Thủ tướng mới của việt nam sẽ là ai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Chủ tịch COP26 Alok Sharma. Ảnh VGP

Tại cuộc tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp tổng thể, toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn nhằm thực hiện các cam kết đã đưa ra tại COP26.

Phó Thủ tướng chia sẻ việc vừa bảo đảm an ninh năng lượng để phục vụ mục tiêu tăng trưởng vừa giảm phát thải là một bài toán rất phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về nguồn lực, công nghệ, năng lực quản trị, do đó Việt Nam mong muốn Anh, EU và các nước G7 khác sớm có cam kết cụ thể hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma bày tỏ ấn tượng và cho rằng Việt Nam đã quyết định đúng đắn khi đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 tại COP 26, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy triển khai cam kết này, nhất là việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Alok Sharma đánh giá Việt Nam có nhiều thế mạnh về năng lượng tái tạo, cho biết tại cuộc họp tháng 3/2022, theo đề xuất của Anh, các thành viên G7 đã thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách các nước G7 ưu tiên hợp tác năng lượng.

Ông Alok Sharma mong muốn các nước G7 và Việt Nam sẽ sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.a

Quan hệ đối tác Việt Nam - WEF ngày càng phát triển tích cực và thực chất. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam-WEF trong chuyển đổi số, năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững

Tại cuộc tiếp Chủ tịch WEF Borge Brande, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chuyển lời hỏi thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.

Phó Thủ tướng đề nghị WEF tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong việc định hình các xu thế phát triển, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Hai bên vui mừng nhận thấy mối quan hệ đối tác Việt Nam - WEF ngày càng phát triển tích cực và thực chất.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả và nâng cao vị trí của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ tịch WEF đồng tình với các định hướng và quan điểm phát triển của Việt Nam, bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam-WEF, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, tận dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển đổi năng lượng, đào tạo kỹ năng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong kỷ nguyên mới.

WEF sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam tổ chức Đối thoại chiến lược quốc gia lần thứ 2 trong thời gian tới.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và tài chính tham gia, phát triển năng lượng tái tạo, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài phát triển năng lượng tái tạo

Tại cuộc tiếp ông Henrik Anderson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Vesta Wind System, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm và nỗ lực của Tập đoàn trong việc tham gia phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và hướng đến quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia.

Theo đó, tổng nhu cầu về nguồn điện của Việt Nam đến năm 2025 là hơn 100.000 MW, năm 2030 là 150.000 MW, trong đó, nhu cầu năng lượng tái tạo đến năm 2025 là hơn 36.000 MW, 2030 là gần 50.000 MW và tổng nhu cầu năng lượng tái tạo trung bình chiếm hơn 30% tổng nhu cầu điện.

Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và tài chính tham gia, phát triển năng lượng tái tạo, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Chủ tịch Vestas chia sẻ Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường trọng điểm của Tập đoàn trong thời gian tới.

Tập đoàn sẵn sàng trao đổi và phối hợp với Chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh của ngành năng lượng Việt Nam, theo đó mong muốn Việt Nam sớm hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và có cơ chế giá cho năng lượng tái tạo ổn định.

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới [NDB] Marcos Troyjo đánh giá cao sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong những thập kỷ qua và Việt Nam sẽ là ngôi sao sáng trong phát triển kinh tế thời gian tới. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Chủ tịch NDB: Việt Nam sẽ là ngôi sao sáng trong phát triển kinh tế thời gian tới

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới [NDB] Marcos Troyjo đánh giá cao sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong những thập kỷ qua và Việt Nam sẽ là ngôi sao sáng trong phát triển kinh tế thời gian tới.

NDB mong muốn hợp tác và cung cấp các hỗ trợ tài chính cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ông Marcos Troyjo cho biết các hoạt động của NDB được thiết kế phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng quốc gia nhằm phát huy hiệu quả cao nhất, tập trung vào các khoản vay trong lĩnh vực như: Năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, quản lý nguồn nước và vệ sinh, phát triển đô thị bền vững và hợp tác và hội nhập kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chia sẻ đây là những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu đầu tư lớn. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm tham gia vào các tổ chức tài chính đa phương, trong đó Việt Nam có quan hệ song phương tốt đẹp, lâu đời và thân thiết với các nước thành viên hiện tại của NDB.

Đây là cơ sở để Việt Nam mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Ngân hàng NDB trong tương lai khi có điều kiện thuận lợi và phù hợp./.

Trần Mạnh


[Bqp.vn] - Ngày 28/7, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, Trưởng ngành nhiệm kỳ Chính phủ 2021 - 2026. Căn cứ Hiến pháp 2013, các Nghị quyết của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký các Quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Chính phủ. [ảnh: TTXVN]

Chiều tối cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ Công bố và trao các Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao các Quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ông: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái và Lê Văn Thành. Riêng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang chủ trì công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam nên không tham dự buổi Lễ.

Chủ tịch nước cũng đã trao Quyết định bổ nhiệm các vị trí Bộ trưởng gồm: Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an; ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài Chính; ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đang bận chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 không tham dự buổi Lễ.

Bốn Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm: ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ông Đoàn Hồng Phong - Tổng thanh tra Chính phủ cũng được trao Quyết định bổ nhiệm lần này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, chúc mừng các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Trưởng ngành, thành viên Chính phủ được trao Quyết định bổ nhiệm lần này.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong những thành tựu phát triển của đất nước nói chung, những kết quả đáng tự hào của Chính phủ qua các nhiệm kỳ nói riêng trong những năm qua đều có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tầng lớp nhân dân.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được biết từ thời điểm kiện toàn các chức danh Lãnh đạo Nhà nước đến nay, tuy thời gian không nhiều nhưng tập thể Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu đã bắt nhịp, kịp triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành; tiếp tục thể hiện một tập thể năng động, quyết liệt hành động. “Chỉ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm mới thành công. Chỉ có khát vọng trong suy nghĩ và hành động mới đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, bền vững hơn” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn tất cả các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục những tồn tại, yếu kém; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong công tác chỉ đạo, điều hành. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Hiến pháp và pháp luật; xây dựng tập thể Chính phủ đoàn kết, năng động, quyết liệt hành động, nói đi đôi với làm; xây dựng bộ máy Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước thống nhất, liêm chính, dân chủ, kỷ luật, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực sự là của dân, do dân và vì dân, “lấy dân làm gốc”.

Cùng với đó, các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; trước mắt là chỉ đạo ngăn chặn, đẩy lùi cho được đại dịch COVID-19, sớm đưa nước ta trở về “trạng thái bình thường mới”, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thay mặt các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thượng tôn pháp luật, tuân thủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp, pháp luật quy định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội; đồng thời luôn chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Chính phủ sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu của Chính phủ qua các thời kỳ, nhất là Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV quyết tâm tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước các cấp đoàn kết, liêm khiết, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; năng động đổi mới sáng tạo vì dân, gần dân, trọng dân; xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội thông qua; bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân và an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế. Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được coi là công việc quan trọng cấp bách hiện nay. Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, Chính phủ sẽ cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhau kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và nhất là thực hiện chiến lược vaccine.

Chính phủ quyết tâm thực hiện hiệu quả chiến lược vắc-xin với ba mũi nhọn là mua được vắc-xin nhiều nhất, nhanh nhất có thể, thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao công nghệ để chủ động sản xuất vắc-xin trong nước và tiêm chủng miễn phí cho toàn dân kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu là đầu năm 2022 cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng và không để lỡ nhịp so với các nước khác trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Chia sẻ với những khó khăn của nhân dân do đại dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Chính phủ mong nhân dân vững tin, đoàn kết, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng “bình minh” của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ sẽ bằng mọi giải pháp với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đã đề ra, đảm bảo đời sống cho đồng bào, xứng đáng với niềm tin, hy vọng và khát vọng phát triển đất nước của nhân dân ta.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, đất nước và nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Video liên quan

Chủ Đề