Thuốc diệt tủy răng có độc không

Điều trị tủy răng là phương pháp lấy đi phần tủy hư tổn, hoại tử và được trám bít để phục hồi chức năng răng. Quy trình điều trị tủy răng được diễn ra phức tạp và mỗi khách hàng sẽ có một phương pháp thực hiện điều trị tủy răng khác nhau và kết hợp thuốc diệt tủy khác nhau để tương ứng với mức độ viêm tủy của từng khách hàng.

Thuốc diệt tủy là gì?

Khái niệm thuốc diệt tủy:

Thuốc diệt tủy chính là thuốc có thành phần Asen [ thạch tín], mặc dù thạch tín có chứa thành phần độc hóa học nhưng Asen và những hợp chất được điều chế ứng dụng trong y học, công nghệ, nông nghiệp,.. Asen trong ngành y học được hòa tan với liều lượng nhỏ để có thể điều chế những loại thuốc điều trị cho cơ thể người, trong đó có thuốc diệt tủy.

Thuốc diệt tủy răng phát huy tác dụng hoàn toàn trong khoảng 24-48H sử dụng để diệt chết hết phần tủy hư tổn.

Thuốc diệt tủy được chia làm hai loại:

Hiện nay ở tất các hệ thống cơ sở nha khoa uy tín điều áp dụng phương pháp đặt thuốc diệt tủy để quá trình lấy tủy răng không diễn ra đau đớn. Và thuốc diệt tủy răng được chia làm hai loại như:

  • Thuốc diệt tủy răng có chứa Arsenic: trong thành phần thuốc chứa chủ yếu là Anhydrit Arsennic, Cocain HyDroclorid, Phenol.
  • Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic: trong thành phần thuốc chứa chủ yếu là Paraformaldehyde, Dicain, Dinatri Etylen Diamen Tetraacetate, Phenol.
Thuốc diệt tủy răng

Tủy răng chính là bộ phận liên kết đặt biệt với các hệ dây thần kinh và răng để dẫn truyền mạch máu đến hấp thu và nuôi dưỡng cho răng. Chính nhờ sự tồn tại của tủy răng nên răng có thể cảm nhận được những tác động bên ngoài lên răng như: nóng, lạnh,.. Nếu răng đã gặp phải bệnh lý viêm tủy răng thì đồng nghĩ với việc sự cảm nhận trên răng sẽ mất đi. Nhưng với phương pháp điều trị tủy này răng của bạn mới có thể bảo tồn chức năng răng và ngăn chặn được những bệnh lý lây lan khác.

Những lưu ý khi đặt thuốc diệt tủy trên răng

Thuốc diệt tủy răng không thể sử dụng rộng rãi và cần được chỉ định của bác sĩ mới có thể sử dụng thuốc diệt tủy răng. Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp đặt thuốc diệt tủy. Thuốc diệt tủy được và không được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Tủy răng đã bị hư tổn hoàn nhưng vẫn chưa hoại tử hoàn toàn sẽ được bác sĩ chỉ định đặt thuốc diệt tủy.
  • Đối với trường hợp tủy răng đã hoại tử hoàn toàn bác sĩ sẽ không chỉ định đặt thuốc diệt tủy.
  • Những trường hợp khách hàng có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc diệt tủy bác sĩ sẽ không chỉ định đặt thuốc diệt tủy để tránh gây ra những biến chứng xấu. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy sống và tiêm tê để giảm bớt cơn đau cho khách hàng.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hoặc dị ứng với thuốc gây tê sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc diệt tủy.
Những lưu ý khi diệt tủy răng

Thuốc đặt tủy là loại thuốc được xếp vào nhóm thuốc độc A và nếu kỹ thuật đặt thuốc kỹ thuật hoặc bệnh nhân nuốt phải thuốc diệt tủy sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy để quá trình điều trị tủy được diễn ra an toàn bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Trong quá trình đặt thuốc diệt tủy thuốc sẽ phát huy tác dụng nên sẽ xuất hiện những cơn đau do bệnh lý viêm tủy răng gây ra và cơn đau ê buốt sẽ kéo dài. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cơn đau chỉ thoáng qua nên sẽ không cản trở quá trình sinh hoạt hằng ngày của bạn. Thuốc diệt tủy sẽ khiến răng bạn bị đổi màu và buồng tủy sẽ có dấu hiệu sung huyết, tụ máu bên trong phần ống ngà.

Phương pháp diệt tủy răng tốt nhất hiện nay

Có những trường hợp không cần bắt buộc phải dùng thuốc diệt tủy bạn có thể lựa chọn phương pháp tiêm tê để điều trị tủy. Đối với phương pháp điều trị tủy bằng tiêm tê bạn sẽ được thực hiện ngay và không cần kéo dài thời gian điều trị khiến cơn đau viêm tủy răng diễn biến nặng hơn.

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng răng cần lấy tủy, sau đó hút sạch hết những phần tủy đã được xử lý viêm nhiễm. Và cuối cùng là tạo hình ống tủy mới và phục hình lại thân răng bằng chất liệu trám thẩm mỹ hoặc dùng phương pháp boc sứ đối với những răng đã bị vỡ mẻ nhưng vẫn giữ được chân răng.

Dụng cụ diệt tủy răng hiện đại tại nha khoa Asia

Tham khảo thêm: Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì? Những loại nào và quy trình ra sao?

Điều trị tủy bằng phương pháp gây tê sẽ an toàn và hạn chế được những cơn đau kéo dài. Quy trình điều trị bằng phương pháp gây tê chỉ diễn ra 1 lần nên bạn không cần quay đi quay lại nhiều lần gây mất thời gian cho bạn. Ngoài ra phương pháp này còn hạn chế được những ảnh hưởng đến răng thật và mô mềm cùng hệ dây thần kinh.

Thuốc diệt tủy răng hầu như được thay thế sang công nghệ hiện đại bằng thuốc tiêm tê và hệ thống máy móc điều trị tủy để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn. Cùng với sự phát triển của nền y học, công nghệ hiện đại bạn có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả mang lại sau khi điều trị tủy. Để quá trình điều trị tủy diễn ra an toàn nhấ bạn hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị tủy.

 ĐĂNG KÝ NGAY TƯ VẤN CÙNG VỚI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN CAO

Nếu như bạn đang quan tâm đến dịch vụ điều trị tủy nhưng vẫn chưa biết rõ tình trạng răng bạn đang gặp phải ở vấn đề gì hãy LINK NGAY TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí hoặc bạn có thể gọi ngay số máy 1900 077 791 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Click ngay để được tư vấn miễn phí

Các trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy răng do sâu răng hay viêm lợi đều sẽ gây đau nhức dai dẳng, ăn nhai khó khăn. Khi đó, để chấm dứt tình trạng này buộc phải tiến hành lấy tủy răng, đặt thuốc diệt tủy, hút tủy,… Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị tủy khác nhau.

1. Thuốc diệt tủy răng là gì?

Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc chuyên dụng trong nha khoa có khả năng làm chết các mô tủy. Thuốc có thành phần Asen [thạch tín] –  một loại chất độc bảng A.

Mặc dù là chất độc hóa học nhưng Asen và các hợp chất của nó được điều chế để ứng dụng nhiều trong y học. Có thể sử dụng Asen hòa tan với liều lượng nhỏ để điều chế các loại thuốc chữa bệnh.

2. Khi nào cần đặt thuốc diệt tủy để chữa tủy răng?

Trong điều trị tủy răng, không phải trường hợp cũng cần đặt thuốc diệt tủy mà nó phụ thuộc vào mức độ bệnh lý. Bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc diệt tủy nếu tủy răng chưa chết hoặc chết một phần. Đối với trường hợp răng đã chết tủy hoàn toàn thì không cần đặt thuốc và sẽ tiến hành lấy tủy trực tiếp.

Ngoài ra, với những bệnh nhân dị ứng thuốc tê hoặc bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… cũng sẽ cần dùng thuốc diệt tủy thay thế thuốc tê. Khi đặt thuốc diệt tủy răng sẽ không thể làm tủy chết luôn mà sẽ phải chờ khoảng 24 – 48h thì mô tủy mới bắt đầu chết.

Xem thêm: Khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy? Nhổ răng có đau không?

                     Lấy tủy răng có đau không? Lưu ý giúp tăng tuổi thọ cho răng chữa tủy

3. Đặt thuốc diệt tủy bị nhức là do đâu?

Quá trình diệt tủy răng bắt đầu diễn ra sau khi đặt thuốc. Thuốc sẽ ngấm vào và đẩy nhanh quá trình viêm tủy dẫn đến giai đoạn chết tủy. Do đó, đặt thuốc diệt tủy răng bị đau nhức là không thể tránh khỏi. Tình trạng này thường kéo dài trong vài ngày đầu cho đến khi tủy răng chết hoàn toàn.

Mức độ đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy sẽ phụ thuộc vào trình độ bác sĩ và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Trong đó thì yếu tố quyết định chính là tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Yêu cầu bác sĩ giỏi có chuyên môn để kiểm soát tốt các thao tác động điều trị tủy và giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, ê buốt trên răng.

Đặt thuốc diệt tủy bị nhức nhẹ trong vài ngày đầu

4. Đặt thuốc diệt tủy bị đau nhức phải làm sao?

Không ít người lo sợ cảm giác đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy. Nhưng thực tế, nó chỉ gây đau nhức nhẹ, thậm chí có người hoàn toàn không có cảm giác đau đớn nào trong suốt quá trình đặt thuốc.

Với những người đặt thuốc diệt tủy bị nhức thì không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà như massage bên ngoài, chườm đá lạnh, sử dụng tinh dầu,… Như vậy những cơn đau này sẽ được giảm thiểu và nhanh chóng biến mất mà không gây biến chứng gì.

Xem thêmLấy tủy răng không sạch: Cảnh giác trước hậu quả khó lường

                     Áp xe răng khôn là gì? Triệu chứng và cách điều trị triệt để

5. Lưu ý khi đặt thuốc điều trị tủy răng

Thực tế, đặt thuốc diệt tủy răng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, do loại thuốc này có thành Asen nên cần đặc biệt chú ý trong quá trình điều trị, tránh để thuốc rơi rớt làm nuốt vào miệng. Trong trường hợp nuốt phải thuốc diệt tủy răng bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Tốt nhất để đảm bảo hiệu quả, an toàn, hạn chế đau nhức khi điều trị tủy răng thì bạn hãy lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Sau khi chữa tủy răng thì răng thường giòn và dễ vỡ, thiếu thẩm mỹ và khi đó bạn nên tiến hành phục hình răng sứ để cải thiện.

Bọc răng sứ sau chữa tủy là biện pháp bảo tồn răng tối ưu nhất. Không chỉ mang đến thẩm mỹ cao mà răng sứ còn có chức năng ăn nhai tốt, bảo vệ cùi răng thật bên trong lâu dài.

Nên bọc răng sứ cho răng đã chữa tủy

Với những thông tin ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật đặt thuốc diệt tủy răng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan nào khác thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ giải đáp chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề