Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần

[HNM] - Nghiên cứu, xây dựng chương trình khắc phục hạn chế, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đối với trẻ em là một trong các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tại Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 31-12-2021. Triển khai nhiệm vụ này, đã có nhiều khuyến nghị được đưa ra, nhằm xây dựng chính sách toàn diện, củng cố hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.

Quang cảnh Hội thảo kỹ thuật xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trẻ em di cư giai đoạn 2022-2030, tổ chức tháng 6-2022.

Phòng ngừa sang chấn tâm lý ở trẻ em

Theo Phó Cục trưởng Cục Trẻ em [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội] Vũ Thị Kim Hoa, chúng ta chưa có chương trình riêng về chăm sóc sức khỏe tâm thần, có sự can thiệp đa ngành về y tế, giáo dục, an sinh xã hội để khắc phục những ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh, thiên tai. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF] cảnh báo, dịch Covid-19 có thể sẽ tác động đến sức khỏe tâm thần và điều kiện sống của thanh thiếu nhi trong nhiều năm tới. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cũng cảnh báo, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lực đầu tư vào chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong khi dịch Covid-19 lại đang làm tăng thêm các nhu cầu cần hỗ trợ về vấn đề này. Hiện nay, Việt Nam có từ 8% đến 20% trẻ em và vị thành niên gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung.

Chuyên gia của UNICEF Việt Nam Nguyễn Thị Y Duyên chia sẻ: Trên toàn thế giới, hơn 13% trẻ 10-19 tuổi phải chung sống với rối loạn tâm thần, trong đó 86 triệu trẻ em thuộc nhóm 15-19 tuổi, 80 triệu trẻ em thuộc nhóm 10-14 tuổi. Lo âu và trầm cảm chiếm khoảng 40% các rối loạn tâm thần được chẩn đoán. Trong khi đó, căng thẳng tâm lý xã hội có thể làm gián đoạn cuộc sống, sức khỏe và triển vọng tương lai của các em.

Thực trạng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại. Các em có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm lo lắng, trầm cảm, khó điều chỉnh cảm xúc, ý định tự tử và sử dụng chất kích thích. Đây có thể là kết quả từ các yếu tố xã hội và môi trường, như gia đình [quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sức khỏe tâm thần của người chăm sóc…] và trường học. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ bổ sung: Cô lập cảm xúc, nghiện công nghệ, thiếu lòng tự trọng, nhận thức tiêu cực về ngoại hình, các quy tắc có vấn đề ở gia đình, tình trạng kinh tế - xã hội thấp, áp lực học tập và tình trạng ngược đãi trẻ em vẫn còn…

Ở Việt Nam, học sinh thường không cảm thấy thoải mái, khi tìm tới giáo viên để nhờ hỗ trợ về mặt học tập hay cảm xúc xã hội. Còn học sinh thuộc nhóm LGBTQ [đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới] phải đối mặt với những thách thức về nỗi sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

Khuyến nghị nhiều giải pháp giá trị

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia đã góp ý, khuyến nghị các giải pháp, nhằm góp phần xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em một cách toàn diện.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, điều phối viên Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam đề nghị phải sớm kiện toàn hệ thống giáo dục và tư vấn tâm lý học đường, tăng cường giáo dục gia đình, hỗ trợ phụ huynh về kỹ năng làm cha mẹ, chăm sóc và giao tiếp, hướng tới thay đổi chuẩn mực hành vi của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An nhấn mạnh, giải pháp cốt lõi là đẩy mạnh giáo dục gia đình, phát hiện và hỗ trợ giảm thiểu áp lực tâm lý khi con bị quá tải về học hành. Cùng với đó, phải tăng cường năng lực, kiến thức, phương pháp, kỹ năng của cán bộ tại các trung tâm bảo trợ xã hội; đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2018-2025”.

Chuyên gia của UNICEF Việt Nam Nguyễn Thị Y Duyên cũng khuyến nghị thêm, như: Tăng cường chính sách phối hợp trong tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần cho trẻ em và trẻ vị thành niên; hoàn thiện luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần trong hệ thống trợ giúp xã hội và an sinh xã hội; tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong trường học. Cùng với đó, phải tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép nội dung sức khỏe tâm thần cho trẻ em, trẻ vị thành niên vào các chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và trẻ vị thành niên; lồng ghép vấn đề này trong các chương trình đại học đào tạo giáo viên, phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội và nhân viên tâm lý học đường chuyên nghiệp.

Hiện tại, Cục Trẻ em đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng “Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi và trẻ em di cư dựa vào cộng đồng giai đoạn 2022-2030”. Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, những khuyến nghị từ các chuyên gia là nguồn tham khảo quý giá, góp phần xây dựng chính sách, củng cố hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.

Các hội chứng rối loạn tâm thần và tâm lý vẫn là lĩnh vực sức khỏe cộng đồng bị lãng quên nhiều nhất, dù chúng có tác động to lớn đến cuộc sống của con người, vì vậy gần đây Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã kêu gọi “cả thế giới cùng hợp lực và bắt đầu giải quyết tình trạng báo động khi sức khỏe tâm thần bị bỏ lơ.”

Lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là thực trạng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, 75% người dân có các triệu chứng rối loạn tâm lý hoặc động kinh không được điều trị. Một số rào cản phổ biến nhất của việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe tâm lý liên quan đến niềm tin truyền thống, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, một số rào cản khác bắt nguồn sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực có chuyên môn, các nhân viên chăm sóc sức khỏe không được đào tạo bài bản, và khả năng cung ứng thuốc thấp. 

Từ năm 2008, Sanofi đã hợp tác với Hiệp hội Tâm lý Xã hội Thế giới và Viện Dịch tễ học & Thần kinh Nhiệt đới nhằm giúp các bệnh nhân bị rối loại tâm lý và động kinh lại các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận dễ dàng hơn với việc chăm sóc sức khỏe thần kinh. Thông qua chương trình Fight Against STigma [FAST], nhiều sáng kiến đã được ra mắt ở hơn 20 quốc gia tại Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ và Lục địa Á-Âu.

Đặt cộng đồng địa phương làm trọng tâm khi triển khai, những sáng kiến này đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như giáo dục các bệnh nhân và gia đình của họ. “Ước tính những dự án này đã huấn luyện và đào tạo hơn 10,600 nhân viên chăm sóc sức khỏe, tiếp cận hơn 3.1 triệu người với các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời chẩn đoán và/hoặc chữa trị cho hơn 132,000 người bị bệnh tâm lý hoặc động kinh,” Tiến sĩ Luc Kuykens, Giám đốc các Chương trình Y tế Toàn cầu của Sanofi cho biết.

Trong khi số bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý tại các nước có thu nhập thấp và trung bình đang ở mức đặc biệt cao, thế giới đang dần nhận thức được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên sức khỏe tâm thần của con người. “Và đây chỉ mới là sự khởi đầu. Nếu chúng ta không nghiêm túc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe tâm thần ngay bây giờ, những tác hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe sẽ vô cùng khó lường và khó kiểm soát,” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO chia sẻ. 

Nhiều yếu tố trong cuộc sống cá nhân và các yếu tố thể chất đều góp phần tác động lên sức khỏe tâm thần.

Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần giúp duy trì khả năng tận hưởng cuộc sống cũng như giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, nhận thức tốt về trách nhiệm và nỗ lực.

Trạng thái căng thẳng, trầm cảm và lo lắng đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Nhìn chung các tình trạng rối loạn tâm lý đều có thể có nguồn gốc thực thể.

Trong bài viết này sẽ trình bày tổng quan về sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần. Mô tả các loại rối loạn tâm thần thường gặp, các dấu hiệu ban đầu và một số hướng điều trị.

Sức khỏe tâm thần là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]: “Sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng”

Việc bảo tồn và phục hồi sức khỏe tâm thần là rất quan trọng đối với cộng đồng và xã hội.

Yếu tố nguy cơ

Các rối loạn sức khỏe tâm thần bất kể tuổi tác, giới tính, dân tộc.

Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật. Hoàn cảnh xã hội và tài chính, các yếu tố sinh học và môi trường sống đều có thể ảnh hưởng.

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần:

  • Áp lực kinh tế và xã hội
  • Tài chính hạn chế hoặc thuộc nhóm bị phân biệt đối xử làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần.

Nhiều nghiên cứu khoa học chia các yếu tố ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần thành hai nhóm là các yếu tố có thể thay đổi và các yếu tố không thể thay đổi

Các yếu tố có thể thay đổi đối với các rối loạn sức khỏe tâm thần:

  • Điều kiện kinh tế xã hội, như nghề nghiệp;
  • Mức độ tham gia các hoạt động xã hội;
  • Giáo dục;
  • Chất lượng nhà ở;
  • Các yếu tố không thể thay đổi:
  • Giới tính;
  • Tuổi tác;
  • Dân tộc;

Giới tính hiện nay được xếp vào nhóm yếu tố có thể và không thể thay đổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần cao 3,96 lần.

Các yếu tố sinh học

Di truyền là yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tâm thần vì một số gen hoặc đột biến xảy ra đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt. Tuy nhiên những người không có đột biến gen liên quan hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh vẫn có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các tình trạng sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng do các vấn đề sức khỏe thể chất, thay đổi cuộc sống như ung thư, tiểu đường và đau mãn tính.

Các rối loạn tâm thần thường gặp

Các loại bệnh tâm thần thường gặp:

  • Rối loạn lo âu;
  • Rối loạn khí sắc;
  • Tâm thần phân liệt;

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là tình trạng thường gặp nhất. Người bệnh biểu hiện sợ hãi hoặc lo lắng liên quan đến đồ vật, tình huống. Hầu hết sẽ tránh tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây ra sự lo lắng cho họ. Một số ví dụ về rối loạn lo âu:

Rối loạn lo âu toàn thể [GAD]

GAD là sự lo lắng quá mức về nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Bồn chồn;
  • Mệt mỏi;
  • Căng cơ;
  • Rối loạn giấc ngủ;

Người bệnh thường lo lắng quá mức khi gặp phải những tình huống hàng ngày dù không gây nguy hiểm như việc nhà hoặc việc giữ lịch hẹn- làm việc.

Rối loạn hoảng sợ

Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường xuyên trải qua các cơn sợ hãi liên quan đến những nỗi kinh hoàng trong tưởng tượng, cảm giác sắp xảy ra thảm họa hay cái chết.

Ám ảnh

Có nhiều loại ám ảnh khác nhau:

  • Ám ảnh đơn giản: liên quan đến nỗi sợ hãi quá mức đối với các đối tượng, tình huống hoặc động vật cụ thể. Chứng sợ nhện là một ví dụ;

  • Ám ảnh sợ xã hội: đây là nỗi sợ khi phải chịu sự đánh giá của người khác. Những người mắc chứng sợ xã hội thường hạn chế tiếp xúc với môi trường xã hội;

  • Ám ảnh sợ khoảng trống: là nỗi sợ hãi về những tình huống khó khăn trong việc di chuyển như đang ở trong thang máy hoặc tàu đang di chuyển;

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD]

Những người bị OCD thường xuyên phải trải qua những suy nghĩ căng thẳng, liên tục và bị thôi thúc mạnh mẽ thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, ví dụ như rửa tay.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn [PTSD]

PTSD xảy ra sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự kiện căng thẳng hoặc đau buồn, họ nghĩ rằng cuộc sống của họ hoặc cuộc sống của người khác đang gặp nguy hiểm. Họ cảm thấy sợ hãi hoặc không kiểm soát được những gì đang xảy ra.

Rối loạn khí sắc

Người mắc bệnh có những thay đổi về tâm trạng liên quan đến hưng cảm [là giai đoạn có nhiều năng lượng và phấn chấn] hoặc trầm cảm. Ví dụ về rối loạn tâm trạng bao gồm:

Trầm cảm nặng: người mắc trầm cảm nặng có tâm trạng thấp thỏm và mất hứng thú với các hoạt động và sự kiện mà họ đã yêu thích trước đó, cảm thấy buồn bã kéo dài hoặc buồn bã tột độ;

Rối loạn lưỡng cực: người mắc rối loạn lưỡng cực có những thay đổi bất thường về tâm trạng, cảm giác mất sức- thiếu năng lượng cho các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Phấn khích hoặc vui quá mức bình thường được gọi là giai đoạn hưng cảm, trong khi giai đoạn trầm cảm mang đến tâm trạng buồn bã, tiêu cực;

Rối loạn cảm xúc theo mùa [SAD]: Giảm ánh sáng ở các tháng mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân gây ra loại trầm cảm nặng này. Thường gặp ở các nước xa đường xích đạo;

Tâm thần phân liệt

Các dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt thường phát triển ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Bệnh biểu hiện là những suy nghĩ rời rạc và cảm thấy khó khăn trong việc xử lý thông tin. Bệnh tâm thần phân liệt biểu hiện bằng các triệu chứng “dương tính” và “âm tính”. Các triệu chứng dương tính như ảo tưởng, quá khích và ảo giác. Các triệu chứng âm tính như thiếu động lực và tâm trạng không ổn định hoặc cảm thấy tiêu cực.

Dấu hiệu sớm của bệnh

Không có phương pháp đáng tin cậy để xác định bệnh tâm thần. Tuy nhiên nên chú ý những dấu hiệu sau có thể là rối loạn sức khỏe tâm thần:

  • Xa lánh khỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp;
  • Lãng tránh các hoạt động mà họ thường thích;
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít ăn quá nhiều hoặc quá ít;
  • Cảm thấy tuyệt vọng;
  • Sử dụng các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu và nicotin thường xuyên hơn;
  • Thể hiện cảm xúc tiêu cực;
  • Cảm thấy bối rối vì không thể hoàn thành công việc hàng ngày như đi làm hoặc nấu ăn;
  • Có những suy nghĩ dai dẳng hoặc ký ức tiêu cực xuất hiện lại thường xuyên;
  • Nghĩ đến việc gây tổn hại cho bản thân hoặc người khác;
  • Nghe giọng nói người khác trong đầu;

Điều trị

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc điều trị mang tính cá nhân cao và không giống nhau ở mỗi người.

Điều trị kết hợp nhiều phương pháp thường mang lại hiệu quả cao hơn. Người bệnh cần hợp tác và được động viên để hợp tác với bác sĩ để giúp họ xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị:

Điều trị tâm lý hay liệu pháp trò chuyện

Phương pháp này giúp tiếp cận tâm lý để điều trị bệnh tâm thần. Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi biện chứng là một số ví dụ.

Bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học và một số bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khả năng thực hiện phương pháp này.

Phương pháp giúp người bệnh có thể hiểu được họ đang mắc bệnh và bắt đầu thực hiện điều trị với những suy nghĩ lành mạnh hơn để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày, giảm nguy cơ tự cô lập và tự làm hại bản thân.

Điều trị thuốc

Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc giải lo âu là loại thuốc thường được chọn.

Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi các rối loạn tâm thần nhưng giúp cải thiện các triệu chứng và giúp người bệnh tiếp tục tương tác với xã hội và thực hiện lại các thói quen bình thường của mình.

Một số loại thuốc giúp tạo cảm giác dễ chịu cho trung khu thần kinh ở não như serotonin.

Thay đổi lối sống

Người bệnh cần thay đổi lối sống để tạo điều kiện cho sức khỏe thể chất và tinh thần trở nên tích cực hơn.

Giảm uống rượu, ngủ nhiều hơn và ăn uống cân bằng, bổ dưỡng. Nên nghỉ ngơi để giải quyết các vấn đề liên quan đến những mối quan hệ cá nhân gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của họ.

Các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền và chánh niệm giúp người mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm thư giãn. Tham gia các câu lạc bộ nhiều bạn bè và gia đình giúp bổ trợ phục hồi bệnh.

Chống tự sát

Nếu bạn biết ai đó có nguy cơ tự sát hoặc làm tổn thương người khác cần:

  • Hỏi ngay: "Bạn có ý định tự sát không?"
  • Lắng nghe người đó mà không phán xét;
  • Liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên viên tâm thần;
  • Ở lại với người đó cho đến khi có sự trợ giúp;
  • Cố gắng loại bỏ mọi vũ khí, các đồ vật có thể gây tổn hại bản thân và người khác;

Xem thêm: Trầm cảm, phân loại và các yếu tố nguy cơ

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề