ngừa các bệnh xương khớp mỗi người trưởng thành nên uống khoảng 300g sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải uống sữa lúc nào cũng tốt. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Điều này là cấm kỵ với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi. Do sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc khi đi vào cơ thể.

Lý giải cho tình trạng trên, nhiều nghiên cứu cho thấy: việc uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc sẽ tạo ra một màng bọc quanh viên thuốc và niêm mạc dạ dày. Màng bọc này sẽ làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thuốc diễn ra lâu hơn, khi đó tác dụng của thuốc có thể đã giảm đi hoặc hoàn toàn biến đổi thành độc tính đối với cơ thể.

Không những vậy, một số kháng sinh, bao gồm Cipro có thể tạo phản ứng kết tủa với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong sữa. Sự kết hợp này cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.Trong trường hợp bạn nhận được một đơn thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi rõ hơn về thành phần của thuốc.

Nếu có các thành phần của kháng sinh, bạn cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi dược sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi vì không chỉ có sữa, những vitamin này cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

Xem Thêm: Uống kháng sinh mà không biết mang thai hoặc bà bầu, các bé uống nhiều sao không?

Uống thuốc xong ăn sữa chua có được không?

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ cao. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics [Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus]. Quá trình lên men giúp cho các dưỡng chất trong sữa được chuyển hóa thành dạng dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa các bệnh về hệ đường ruột.

Uống thuốc xong ăn sữa chua được không?

Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng, điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Không những vậy, một số thành phần có trong sữa chua có tác dụng trong việc giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột, tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.

Khi được uống vào cơ thể, kháng sinh trong thuốc sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột, làm mất đi một lượng vi khuẩn có lợi lớn. Do số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ bị giảm dẫn đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột, bạn cần bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua. Tuy nhiên, việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt uống kháng sinh, chứ không phải trong khi dùng kháng sinh. Vì kháng sinh có trong thuốc sẽ cạnh tranh với men vi sinh gây ra những ảnh hưởng xấu với thành ruột và dạ dày, làm mất tác dụng của thuốc. Do đó, sau khi uống thuốc bạn có thể ăn sữa chua, nhưng nên cách ra khoảng 2 -3 tiếng để thuốc đã kịp phân tán đi chữa bệnh cho cơ thể.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xoay quanh vấn đề uống thuốc với sữa có được không, uống xong ăn sữa chua được không? bạn cần lưu ý để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy 23 Tháng Tám, 2020

Video liên quan

Chủ Đề