Thơ Võ Quảng có ảnh hương như thế nào đến đời sống tâm hồn và tình cảm của thiếu nhi

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Những tác phẩm thơ của Võ Quảng đã dệt nên một thế giới tuổi thơ đầy tưởng tượng, thơ mộng và vui tươi.

Thiếu nhi nhiều thế hệ đã lớn lên cùng năm tháng từ những bài thơ Ai dậy sớm, Anh đom đóm, Mời vào… của Võ Quảng.

Năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Võ Quảng, NXB Kim Đồng đã tái bản tập thơ Ai dậy sớm, trong một diện mạo hoàn toàn mới với phần tranh minh họa của họa sĩ Chu Linh Hoàng.

Sự nghiệp văn chương 50 năm, Võ Quảng để lại hơn 20 tác phẩm, trong đó có 10 tập thơ viết cho thiếu nhi.

Tập thơ Ai dậy sớm phiên bản mới năm 2020. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Rộn ràng tiếng nói cười tự nhiên

Trong tập thơ này, các em sẽ du hành cùng những Mầm non, Chị chổi tre, Anh đom đóm, Chú voi con… trong hành trình khám phá thế giới của mình. Mỗi bài thơ đều mở ra một niềm vui, nhóm lên biết bao giấc mộng lành, cùng em lớn lên.

Những người bạn thiên nhiên thật đáng yêu, đó là Mầm non: “Còn nằm nép lặng im / Mầm non mắt lim dim / Cố nhìn qua kẽ lá / Thấy mây bay hối hả / Thấy lất phất mưa phùn”.

Hay Anhđom đóm chuyên cần: “Theo làn gió mát / Đóm đi rất êm / Đi suốt một đêm / Lo cho người ngủ”.

Suốt tập thơ Ai dậy sớm là những vần thơ ngộ nghĩnh và đáng yêu như thế. Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc mỗi ngày, cùng trò chuyện với trẻ về thế giớ tự nhiên, để tạo nên sự kết nối giữa trẻ và tự nhiên.

Bước vào thế giới thơ của Võ Quảng, độc giả sẽ được sống trong không khí của những câu chuyện đẹp đẽ, trong trẻo, để nương vào đó mà thấu hiểu những điều tuyệt vời tự nhiên của đời sống. Chúng ta có thể cảm thấy được tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, tiếng chim hót… ngay kề bên.

Nhà thơ Ngô Quân Miện từng nói: “Đọc thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, ta luôn luôn bắt gặp những con vật và những cỏ cây. Có thể nói, thơ Võ Quảng có cả một thế giới loài vật và cây cỏ. Nói một cách khác, thơ Võ Quảng có một mảnh vườn bách thú và bách thảo. Những em bé nào có cái may mắn được vào đây đều say mê và yêu thích”.

Giáo sư Phong Lê cũng nhận định Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật quanh ta. Ông thổi vào chúng sự sống vui và làm cho các em cùng chúng ta vui cái vui của sự sống bình thường.

“Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ và giúp cho con người kéo dài sự tươi tắn của tuổi thơ”, giáo sư Phong Lê nói.

Không cần những triết lý cao siêu, không cần đến ngôn từ lấp lánh, ngôn ngữ thơ Võ Quảng dung dị như lời ru nhẹ nhõm của mẹ, lời hát khàn khàn của bà, hay những câu chuyện kể chậm của ông…, đem đến sự thân quen muôn đời như tiếng yêu thương trìu mến luôn hiện hữu trong mỗi gia đình Việt.

Cũng bởi thế, thơ Võ Quảng vượt lên thời gian, luôn là món quà yêu thích của cả trẻ em và người lớn.

Mỗi bài thơ có một bức tranh minh họa đầy màu sắc vui tươi. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Khéo léo bồi dưỡng nhân cách trẻ thơ

Võ Quảng từng quan niệm một sáng tác cho thiếu nhi “vừa là công trình sư phạm vừa phải mang tích chất nghệ thuật”. Vì vậy, qua mỗi tác phẩm, ông khéo léo cài cắm những câu chuyện thấm đẫm tình yêu thương, giúp bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.

Bài thơ Ai dậy sớm: “Ai dậy sớm / Bước ra khỏi nhà / Cau ra hoa / Đang chờ đón / Ai dậy sớm / Đi ra đồng / Cả vừng đông / Đang chờ đón”.

Những vần thơ vui tươi, ngộ nghĩnh nhưng lại ẩn chứa thông điệp đầy giá trị. Đó là sự khích lệ các em bước ra ngoài thế giới, ngắm nhìn bầu trời, đám mây, ngắm nhìn vạn vật xung quanh em, để từ ấy có thể vươn đôi cánh tưởng tượng rộng mở cho trẻ thơ.

Chân dung nhà thơ, nhà văn Võ Quảng. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Nhịp điệu trong thơ của Võ Quảng rất gần những bài đồng dao, hình tượng thơ gần gũi với những điều xung quanh cuộc sống, nên thơ Võ Quảng dễ đọc, dễ thuộc với trẻ.

Đối với sự phát triển của trẻ, nền tảng sự yêu thương là điều vô cùng quan trọng.

Võ Quảng đã thấu hiểu được điều đó. Ông biến vạn vật xung quanh thành bạn của trẻ, được trẻ yêu mến và tin tưởng. Từ đó, ông dùng vạn vật để “dạy” trẻ, hướng các em vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp trong đời sống.

Lòng yêu thiên nhiên, cũng như yêu quê hương đất nước, đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Những vần thơ của Võ Quảng là mạch nguồn khơi nên những điều nhỏ bé nhưng dạt dào vị ngọt, để trẻ tắm đẫm trong ấy mà lớn lên.

Chính cái tâm sâu sắc ấy cùng tài thơ phong phú, đã giúp Võ Quảng trở thành nhà thơ viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Việt Nam.

Giáo sư Phong Lê nhận xét về Võ Quảng: “Con người ấy quả đã sống hết mình, thật hết mình cho tuổi thơ”.

Võ Quảng [1920-2007] là nhà văn nổi tiếng. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi.

Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959.

Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Nguồn: //zingnews.vn/vo-quang-va-nhung-sang-tac-cho-thieu-nhi-post1114220.html

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCTIỂU LUẬN MÔN:VĂN HỌC THIẾU NHITÊN TIỂU LUẬN:ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ VÕ QUẢNGHọ và tên sinh viên: TRỊNH MINH QUÂNMã sinh viên: 3119150118Lớp: DGT1193TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 20211 MỤC LỤC2 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrẻ em là tương lai của thế giới nói chung và của đất nước nói riêng. Việc giáo dụctrẻ em ln được đặt lên hàng đầu và luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Ngoàiviệc trang bị cho trẻ những kiến thức về khoa học tự nhiên, để không biến những thiênthần ngây thơ ấy thành những cổ máy không cảm xúc còn cần phải bồ dưỡng về mặt tâmhồn giúp trẻ cảm nhận thế giới bằng cảm xúc thông qua các tác phẩm văn học dành chothiếu nhi.Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm cho thiếu nhi nhưLa Phông - ten, Lép Tôn - x - tôi, Andersen, Anh em nhà Grimm, Xu – Khôm – Lin Xki,Jack London, Jonathan Swift … qua các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện ngắn hiện đại,thơ ngụ ngôn, thơ hiện đại được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tácgiả thành công với những tác phẩm hướng đến thiếu nhi mang lại giá trị tinh thần giúp bồidưỡng tâm hồn trẻ nhỏ và được mang vào sách giáo khoa giảng dạy như: Định Hải, TrầnĐăng Khoa, Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, ĐồnGiỏi, … Tác giả Võ Quảng là một trong số những tác giả tiêu biểu với những tác phẩmdành cho thiếu nhi. Những đóng góp của ơng cho nền văn học nước nhà là vô cùng to lớn,đặc biệt là phân loại đề tài dành cho thiếu nhi ở cả thể loại thơ và truyện đồng thoại. Hiếmcó nhà văn, nhà thơ nào dành cả cuộc đời sự nghiệp tâm huyết của mình để viết cho thiếunhi như Võ Quảng, những sáng tác của ông mang lại cho trẻ em những giá trị tinh thầnphát triển tư duy cảm xúc và những khám phá mới mẻ về thế giới xung quanh.Nói về riêng thể loại thơ dành cho thiếu nhi, những tác phẩm của Võ Quảng khôngchỉ tiếp cận đối tượng trẻ em bằng nội dung đề tài gần gủi [thiên nhiên cây cỏ, loài vật, đồvật, con người và thiên thiên nhiên, bài học giáo dục] như các tác giả khác. Điều đặc sắctạo nên điểm nhấn khác biệt của tác giả Võ Quảng nằm ở nghệ thuật thơ của ơng. Để tìmhiểu sự đặc biệt trong nghệ thuật thơ của tác giả Võ Quảng thu hút sự hứng thú của thiếunhi như thế nào tôi đã chọn đề tài: “ Đặc sắc nghệ thuật thơ Võ Quảng”.3 2. Mục tiêu nghiên cứuGiúp hiểu thêm về Võ Quảng một trong số ít các nhà văn nhà thơ chuyên tâm viếtcho thiếu nhi. Làm sáng tỏ những đặc trưng đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Võ Quảngđể thấy được sức hút của các tác phẩm đối với đối tượn đọc giả là các em thiếu nhi.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng: các tác phẩm thơ cho thiếu nhi của Võ Quảng.Phạm vi: Đặc sắc về nghệ thuật thơ của Võ Quảng.4. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp phân tíchPhương pháp nghị luận5. Kết cấu tiểu luậnGồm hai chương:Chương I: Vài nét về tác gỉả Võ Quảng và sự nghiệp sáng tác.Chương II: Đặc sắc nghệ thuật thơ Võ Quảng.4 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC1. Giới thiệu về tác giả:Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920 - mất ngày 15 tháng 6 năm 2007 trongmột gia đình nhà nho trung lưu ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng. Chịu ảnh hưởng từ cha là một nhà nho ông đem lòng say mê vănhọc.Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê nhà ra học trường Quốc học Huế. Năm 17 tuổi, ông thamgia phong trào học sinh yêu nước. Kể từ đó ơng hoạt động cách mạng bí mật ở Huế. Năm21 tuổi ông bị giặc bắt và giam cho đến lúc cách mạng tháng Tám bùng nổ.Sau cách mạng tháng Tám âm được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng [Phó Chủtịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đà Nẵng, Phó Chánh án Tịa án Qn sự miền NamViệt Nam, Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân Liên khu V].Trong suốt 9 năm nền Dânchủ Cộng hịa, ơng đã khẳng định được năng lực hoạt động của mình trên cả hai lĩnh vựchành chính và tịa án.Sau năm 1954 Ông tập kết ra Bắc. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời VõQuảng. Kể từ đó ơng chỉ chuyên tâm đến nghề viết, hết lòng tâm huyết viết văn cho lứatuổi thiếu nhi dưới chế độ mới. Ông là tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng[năm 1954 đến năm 1964].2. Các tác phẩm cho thiếu nhi:Võ Quảng sáng tác thơ, viết văn xuôi, kịch bản phim hoạt hình và cả tiểu luận phêbình, kinh nghiệm và lý luận sáng tác văn học thiếu nhi. Ngồi ra, ơng cịn dịch cả sáchbáo cho các em. Là người tâm huyết với nghề, ông đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡngđạo đức, tình cảm, giáo dục tư cách là người cho các em ngay từ tuổi ấu thơ.5 Thơ văn của Võ Quảng đã được giới thiệu ra nước ngoài dịch qua các thứ tiếng nhưNga, Pháp, Anh, Đức, … Một số tác phẩm của ông kể cả thơ và văn xi đã được tuyểnchọn vào chương trình giảng dạy từ các cấp Mầm non, Tiểu học, đến Trung học cơ sở. Sựnghiệp của Võ Quảng khẳng định vị trí quan trọng của ơng trong nền văn học thiếu nhicủa nước nhà.Những tác phẩm truyện và thơ:Cái thăng [truyện 1961], Thấy cái hoa nở [thơ 1962], Chỗ cây đa làng [1964], Nắngsớm [thơ 1965], Cái mai [1967], những chiếc áo ấm [truyện 1970], Anh đom đóm [thơ1970], Măng tre [thơ 1972], Quê nội [truyện 1973], Tảng sáng [truyện 1973], Bài học tốt[truyện 1975], Gà mái hoa [thơ 1975], quả đỏ [thơ 1980], Vượn hú [truyện 1993], Ánhrăng sớm [thơ 1993], Kinh tuyến vĩ tuyến[ truyện 1995], Sơn Tinh Thủy Tinh kịch bảnphim hoạt hình.Tác phẩm dịch:- Đơng Kisốt- Người anh hùng rừng Xecvut- Một số truyện ngắn của Marcel ProustNhững bài viết tiêu biểu về tiểu luận phê bình :- Chung quanh vấn đề sáng tác văn thơ cho thiếu nhi- Làm thơ cho thiếu nhi- Truyện đồng thoại cho thiếu nhi- Thơ cho thiếu nhi6 - Một số ý nghĩa chung quanh vấn đề sách viết cho thiếu nhiCHƯƠNG II: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ CỦA VÕ QUẢNG1. Thể thơVới cả cuộc đời tâm huyết viết cho thiếu nhi bảo vệ đã sáng tác 85 bài thơ theo thểthơ bốn chữ và 10 bài thơ theo thể hai đến ba chữ. Võ Quảng lựa chọn thể thơ tự do chocác tác phẩm của mình giúp ông thoả sức sáng tạo mà không bị bó buộc bởi những quy7 tắc nhất định về câu chữ. Vì các tác phẩm của Võ Quảng hướng đến thiếu nhi nên dunglượng thường ngắn và có nhiều vần liên tiếp. Điều này Vừa tạo nhịp thơ cho tác phẩm vừadễ nhớ giúp em dễ dàng học thuộc.Chủ yếu các tác phẩm của mình bảo quản tiếp theo bút pháp đồng dao mang nhữngđặc điểm gây hứng thú và phù hợp cho thiếu nhi: Các câu thơ ngắn được ngắt nhịp đềuđặn, mang nhịp điệu dồn dập khỏe khoắn. Đa số các bài thơ của ơng đều mang tính ngụngơn hoặc cho mình câu chuyện có tình huống bất ngờ.Có thể lấy ví dụ như bài “Mờivào” [sách tiếng Việt lớp 1, tập 2, Cánh diều, trang 132], các câu thơ ba chữ ngắn gọn vừadễ hiểu vừa dễ thuộc:Cốc cốc cốc!Ai gọi đóTơi là thỏNếu là thỏCho xem taiCốc cốc cốc!Ai gọi đóTơi là naiNếu là naiCho xem gạc[Trích “Mời vào” Võ Quảng]8 2. Nghệ thuật ngôn ngữNgôn ngữ được dùng trong các tác phẩm của Võ Quảng mang tính giản dị, hồnnhiên, trong sáng, dễ hiểu phù hợp với suy nghĩ non nớt của trẻ thơ và có đơi chút dí dỏmtạo sự hứng thú khi tiếp cận với tác phẩm. Đặc biệt ngôn ngữ trong thơ của Võ Quảng gợitả và biểu cảm, tạo nên những hình ảnh thật sống động, vừa mang tính thẩm mỹ cao, lạivừa dễ thuộc dễ nhớ mà ta có thể cảm nhận được điều đó thông qua bài thơ sau:Ai dậy sớmAi dậy sớmAi dậy sớmBước ra nhàĐi ra đồngChạy lên đồiCau ra hoaCả vừng đơngCả đất trờiĐang chờ đón!Đang chờ đón!Đang chờ đón![Ai dậy sớm, Võ Quảng, sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, Chân trời sáng tạo, trang 38]Những hình ảnh bình dị gợi tả sinh động, thẩm mỹ cao “ Cau ra hoa”, “Cả vừngđông”, “Cả đất trời” giúp trẻ em dễ dàng hình dung. Kết hợp cùng câu ngắn. khiến cho tácphẩn khơng khó để đi vào tâm trí trẻ thơ.Bằng cách sử dụng những biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lập từ, lặpcâu, các tác phẩm của Võ Quảng đã tạo nên một nét riêng duyên dáng, kỳ ảo làm kíchthích trí tưởng tượng của trẻ em.Như ở đoạn trích bài “Hỏi chích bơng”:9 “Tôi nhảy khắp nơiĐể lo làm việcNhảy để nhặt sạchHàng vạn con sâuNhặt để mai đâyCây cành trĩu quả.”[Võ Quảng]Võ Quảng đã nhân hóa chích bơng để kể về cơng việc hàng ngày của mình tác phẩmtrở nên thú vị và tạo cảm giác gần gũi như đang trò chuyện cùng người bạn cho các emthiếu nhi.Ngoài việc sử dụng các biện pháp tu từ ơng cịn thường sử dụng các từ láy để làmtăng sức biểu cảm của bài thơ, giúp cho trẻ em dễ thuộc dễ nhớ nhớ:“Giọt mưa lách táchTheo gió rào ràoNước chảy về aoThâu đêm róc rách.”[Mưa, Võ Quảng]Trong đoạn thơ trên những âm thanh của cơn mưa được miêu tả bằng những từ láy,tạo sự sinh động và biểu cảm cao cho hình ảnh, giúp cho các em thiếu nhi dễ hình dungvà cảm nhận cơn mưa một cách chân thật nhất.Nếu chú ý ta sẽ thấy được tác giả Võ Quảng rất thích sử dụng vần trắc để kết thúcbài thơ của mình: “Ụt ịt! Ụt ịt!” [Được! được], “Thâu đêm róc rách" [Mưa], “ Đi vào biểncả" [Câu chuyện lái tàu], … Điều này giúp tác phẩm tạo nên khơng khí vui tươi tinhnghịch rất phù hợp với tính cách của trẻ em.Ngôn ngữ hội thoại được Võ Quảng sử dụng trong khá nhiều bài thơ của mình: “Aigọi đó?” [Mời vào], “Voi cười: “Bấy lâu/Tôi tập thể dục”.” [Chú voi con], … Điều nàygiúp tác phẩm dễ dàng tiếp cận đối tượng là các em thiếu nhi hơn giúp em cảm nhận đượcmối liên kết của bản thân và thế giới xung quanh, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn và nhận được sựyêu quý, săn đón của các em thiếu nhi.10 3. Nhạc điệu trong thơPhạm Hổ đã từng phát biểu, nhạc điệu là yếu tố quan trọng trong thơ dành cho thiếunhi. Và điều này được Võ Quảng xác nhận thông qua việc tạo nhạc điệu cho các tácphẩm thơ của mình dành cho thiếu nhi. Các bài thơ ba chữ từ có nhịp 1/2 hoặc 3:“Cốc cốc cốc!/Ai/ gọi đó//Tơi/ là thỏ///Nếu là thỏ//Cho xem tai//”[Mời vào]Những bài thơ bốn chữ thường có nhịp 2/2 :“Mặt trời/ gác núi/Bóng tối/ lan dần//Anh Đóm/ chuyên cần./Lên đèn/ đi gác.//”[Anh Đom Đóm].Thơ 5 tiếng có nhịp 3/2 hoặc 2/3:“Nhẹ nhàng/ như thuyền lướt/Lúc gió thoảng/ ngồi khơi//Cả đàn vịt/ bơi bơi/Nước mây hồ/ gợn sóng//”11 [Như thuyền lướt].Nhịp thơ trong các tác phẩm của Võ Quảng được sử dụng một cách linh hoạt, thayđổi khiến cho các bài thơ luôn luôn thú vị không bị nhàm chán.Là người yêu thích sự tựdo thể hiện từ việc chọn thể thơ, đối với nhịp điệu của bài thơ ơng cũng vơ cùng phóngkhống khi cho chúng thay đổi một cách tự nhiên khơng gị ép vào bất cứ một quy tắcnào. Chính vì vậy ta có thể thấy có bài thơ thay đổi nhịp điệu dài, ngắn nhịp nhàng vàcũng có những bài thơ với nhịp điệu vui tươi năng động phù hợp với tinh thần của trẻ em.Nhạc điệu trong thơ của Võ Quảng không chỉ thể hiện qua cách ngắt nghỉ nhịp ở cáccâu thơ, mà nó cịn thể hiện qua các từ tượng thanh mô phỏng lại âm thanh của thiênnhiên [động vật, cây cối, đồ vật, các hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, nước, … ]: Với thếgiới động vật trong thơ của Võ Quảng: Tiếng gà nhảy ổ kêu “tót! tót!”, tiếng vịt kêu “gắpgắp”, “cạc, cạc, cạc" tiếng cóc kêu “ọc, ọc", … Với những âm thanh tự nhiên: tiếng mưa“lách tách”, tiếng gió “rào rào", … Hay âm thanh của đồ vật quen thuộc như tiếng chổi trequét sân kêu “ roặc … roặc", …Đây là những chi tiết vô cùng đắt giá trong các tác phẩm của ơng vì chúng sẽ giảiquyết được những thắc mắc non nớt của trẻ thơ vốn khơng có nhiều hiểu biết và kiến thứcvề thế giới xung quanh [Con vật vật này kêu thế nào?, Tiếng thác nước ra sao? …].4. Nghệ thuật miêu tảNói đến Võ Quảng viết thơ cho thiếu nhi, chúng ta không thể không nhắc đến nghệthuật miêu tả trong các tác phẩm của ơng. Nói khơng q nếu như ví Võ Quảng như mộthoạ sĩ tài hoa, khơng phải bằng màu sắc của bút vẽ, mà trong từng câu chữ của mỗi bàithơ ông đền chắt lọc những chi tiết tiêu biểu của con vật, cây trái, đồ vật, con người, …để gửi đến các em thiếu nhi. Đặt mình dưới góc nhìn ngây thơ của trẻ nhỏ, Võ Quảng đãmang đến đến cho các em cái nhìn thật tinh tế, sống động về những sự vật xung quanh.Ơng khơng chỉ đơn thuần miêu tả về vẻ bề ngồi, mà cịn lột tả được được tính tình khi12 nhân vật là các con vật. Như vẻ đẹp của con trâu mộng được thể hiện qua sức khỏe củanó:“Da đen bóng lốngỨc rộng thênh thangĐơi sừng nghênh nghênhChóp sừng nhọn hoắt”Hay trong bài “Ba chị gà mái”, Ba chị gà mái khơng chỉ khác nhau ở dáng vẻ bênngồi, người mặc chiếc áo nâu, người mặc chiếc áo trắng, người mặc chiếc áo đen mà cịnkhác nhau về tính nết. Gà mái nâu có vẻ sành sỏi, thành thạo trong việc hưởng thụ, uốngngụm nước mưa mà say sưa như “Nhấm ly rượu ngọt”. Gà mái trắng có vẻ tình tứ quaánh nhìn “Mắt nhìn tha thiết”, qua động tác “Soi mình ngắm nghía”. Gà mái đen có phầnvụng về, đểnh đoảng, vơ tâm, vơ tính: “Đi đứng lăng quăng/ Như người mất của”.Võ Quảng cịn có thể bộc lộ được sự biến đổi tính cách của nhân vật một cách khéoléo, tinh tế. Như trong bài thơ “ Gà Mái hoa”, ông đã miêu tả sự biến đổi của gà mái: từlúc nhảy ổ cho đến lúc ấp trứng [lúc nhảy ổ thì đổi nết khác thường, lúc đẻ trứng thì rấtvui, đến khi ấp trứng thì tỏ ra dữ tợn, …“ Bỗng Mái Hoa dổi nếtCái đầu nó nghếch nghếchCon mắt nó nhớn nhácCái cỗ nó thon thótNó kêu tót, tót, tót!”Ngồi các nhân vật là con vật, Võ Quảng có những bài thơ miêu tả tả cảnh sắc thiênnhiên vô cùng tinh tế và gần gũi với trẻ thơ. Đọc bài “Ai cho em biết” các em thiếu nhi sẽcảm nhận khơng khí tết đến xn về đem lại một vẻ đẹp tinh khôi, tươi sáng cho cảnh vật.Tất cả các loài hoa đua nhau khoe sắc :“Hoa cải li tiĐốm vàng óng ánhHoa cà tim tímNõn nuột hoa bầu13 Ớt trắng phau phauXanh lơ hoa đỗCà chua vừa độĐỏ mọng trĩu cànhXanh ngắt hành hànhXanh lơ cải diếp”Bằng cách sử dụng những từ ngữ miêu tả hợp lý, các từ láy gợi tả, tác giả đã gửi đếncác em một bức tranh xuân rực rỡ màu sắc của hoa lá, cây cối.5. Những chi tiết hài hước dí dỏmVới đối tượng hướng đến là các em thiếu nhi trong các tác phẩm của mình VõQuảng thường lồng ghép các chi tiết hóm hỉnh dễ thương và dễ nhớ. Sự dí dỏm, hóm hỉnhnày được thể hiện qua nhiều khía cạnh khi ơng sáng tác tác phẩm của mình: cách quansát, tiếp cận, cách miêu tả và cách bộc lộ của ơng. Những yếu tố dí dỏm, hình sẽ góp phầntạo nên tiếng cười cho các em thiếu nhi. Như trong bài “Được! được” hình ảnh những chúlợn háu ăn hiện lên trong đầu trẻ thơ vô cùng đáng yêu qua ngịi bút dí dỏm của tác giả:“Con lợn ngẩng nhìnBảo là: "Được! Được!"Rồi nó cúi đầuVào máng táp, táp!Ăn no nằm kềnhLợn ta duỗi dàiPhơi bụng ngủ thiếp”Hay trong bài “Điểm hai”, anh chàng chuột nhắt háu ăn được miêu tả một cách hómhỉnh, hài hước với những hành động ăn uống khoa trương của mình:“Chuột đánh một phócNhảy tót lên giàn14 Đã đến thiên đàngCủa thằng chuột nhắt!Sục nồi, lục bátĂn hết cục cơmChưa no! Ăn luônCả một cục mỡ!Vung râu. Nghỉ thở”Những tiếng cười thơng qua các chi tiết dí dỏm, hóm hỉnh của bài thơ góp phần gâyấn tượng về những gì được mơ tả và mang những bài học giáo dục đến với trẻ em mộtcách nhẹ nhàng, thoải mái.15 KẾT LUẬNTóm lại Võ Quảng đã để lại một gia tài tinh thần quý giá cho tuổi thơ các thế hệ trẻthơ. Hơn 200 bài thơ ông để lại không chỉ đơn thuần là những bài học làm người sâu sắcmà còn là nền tảng vững chắc, đồng hành cùng sự phát triển của văn học thiếu nhi ViệtNam sau này. Đó chính là thành quả, cơng lao được dâng tặng từ tấm lòng nhân hậu, yêuthương thiếu nhi thật lịng của nhà thơ. Những tác phẩm của ơng đã chấp những đôi cánhước mơ bay đến những chân trời xa rộng ở tương lai, tiếp thêm nghị lực cho bao thế hệthiếu nhi Việt Nam trên con đường trưởng thành. Võ Quảng đã tạo ra một giọng thơ riênggiản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh phù hợp với tinh thần, tâm hồn của trẻem.Nhà văn Tô Hồi đã nhận xét: “Thơ Võ Quảng thường có những khám phá thật bấtngờ trong những sự việc rất chi là bình thường.”. Điều này đã được chứng minh qua phầnphân tích về đặc sắc nghệ thuận thơ Võ Quảng, biểu hiện rõ nhất ở nghệ thuận miêu tả.Những chi tiết độc đáo của sự vật được ông đưa vào những bài thơ một cách hết sức tinhtế. Giúp cho các em nhỏ khi đọc sẽ có được cách quan sát, khám phá độc đáo, riêng biệtcủa sự vật, sự việc trong sinh hoạt hằng ngày. Từ đó các em có thể rút ra được ở mỗi bàithơ những bài học giá trị về cuộc sống, những bài học mang tính giáo dục cao nhưng lạikhơng khơ cứng, gị bó và áp lực.16 TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu học tập Văn học thiếu nhi, trường Đạo học Sài Gịn, tp. Hồ Chí Minh,2020.2. Sách Tiếng Việt 1, Chân trời sáng tạo, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.3. Sách Tiếng Việt 1, Cánh diều, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.4. Nguồn inernet.

Video liên quan

Chủ Đề