Thuốc chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung

Cây Trinh nữ hoàng cung từ lâu đã nổi danh là thần dược trong điều trị U xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… Tuy được sử dụng phổ biến trong dân gian là vậy, nhưng đến nay mức độ hiệu quả của loại thảo dược này vẫn còn là một ẩn số. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Tổng quan về cây Trinh nữ hoàng cung 

Lý giải cái tên Trinh nữ hoàng cung 

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa hoc là Crinum latifolium L., thuộc họ Náng [Amarylidaceae]. Cây còn được gọi là Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng. 

Tên của nó được bắt nguồn từ thời phong kiến. Vì đây là thảo dược thường được dùng để trị bệnh phụ nữ. Dành cho những cung nữ còn trinh tiết, được tuyển chọn vào cung nhưng không được vua để ý.  

Đặc điểm nhận biết

Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ. Thân hành như củ hành tây, to, đường kính 10 – 15 cm. Bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10 – 15 cm.

Lá mỏng kéo dài từ 80 – 100 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, 

Hoa mọc thành tán gồm 6 -18 hoa, trên một cán hoa dài 30 –  60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Mùa hoa quả: tháng 8 – 9

Cận cảnh hoa trinh nữ hoàng cung màu trắng

Đặc điểm phân bố, bộ phận dùng 

Cây có nguồn gốc từ Ấn độ. Cây được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Lào, Việt Nam, Ấn độ và cả ở phía nam Trung Quốc.

Ở nước ta, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Bộ phận dùng: Người dân thường dùng lá tươi hay phơi khô, thái nhỏ sao vàng, dùng dần. Nhưng ở một số nước khác, người dân thường dùng cán hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô.

Hoạt chất trong cây Trinh nữ hoàng cung 

Được nghiên cứu về thành phần hóa học chủ yếu từ năm 1980. Thành phần chính trong cây có tác dụng là alcaloid. Các alcaloid được chia làm 2 nhóm chính: 

  • Không dị vòng: latisolin, latisodin, beladin
  • Dị vòng: ambelin, crinafolin, crinafolidin…có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u.

Ngoài ra trong thân hành lúc đang ra hoa còn có: pratorimin, pratosin, ambelin, lycorin… 

Lá trinh nữ hoàng cung phơi khô được dùng để bào chế thuốc

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Tác dụng ức chế khối u của Trinh nữ hoàng cung

Loài cây này đã và đang được người dân dùng nhiều để điều trị các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về hoạt tính kháng u của loài cây này. U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung thường tồn tại thầm lặng và không gây bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, u xơ tử cung biểu hiện triệu chứng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ.

>>> Tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết: Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán u xơ-cơ tử cung.

Panacrin là chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá Trinh nữ hoàng cung, củ tam thất, lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư. Trên mô hình gây u báng ở chuột nhắt trắng, thuốc đã có tác dụng làm giảm tổng số tế bào, hạn chế sự phát triển của khối u cũng như sự di căn lên gan, phổi, lách. Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột mang khối u được điều trị gần gấp đôi so với nhóm chuột đối chứng.

Khả năng kích thích miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là phương pháp giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Trong đó sự tăng sinh của tế bào lympho T có tầm quan trọng đặc biệt. Trong thử nghiệm in vitro, chuột nhắt trắng được uống cao chiết nước nóng từ cây. Kết quả cho thấy tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T, và hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu của chuột thử nghiệm của cây trinh nữ hoàng cung

Ngoài cơ chế kích thích miễn dịch nêu trên, một số alcaloid như: lycorine, pseudolycorine, hippadine… Còn có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp protein dẫn đến sự phát triển chậm lại của khối u.

Hiệu quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến  

Trong nghiên cứu in vitro với chiết suất từ cây, thử nghiệm trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3, LNCaP và BHP-1. Kết quả điều trị cho thấy chiết suất giúp ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào, nhạy nhất là tế bào BHP-1. 

Tác dụng chống oxy hóa của Trinh nữ hoàng cung

Chiết xuất của cây còn cho thấy khả năng chống oxy hóa khá cao, với chỉ số ORAC [chỉ số đo lường khả năng hấp thu gốc oxy hóa] là 1610 ± 150 μmol TE/g, tuy nhiên vẫn thấp hơn một vài loại thảo dược như Câu kỷ tử, Atiso…

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh 

Trong thử nghiệm điều trị với cao chiết Trinh nữ hoàng cung trên chuột bị tiêm Trimethyltin [chất có độc tính cao đối với hệ thần kinh trung ương]. Mặc dù kết quả thấp hơn so với nhóm chứng dương Galanthamine. Tuy nhiên cao chiết vẫn cho thấy khả năng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ nhất định. 

Cây trinh nữ hoàng cung có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?

Chữa u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến 

Dùng 3 – 5 lá, thái nhỏ, sao vàng, sắc lấy nước uống. Uống 3 đợt [7 ngày/đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày]. 

Chữa tê thấp, đau nhức, bầm mình 

Dùng ngoài. Hái lá rửa sạch giã nát; hoặc dùng thân hành, nướng nóng giã ra, rồi đắp vào vùng chấn thương. Mỗi ngày 2 – 3 lần. 

Những lưu ý về Trinh nữ hoàng cung 

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dùng không phân biệt kĩ giữa các loài trong quần thể này, dẫn đến ngộ độc hoặc hậu quả nghiêm trọng khác. Phân biệt giữa Trinh nữ hoàng cung với các loại dược liệu khác có thể dựa vào đặc điểm của hoa, nên người dùng cần chú ý đặc điểm này. 

Trinh nữ hoàng cung vốn nổi tiếng từ lâu về công dụng điều trị bệnh u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… Nay đã được làm rõ hơn dưới góc nhìn khoa học. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thảo dược khác, Trinh nữ hoàng cung cũng có mặt lợi, hại của mình. Quý độc giả trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung. Xưa kia trong cung đình, các ngự y cũng đã dùng trinh nữ hoàng cung để chữa bệnh cho các cung tần mỹ nữ. Vậy, tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung đối với con người, đặc biệt là phụ nữ như thế nào?

Cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung hay Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan, tên hán văn là Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ [danh pháp khoa học: Crinum latifolium] là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae.

Đây loại cây ngày trước các Ngự y thường dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc.

Cây trinh nữ hoàng cung [ảnh minh họa]

Thành phần tác dụng trong cây Trinh nữ hoàng cung

Thành phần chính trong cây trinh nữ hoàng cung là Glucoancaloit [tên khác là latisolin, aglycon có tên latisodin]. Thân lúc cây đang ra hoa có pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.

Một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.

Trinh nữ hoàng cung cân bằng nội tiết tố, giảm thâm nám da, chống lão hoá cho phụ nữ

Công dụng của Trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung được coi là thần dược cho phụ nữ. Dược liệu này dùng để chữa các bệnh phụ nữ cùng tác dụng làm đẹp, chống lão hoá, nám da rất tốt. Trinh nữ hoàng cung cũng có tác dụng trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở Nam giới.

Công dụng của trinh nữ hoàng cung theo kinh nghiệm dân gian

Lá cây trinh nữ hoàng cung có thể chữa:

  • Chữa u xơ tử cung.
  • Chữa u nang buồng trứng, u vú và các loại u khác.
  • Hạn chế đau đớn cho chị em phụ nữ sau phẫu thuật.
  • Hỗ trợ bệnh u xơ tiền liệt tuyến [ phì đại lành tính tuyến tiền liệt ] của nam giới.
  • Làm đẹp: Cân bằng nội tiết tố, chống lão hoá, giảm thâm nám da,  giữ gìn sắc đẹp cho phụ nữ
Trinh nữ hoàng cung chữa các bệnh về phụ nữ

Cây trinh nữ hoàng cung dùng trong y học hiện đại

Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển.

Cây trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư [antitumor] như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.

Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào.

Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…

Bệnh thuyên giảm nhờ uống trinh nữ hoàng cung

Chị Đ.T.M sinh năm 1956  [Nam Trực, Nam Định]

Năm 2001 chị M. bị khối u trong não khởi phát. Mới đầu bằng những cơn đau nhẹ, rồi tăng dần…

Do gia đình quá nghèo, không có tiền để đi khám bệnh nên đến năm 2004 bệnh tình ngày càng trầm trọng, các cơn đau vật vã liên tiếp hành hạ, khối u trong não to dần, đẩy con mắt trái lồi ra ngoài.

Chồng chị M đưa vợ lên BV Ung bướu và Việt Đức Hà Nội để khám, cả 2 bệnh viện đều trả về do khối u não giai đoạn cuối. Theo kết luận X quang “… Khối u màng não 3,61 x 3,84cm vùng hố thái dương trái…”.

“Còn nước còn tát” nghe người mách về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung sẽ chữa được bệnh nhưng phải kết hợp với mấy loại nữa anh dày công tìm tòi, suy nghĩ…

Bài thuốc hay chữa u não bằng Trinh nữ hoàng cung

Thời chiến tranh khi cùng sống chung với đồng bào Tây Nguyên, có thời anh bị mụn nhọt phát trên cơ bắp đồng bào đã sắc lá cây cùng hoa đủ đủ đực cho uống, các nhọt tan và biến mất…Như trời mách bảo, anh dùng lá đu đủ băm, phơi khô, sắc nước uống hàng ngày cho chị và cách 3 ngày anh dùng lá trinh nữ hoàng cung sắc cho chị uống cùng, đồng thời để tăng cường sức lực, anh cho chị dùng tam thất trộn mật ong.

Với sự kiên nhẫn chờ đợi, sau 3 năm sử dụng bài thuốc trên, chị M đã hồi phục, khối u teo dần, con mắt trái lồi ra hiện đã trở lại gần như cũ, những cơn đau vật vã trước đây đã mất hẳn…Hiện, chị đã lao động như người bình thường, khối u giời chỉ còn là dị tật bên thái dương hơi phình to so với bên phải. ”

Lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Tránh nhầm lẫn với các dược iệu khác

Sử dụng đúng những sản phẩm thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung nếu không sẽ nguy hiểm, dẫn đến ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như: gan, thận…

Kết hợp với các loại thuốc khác

  • Việc kết hợp trinh nữ hoàng cung với các cây thuốc khác phải xem chúng có tương kị không.
  • Có làm giảm khả năng kháng u của cây trinh nữ hoàng cung hay không.

Bài thuốc đơn giản từ cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung được sử dụng lâu đời trong dân gian với nhiều bài thuốc hay trong đó là bài thuốc điều trị bệnh do nội tiết gây nên

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú, u xơ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt:

Cách chế biến

  • Lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ.
  • Đem sao vàng rồi sắc uống.

Liều dùng:

Mỗi ngày dùng từ 3-5 lá.

Lưu ý:

– Khi sử dụng các bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung, bệnh nhân u xơ tử cung cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan.

– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị thích hợp.

Chữa ung thư vú, u xơ tử cung bằng trinh nữ hoàng cung

Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh trinh nữ hoàng cung có chứa 32 loại alkaloids, trong đó một số alkaloids có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u, kháng khuẩn,… từ đó giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cường sức khỏe, miễn dịch, đẩy lùi những rối loạn ở nữ giới.

Tuy nhiên, khi sử dụng trinh nữ hoàng cung với một số loại thuốc khác cần phải có chỉ định của bác sỹ để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

Chuyên gia Trần Công Khánh khuyến cáo

“Người tiêu dùng khi tìm kiếm và tự chế biến cây trinh nữ hoàng cung làm thuốc cần chú ý tính chính xác để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Vì trong quần thể những cây gọi là trinh nữ hoàng cung cũng có sự không đồng nhất. Thậm chí, cùng là cây trinh nữ hoàng cung nhưng thổ nhưỡng, cách chăm sóc khác nhau… cũng sẽ có hoạt chất khác nhau.

Vì thế, hiệu quả sử dụng cũng khác nhau, ngay cả khi chọn đúng được cây trinh nữ hoàng cung thì việc sử dụng kết hợp với các dược liệu khác cũng phải hết sức cẩn trọng.

Việc phối hợp các dược liệu với nhau có thể tốt nhưng cũng có thể làm giảm tác dụng, thậm chí gây độc cho cơ thể. Điều quan trọng là việc phối hợp đó phải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm kết quả. Không phải cứ phối hợp các vị thuốc là với nhau là có sản phẩm tốt”.

Lời kết

Trong Y học cổ truyền Việt Nam, từ lâu trinh nữ hoàng cung đã được coi là vị thuốc quý. Trước đây, trinh nữ hoàng cung chỉ được dành riêng cho hoàng tộc, vì thế nó thường được gọi với các tên như “cây thuốc của hoàng cung” hay “cây thuốc dành cho nữ giới trong hoàng cung”.

Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc quý để điều trị một số bệnh của phụ nữ rất hiệu quả, trong đó có u xơ tử cung..Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, người bệnh cần xin ý kiến và tư vấn của bác sỹ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Video liên quan

Chủ Đề