Thi chạy trạm giải phẫu là gì

Kinh nghiệm học tập cho tân sinh viênHọ và tênNguyễn Vĩnh PhúcLớpY3EKinh nghiệm học và thi môn Giải phẩu [ thực hành và lý thuyết]Môn này mình nghỉ là môn khó nhất khi mới vào trường của y1, và các bạn y1 cũng hay sợmôn này nhất, thực tế nó khó vì các bạn phải thay đổi cách học, từ suy luận của cấp ba sangnhớ chi tiết, nhớ càng nhiều càng tốt. Do đó để học tốt môn này mình nghỉ các bạn nên cố gắngnghe giảng, ghi nhớ những điều thầy cô nhấn mạnh và vẽ hình để học, vẽ hình là quan trọngnhất đối với môn này, vẽ hình sẽ dễ học và nhanh nhớ, lâu quên hơn. Còn học thực hành thìcác bạn nên đọc bài lý thuyết trước khi đi thực hành, đi thực hành cố gắng xem hết tất cả các môhình, chụp lại các mô hình, phải biết được tất cả các chi tiết giải phẩu trên mô hình, và mô tảđược liên quan của nó vỡi các chi tiết gần đó.Kinh nghiệm học và thi môn Mô Phôi [thực hành và lý thuyết]Mình xin phép chỉ nói phần thực hành, còn lý thuyết thì mình có cách học chung cho cácmôn còn lại. Thực hành mô phổi chủ yếu là xem tiêu bản, và điểm chung của các môn thựchành mà thi bằng xem tiêu bản thi khi đi học các bạn nên chụp vi trường lại, về nhà xem lại, cốgắng nhớ những chi tiết trên tiêu bản mà thầy cô nhấn mạnh, các bạn chụp các nhiều hình càngtốt,sau đó về nhà xem lại và tự nhớ đó là hình của cái gì. khi gần thi thực hành thì các bạn nênđăng các hình lên trong face lớp, các bạn trong lớp vô bình luận, xem đúng không, ngườinào có hình thì đăng thôi, cách học này rất hiệu quảKinh nghiệm học và thi môn Di Truyền [thực hành và lý thuyết]Thi thực hành môn này không khó mà cũng không dễ, nội dung thì rất đơn giản và có giớihạn, khi học các bạn sẽ tự biết mình sẽ học gì để thi thực hànhKinh nghiệm học và thi môn Sinh học [thực hành và lý thuyết]thi thực hành môn này cũng gần như mô phôi, cách thức học và thi gần như nhauKinh nghiệm học và thi môn tin đại cương [thực hành và lý thuyết]môn này cũng gần giống như môn spss bên dướiKinh nghiệm học và thi môn SPSS [thực hành và lý thuyết]thực hành mình cũng không thấy ai rớt, rớt lần1 thường được vớt lần 2 trước thi lý thuyết, nên cácbạn không nên quá lo lắng, cứ học bài là sẽ qua được thực hànhKinh nghiệm học và thi môn Lý Sinh [thực hành và lý thuyết]lý thuyết các bạn sưu tập các đề và cố gắng thuộc đáp án các câu lý thuyết, thuộc cách làmcác câu bài tập, chú ý một số sạng bài tập hay raKinh nghiệm học và thi môn NNLCBhọc thuộc đề cương câu hỏi mà bộ môn đã cho, có thể mua đáp án ở quầy photo, sau đó họcthuộc, có thể thêm bớt lời lẽ của mình, chú ý,viết càng dài, chữ càng đẹp xác suất điểm cao sẽdễ hơn, và thường học cô điểm cao hơn học thầyKinh nghiệm học và thi môn hóa học [lý thuyết và thực hành]thực hành hóa thời mình gần như cho qua, thầy cô không đặc nặng lắm, còn lý thuyết thì cácbạn có thể sưu tầm đề các năm, làm các dạng bài tập đó, phần lý thuyết thì học theo đề cươngcô thầy cho là okKinh nghiệm học và thi môn dân sốđọc sách, chú ý mấy số liệu, đánh đềKinh nghiệm phân chia thời gian học và chơicác mục ở trên mình viết không được hay vì cách học của mình hầu như môn nào cũng giốngnhau, ngoài trừ phần thực hành có thể thay đổi cho phù hợp với từng môn. Cách học của mìnhcho tất cả các môn là học ngay từ đầu năm, không chờ đến gần thi mới học, xem lại bài củ khivề nhà,lên lớp chú ý nghe giảng và ghi chép những điều thầy cô nhấn mạnh[thường có trong đềthi], để học được như vậy, mình phân chia thời gian học như sau, buổi nào không học ở trườngthì mình dành 2 tiếng tự học, không kể thứ bảy, chủ nhật, buổi nào không đi học thì học 2 tiếngở nhà, không nên thức quá khuya, tối học từ 8h-10h, sau đó nhắn tin với bạn bè, người yêu chođến 11h thì đi ngủ, 6h dây, buổi trưa có thể ngủ 30p, để duy trì việc học đều đặn như vậy cần cómột quyết tâm lớn, và sẽ khó khăn khi mới bắt đầu, nhưng mình nghĩ là khá hiệu quả, mỗi tuầnác bạn có thể dành ra một buổi cuối tuần để nghỉ ngơi[chỉ nên một buổi thôi nhé]. cuối cũng lànên có một nhóm học tập, để thảo luận những vấn đề khó, hay, các câu trắc nghiệm trong đề thi.và công thức để đạt điểm cao của mình đó là 1.nghe giảng và ghi chép đầy đủ, xem lại vở khivề nhà +đọc sách[đọc càng nhiều lần càng tốt, thuộc càng nhiều àng tốt]+3.đánh đề, nếu chỉ cóvà 2 thì bạn sẽ khó có điểm cao vì đề thi thường nhiều câu trắc nghiệm, bạn sẽ không đủ thờigian, bạn nên đánh đề vì đề thi thường có một số lượng kha khá câu hỏi củ[tùy môn mà tỷ lệkhác nhau], khi vô thi những câu này bạn sẽ nhớ nhanh để dành thời gian cho những câu khó. cómột số bạn bảo học sách mà lại điểm thấp thua người đánh đề, đó là các bạn chưa tối ưu hóa,họ đánh đề được, mình cũng đánh đề được, do đó bạn phải đánh đề hai lần hoặc 3 lần, đánh làmsao mà khi bạn gặp lại câu đó bạn chắc chắn đánh đúng, khi đó kết hợp với bạn đọc thêm sách,nghe giảng, bạn sẽ làm được những câu hỏi khó, mới, điểm sẽ không thấp đâu.Cuối cùng chúc các bạn có một năm học thành công và sớm bắt nhịp được với cách học ở đạihọc.link facebook.Kinh nghiệm học tập cho tân sinh viênHọ và tênChủ nhân xin được giấu tên :DKinh nghiệm học và thi môn Giải phẩu [ thực hành và lý thuyết]Lí thuyết :-Cần nắm rõ thứ tự các bài giảng của thầy/cô để tiện cho việc chuẩn bị ở nhà : Đọc bài trước ởnhà, cái nào chưa rõ thì đánh dấu lại để lên lớp chú ý phần đó hơn, mặc khác giúp cho việc chépbài được hạn chế lại nên tập trung cho việc nghe hơn là cứ viết viết hoài.[cái gì có trong sáchrồi thì không cần chép lại].Nên chép lại những gì thầy cô mở rộng thêm vì có thể sẽ có trong đềthi học phần-Vì thầy cô giảng bài nhanh, nên chắc sẽ chép không kịp nên cần ghi âm lại. để về nhà mở lênxem [ nghe người khác giảng sẽ dễ nhớ hơn đọc sách]-Học xong bài nào thì làm trắc nghiệm bài đó, để biết chỗ nào mình sai nhiều mà học lại-Đừng để bài cũ chất đống, theo mình nên xem lại bài cũ đã học không quá 2 ngày sau khi đãhọc trên lớp.-Thường xuyên học giải phẫu : ngày nào cũng học, học mỗi ngày vài tiếng , từ từ cũng thấmthôi. đừng lo sợ khi tốc độ giảng bài quá nhanh nên không theo kịp.cứ học từ từ , chậm mà chắcchơ cứ chạy theo thầy thì chắc chắn không kịp, học ngang đâu ôn ngang đó. không kịp thìmình có ghi âm lại, chép bài trên lớp rồi thì về nhà mình theo đó mà học thôi. ko phải lo- Khi học cần đối chiều với hình ảnh [atlat] sẽ dễ nhớ hơn. tham khảo các video giải phẫutrên mạng như video của thầy NQQ chẳng hạn...-Tài liệu tham khảo thêm : Sách thầy PDD, sách Y hà nội-Có thể vẽ, xem ảnh , phần mềm 3D , tự diễn đạt từ ngữ trong sách thành ngôn ngữ của mình, vídụ như mình thì thường vừa đọc sách vừa vẽ vời lung tung không ra cái gì cả nhưng rất hiệu quả-Mình thấy quan trọng nhất là phải ôn bài thường xuyên vì GP rất dễ quên[ như mình h quênhết rồi =]]-Cách ôn thi lí thuyết : Thường thì đề thi mỗi năm sẽ có ra lại năm trước nên nguồn trắc nghiệmnên làm :+ Đề các năm trước [sẽ có ra chơ ko phải chắc chắn ra nên đừng nghỉ đề ra lại nên chỉ cần đợigần thi rồi làm đề cũ, KHÔNG nên vì đổi đề thi rất dễ ]+ Làm trắc nghiệm trong sách NQQ+Đừng đợi đến gần thi rồi ôn mà CẦN VỪA HỌC VỪA ÔN thì việc ôn tập cho giai đoạn gần thisẽ thuận lợi hơn+ Tham khảo slide của thầy cô+ Năm mình thi đề thi đổi cũng nhiều và mình thấy mấy câu đó nằm trong sách trắc nghiệmcủa Y hà nội thì phải [ quyển mỏng mỏng]+Mua đề trắc nghiệm ở các quán Vân Thái, nhà sách Y khoa ở đường Nguyễn Khuyến.+Nguồn đề free nhưng giá trị không thua kém gì đó là group Cày bừa Giải phẫu 2014-2020. rấttuyệt vời, kiến thức được anh chị tổng hợp lại, đề thi sắp xếp không chê vào đâu. rất thuận tiệnThực hành :+Đi học thực hành cần nhớ lí thuyết,ở đây ko cần nhớ nhiều nên nhớ tên các chi tiết , rồi từ đótìm ra vị trí của chùng+Mang atlat theo để có chi nhìn cho dễ, vì atlat nặng nên có thể thay phiên nhau đem đi đểtới xem chung, vừa giúp đỡ nhau trong học tập vừa giúp tinh thần đoàn kết tăng lên =]]+ Quay hoặc ghi âm lại thầy,cô giảng vì thường thầy cô dạy thực hành nói rất ngắn gọn.+Chụp hình lại mô hình về nhà ôn, nên ôn lại sau khi học xong thực hành ngay như mớihọc lúc chiều xong thì tối lấy hình ảnh ra chú thích+Cùng nhau trao đổi , giải đáp thắc mắc , cùng nhau khai thác thầy cô [cái gì ko biết thìhỏi thầy cô]+Vừa đọc lí thuyết vừa xem mô hình cũng rất hiệu quả, đọc đến đâu chi trên mô hình đến đó+Hình ảnh có thể lấy ở trang Cày bừa Giải phẫu 2014-2020+Cách thi thực hành : chạy trạm .... một số kinh nghiệm như sau : đến trạm nào thìmình phải ghi đáp án vào phiếu làm ngang trạm đó, đừng để bỏ trống vì có thể làmmình điền nhầm đáp án trạm này sang trạm kia, khi đó sẽ SAI theo 1 hệ thống, rất đángtiếc, nhất là trường hợp vì thế mà rớt luônThi thực hành thì học cái gì thi cái đó nên không lo lắng nếu mình ôn bàikĩ. Vì môn giải phẫu là môn quan trọng nên khi vào trường thì ai cũngphải học .Cho dù khó thế nào đi nữa thì họ học được thì mình cũng học được, nên cần lạc quạn lênmột tý, nổ lực hơn một tý.Vì mục tiêu KHÔNG OUT GIẢI PHẪU ở trước mắt và xa hơn nữalà phục vụ cho công việc của mình thì HÃY CÙNG NHAU HỌC GIẢI PHẪU NHÉ .....[hơisến =]]] Trên đây là một số kinh nghiệm của mình có được , chia sẽ cho các bạn Y1 thamkhảo, có nhiều phương pháp khác nhau nên chưa hẳn pp của mình đã là hay nhất ,hãy tìmphương pháp hiệu quả cho bản thân để việc học được tốt hơn.Trong bài viết có dùng mộtsố từ ngữ có tính hài hước để cho bài viết thêm dài là sinh đông hơn nên các bạn đừngném đá.Đây chỉ là kinh nghiệm của mình thôi, nhưng rất mong sẽ giúp ích được cho mộtsố bạn .P/s : Em xin giấu tên nhaKinh nghiệm học tập cho tân sinh viênHọ và tênTrần Hữu NhậtLớpY2AKinh nghiệm học và thi môn Giải phẩu [ thực hành và lý thuyết]Mình sẽ trình bày theo kinh nghiệm riêng của mình nó có thể sẽ phù hợp với người nàyngười kia nên cân nhắc trước khi áp dụng cho bản thân!Thứ nhất, về việc học Giải phẫu: Có thể nghe tới đây các bạn luôn có một suy nghĩ về nó là trờiơi sao sách dày thế trời ơi sao từ ngữ khó hiểu thế... nó bao hàm nhiều khái niệm hay từ ngữ màdường như bạn lần đầu tiên trong 18 năm cuộc đời nghe được,nên phần tiếp thu có thể sẽ rấtkhó.Tình trạng chung của các bạn sinh viên y1 là vẫn còn giữ cái lối học của cấp 3 là mặc kệnó viết gì cố gắng thuộc càng nhiều càng tốt ngày đêm ôm tụng kinh trối sống trối chết cókhi còn đốt uống :V để rồi đến lúc thi đảm bảo cả một mớ hỗn độn trong đầu không rút ra được gìmà cũng không biết lục lọi kiến thức trong đó được vì nó quá hỗn lộn.-->Vì vậy điều đầu tiên các bạn nên bỏ là lối suy nghĩ học thuộc làu tất cả các thứ trong sách từdấu chấm dấu phẩy cho đến số trang sách,đặc thù môn giải phẫu thực chất nó cũng chỉ như làmôn văn miêu tả các bạn học ở trường trung học thôi,từ hình ảnh người ta miêu tả lại nó là rađược bài học.Vì vậy cách học của mình sẽ là theo thứ tự là Hình-Hiểu-Nhớ.Vậy thì Hình-Hiểu-Nhớ là như thế nào?-Đầu tiên khi học bên cạnh luôn là 1 cuốn giáo trình lí thuyết 1 cuốn atlas và thêm cái máytính,lần học thứ nhất sẽ là Hình-Hiểu ,các bạn đọc qua lý thuyết trong các phần,đọc 1 đoạn lậtngay atlas xem nó miêu tả đoạn đó như thế nào nhớ cái hình đó trong đầu,cứ thế cứ thế cho hếtbài này cho đến bài khác theo mình cỡ 3,4 bài là dừng lại, lần đọc này không bắt buộc bạnphải thuộc,mình nhắc lại là không bắt buộc thuộc vì đây là giai đoạn nhớ hình và hiểu bài.-Sau khi đã đọc lướt qua 1 lượt 3,4 bài chắc hẳn trong đầu bạn đã lưu giữ đc một số hình ảnhkha khá trong cuốn atlas bây giờ bắt đầu gia đoạn Nhớ: Các bạn nhớ hình trong đầu rồi tự miêutả trình bày lại những gì mình tưởng tượng ra trong đầu cái nào không nhớ bỏ qua,cứ cố liệtkê hết tất cả gì bạn thấy trong hình và hiểu.Sau đó bạn sẽ dò vào giáo trình thiếu gì bổ sung vàobằng bút đỏ.-Cứ như vậy sau khi hoàn tất 3,4 bài đầu các bạn tiến tới các bài tiếp theo,khi sáng các bài tiếptheo chúng ta sẽ học theo kiểu hồi tưởng móc nối nhau: Bạn vẫn sẽ làm như các bước trong lầnhọc thứ nhất nhưng lồng ghép vào đó ví dụ khi bạn học đến phần cơ chi trên lúc học NU BT nósẽ liên quan tới một phần nào đó của xương ví dụ ở đầu trên hay đầu dưới thân xương mặt nàymặt kia thì ngay lập tức bạn hồi tưởng lại hình ảnh cái xương đó và nhớ lại kiến thức đã từng họcđược theo cách Hình-Nhớ không bắt buộc mỗi cơ bạn lại nhớ hết cả cái xương ví dụ ở củ lớn haybé thì chỉ cần liên tưởng lại đầu trên xương,hay mặt trước mặt sau thì chỉ cần liên tưởng xươngđó mấy mặt mấy bờ và như vậy kiến thức các bạn sẽ rất liền mạch rất dễ tuy duy suy luận kết nốichứ không hề rời rạc.------------->Từ đó bạn sẽ nhớ rất lâu,một phần vì các bạn hiểu,phần thứ 2 làvì hình ảnh lúc nào cũng dễ nhớ hơn chữ,1 hình ảnh có thể nói lên cả một cuốn sách :V[chémgió thôi ]-Còn về phía thực hành: DO bạn đã có nền tảng nhớ rất tốt các hình trong atlas nên khi thực hànhbạn sẽ vận dụng rất tốt vào mô hình,vì trường ta một số mô hình làm khá xấu khá khác atlasnên các bạn khi học muốn biết nó là gì thì nên dựa vào đặc điểm chứ không dựa vào thứ tựtrong atlas vì mô hình có cái thì các cơ thứ tự 1234 có cái thì rớt cha cái số 2 thành lại là 134nên nếu cứ giữ trong đầu các cơ theo thứ tự vậy rất dễ sai :V tìm cơ thì tìm theoNU BT hay các mạch máu thần kinh đi kèm,tìm không ra thì tích cực bu bám thầy cô đểhỏi.sau mỗi buổi cố gắng chụp ảnh mô hình càng nhiều càng nhiều góc độ càng tốt đem về đểđó sau khi học xong tối về mở paint hay pts lên chú thích lại lưu ở máy tính.Sau đến lúc gần thicác bạn lấy ra ôn qua 1 lượt là đảm bảo thi không bao giờ rớt :V chẳng cùng xui quá do tâm lývào chạy trạm nghe thầy đập bàn cái rầm chữ nhảy khỏi đầu thì bó tay =]]]Nói chung là Giải Phẫu không khó như các bạn nghĩ mà có thể là khó hơn các bạn nghĩ =]]]Nên cứ tham khảo cách học của mình,mình đã dùng nó cho cả năm 1 và thấy khá hiệuquả,nếu còn thắc mắc gì thì cứ liên hệ fb mình ở dưới.Kinh nghiệm học và thi môn Mô Phôi [thực hành và lý thuyết]Mô phôi có thể nói là sự kết hợp giữa giải phẫu và sinh học ,theo mình là vậy.Môn này gồm 2phần là Mô và Phôi và điều đáng chú ý ở đây là sau khi bị phần Mô dập cho tơi bời hoa lá thìsinh viên bắt đầu tơi tả và bỏ luôn phần Phôi mặc dù phần phôi phần logic và dễ hiểu dễ kiếmđiểm hơn còn phần Mô đa số bạn phải nhớ kiểu lý thuyết chay.Nên đối với những môn này chỉmong các bạn mua 1 cuốn sách Mô Phôi của Y hà nội gần 800 trang thì phải,nhìn thì có vẻsốc,có đề sách viết khá hay khá logic và khá dễ hiểu,không phải các bạn sẽ nghiến hết 800trang đấy mà các bạn sẽ học theo khung của sách trường ta nhưng các vấn đề nào sáchtrường viết mo hồ thì hãy đọc qua hà nội chắt lọc lại rồi soạn ngay ra vở,cách soạn là khôngnên viết chữ nhiều quá,mà hãy ghi vấn đề chính ra khoang tròn lại rồi vẽ các mũi tên xungquanh ghi ý chính ra như thế khi đọc sẽ rất dễ hình dung liên hệ tổng quát.Nói chung thì mônnày nặng về ghi nhớ nên các bạn cố ngủ ngày 8 tiếng ăn uống thể dục thể thao điều độ đểmtránh noron thần kinh teo hết không nhớ đc gì =]]] Thêm nữa môn này có khác là sẽ có phầnđiền khuyết tức các bạn phải nhớ được chính xác 1 từ 1 cau chữ nào đó để điền vào nên các bạncố chắt lọc những ý điển hình học vì sẽ ko bao giờ điền vào những thứ lặt vặt không đặc trưngcả.Môn này mình thấy đề ra lại gần như 90% nên các bạn cố gắng kết hợp làm đề thật nhiều đảmbảo vô thi ngon ơ :3Kinh nghiệm học và thi môn Di Truyền [thực hành và lý thuyết]Di truyền thì chủ yếu ra trong slide và thầy cô giảng giáo trình do xuất bản khá lâu rồi nên ít cóý nghĩa nữa,nên cố gắng đi học nghe giảng vào,xin slide học rồi đánh đề vậy thôi,ra lại cũngkhá nhiều.Kinh nghiệm học và thi môn Sinh học [thực hành và lý thuyết]Sinh học các bạn học cả mấy năm phổ thông thi đầu vào 8,9đ rồi nên chắc không cần chia sẻnữa :v toàn siêu nhân cả rồi :VKinh nghiệm học và thi môn tin đại cương [thực hành và lý thuyết]Tin đại cương có thể nhiều bạn sẽ thả không học,nhưng thực chất nó nằm trong số các môn cósố đvht cao nhất nên bạn cố gắng đầu tư vào nó đẻ khi điểm tổng nó sẽ có hệ số cao hơn vàkéo điểm tổng kết các bạn rất nhiều,tin thì cũng học từ nhỏ rồi,môn này ôm máy tính nhiều làđược thôi,cố gắng học các tổ hợp phím trong word sẽ ra cũng nhiều,đề vân thái là word 2003mà hiện nay chương trình đổi qua 2010 nên cố gắng tìm trên mạng chớ tập đó cũng chả dùnggì nhiều.Kinh nghiệm học và thi môn SPSS [thực hành và lý thuyết]Spss thì chắc các bạn sẽ sốc kiểu không hiểu mình đang học cái gì,vâng đúng là nó khátrừu tượng cái này thì sẽ có các app câu hỏi đề thi các năm trước các bạn làm và đọc giáo trìnhđể hiểu thôi lên youtube xem các hướng dẫn thực hành,cái này thì tùy khả năng tiếp thu mỗingười chứ cũng không có bí quyết siêu nhân gì cả,bạn nào cần các app đó thì liên hệ mình.Kinh nghiệm học và thi môn Lý Sinh [thực hành và lý thuyết]Lý sinh,là nỗi khổ của dân khối B :v Mặc dù có chữ Sinh nhưng chả khác gì lý phải chăng chỉ cóthay đối tượng ví dụ quả bóng rơi tự do thì thay vào nạn nhân nahry lầu tự do tự tử thôi :V Mônnày nặng về lý thuyết mình khuyên các bạn nên mua giáo trình của yhn sẽ đọc dễ hiểu hơn,bàitập thì ra lui ra tới mấy dạng thôi kiếm trên mạng làm tới làm lui dople phóng xạ là ra trong đócả,cuối gần thi sẽ có đề cương hầu như ra trong đề cương nên các bạn chỉ cố gắng học cách làmbài tập từ đầu là được lý thuyết tới gần thi rồi ôn.Kinh nghiệm học và thi môn NNLCB:V Tụng kinh,khó quá thì đốt hòa nước uống ngày 3 bữa :VKinh nghiệm học và thi môn hóa học [lý thuyết và thực hành]Hóa học cái này thì dân Khối B không bàn cãi gì nữa,thánh quá rồi.Kinh nghiệm học và thi môn dân sốĐánh đề :VKinh nghiệm phân chia thời gian học và chơiĐừng tưởng cứ vào trường y là vùi dập thanh xuân bán mông cho ghế bán mặt cho bàn :V Năm1 còn khá rãnh các bạn cố gắng tham gia nhiều hoạt động đoàn thể vào,nó giúp bạn hoạt bátgiúp học tốt hơn đấy,phân chia thời gian thì khá đơn giản bạn không cần cứng nhắc một thờigian biểu làm gì,cứ linh hoạt vào đa số tham gia hoạt động chả mất mấy thời gian nên cứ chọnlựa hoạt động phù hợp với bản thân,có thể bạn sẽ có thể mất cả một này tham gia hoạt độngnhưng đừng lo môn bạn học ngày hôm đó hãy dời lại vào hôm sau,lịch học cứ di động như vậybạn sẽ thoải mái và dễ học hơn,năm mình học mình không lập thời gian biểu mình học theokhoảng thời gian thích hợp thôi,hôm nay thích môn gì thì dành cả ngày cho môn đó chứ đừnglăn tăn phải là một tuần phải học đủ các môn 1 ngày phải phân chia học nhiều môn,đừng tự gâyáp lực cho bản thân,nó sẽ phản tác dụng đấy :Dlink facebook//www.facebook.com/nhat.tranhuu.1“Một chị Y3 xin được giấu tên”Kinh nghiệm học và thi các môn của Y1, Y2 do mình tự rút ra thôi nhé, mỗi người sẽ có một cách học khác nhau tuỳ theophân bố thời gian và khả năng tiếp thu của mỗi ngườiY1 : kỳ 1 sẽ học các môn giải phẫu, mô phôi là 2 môn cơ sở quan trọng nhất- Các môn sinh học đại cương, di truyền học, và hoá học là những môn tiếp nối kiến thức từ cấp 3- Các môn còn lại : ly sinh, tin học ứng dụng, tin học đại cương, NNLCB 1 &2Với những môn quan trọng :1 ] Giải phẫu :-nên đọc bài sắn ở nhà, để khi nghe thầy cô giảng sẽ định vị được kiến thức đó nằm ở đâu, điều gì thầy cô đang nói ở ngoàisách.-Về sách ngoài cuốn chính thống thầy cô dùng để dạy và ra đề là của Thầy Nguyễn Quang Quyền thì nên đọc cuốn của thầyPhạm Đăng Diệu hình vẽ sẽ đẹp hơn, từng phần được chia một cách kỹ càng và khá logic, nhắc đi nhắc lại nên dễ thuộc hơn[ nên nhớ nếu kiến thức hai bên giống nhau thì nên tin cuốn của thầy NQQ vì sẽ ra đề và thầy cô nói của PDD không chuẩnbằng ]- Về việc vẽ hay không vẽ các hình giải phẫu khi học, tuỳ người có mỗi cách khác nhau. Vẽ thì vẫn tốt hơn, dù xấu hay đẹp.Mình khuyên các em nên sử dụng 3 loại atlas : của Netter là ai cũng dùng, atlas xác người thật của Yokochi [ có bản PDFtrên mạng ] . Atlas Yokochi có cả bản tiếng việt và tiếng anh. Riêng mình rất thích sử dụng bản tiếng anh vì có thể họcđược từ vựng như một dạng flash card tiện lợi cho sử dụng sau này. Mặc dù cuốn Gray Anatomy còn khá khó đọc vào giaiđoạn này nhưng việc sử dụng hình vẽ [ đẹp và 3 chiều hơn của Netter nhiều ] là khá cần thiết. Trong này có việc tươngứng từng bộ phận lên da, các mốc giải phẫu quan trọng mình nghĩ là hay .-Học ly thuyết : nên đọc trước => nghe giảng => ôn lại ở nhà => ôn lại khi học thực hành => làm trắc nghiệm. Riêng việclàm trắc nghiệm nên có một suy nghĩ : làm trắc nghiệm không phai là đánh đề, không mong tủ đề, mà nó giống như việclàm bài tập tự lượng giá như kiểu hồi cấp 3 vậy, giúp mình nhớ lâu hơn và nhận ra những thứ mình học sót, học chưa kỹ màbổ sung. Thi ly thuyết giải phẫu đổi đề rất nhiều và hay, học kỹ thì ít bị bẫy hơn, còn điểm chác là ko đoán định được :D.Dù sao thì học gp cũng khá thú vị, quan trọng, học kỹ khi này, dù học xong rồi cũng quên rất nhiều nhưng khi ôn thì nhớ lạicũng khá nhanh-Học thực hành : Chắc chắn phải học bài ở nhà rồi :D . có điều nên lên youtube [ việt hoặc anh ], mà gần nhất là các videocủa sinh viên trường mình để được hình dung trước mô hình mà mình sắp học, thì sẽ dễ dàng nhớ và hôm sau học sẽ nhận rađược những điều mình chưa hiểu hoặc còn thắc mắc khi đọc ở nhà trước.Thi thực hành thì căng thẳng : sợ nhất trong mấymôn năm 1, năm 2, nhất là lần đầu tiên. Giữ bình tĩnh, biết tham khảo các đề lớp trước đã thi, còn lại là tuỳ thuộc vào kiếnthức đã có. Tuy nhiên, lưu là thi thực hành nên kèm học kỹ để thi ly thuyết, nhưng phải biết ưu tiên học hình, chứ khôngnên học các chi tiết nhỏ nhặt chỉ sử dụng để ra đề ly thuyết.2] Mô phôi :Thực ra mô phôi lúc đầu thấy rất khó hiểu, hình ảnh vi thể, nên cũng cần xem trước ở nhà. Tuy nhiên đối với mình, mìnhbắt đầu học ly thuyết mô phôi sau khi đi học thực hành vì khi đó đã được xem những hình ảnh tận mắt thì việc mô tả lạikhông quá khó. Học phần mô không khó, phần phôi thì lại khá khó hiểu, khó hình dung, nên lên youtube xem các video vềquá trình phát triển thai nhi.Tuy nhiên mô phôi học khó, nhưng đối với DHY thì mình thấy đề khá dễ thở vì không đổi đề mấy. nhưng học kỹ để hiểu thìsau ni học các môn lquan như giải phẫu bệnh thì cũng thấy dễ hiểu hơn dù cũng quên rất nhiều phần rồi* đối với các môn sinh học đại cương, di truyền học hay hoá học :+Sinh học : do vừa thi đại học xong, kiến thức còn khá nhiều nên cố gắng hiểu môn ni ở giai đoạn đầu. tới gần thi thì đánhtn là ổn. Thi thực hành cũng khá dễ qua+ DI truyền : môn ni cũng như phần di truyền của sinh 12 nhưng học chuyên sâu hơn. Môn ni học slide và đừng quên họcsách, nên học ngang giữa học kỳ từ từ cho tới khi thi là vừa đẹp, đừng để quá muộn học không kịp vì môn ni có vẻ thi hànhchính sách đổi đề :pThi thực hành : khá rườm rà, nhưng đều có đề cương và biểu điểm chi tiết tương ứng nên cứ học trong đề cương, riêng phầnsắp xếp NST hơi rối mắt nên cứ photo nhiều tờ, rồi học cắt ghép vậy :D+ Hoá học : khác hoá cấp 3 nhiều, cũng không biết nói cách học sao cho phải, làm bài tập nhiều nhiều để định dạng cácdạng bài thường ra. Đi thi tự luận viết chữ cho dài dài nhiều nhiều đẹp đẹp thì có lợi thế hơn. Học cái ni làm thí nghiệmcũng khá thú vị, thi thực hành thì thi ly thuyết và hâu như ai cũng qua :D* Đối với các môn như ly sinh, tin đc, tin spss, NLCB thì đợi gần thi rồi học :DLy sinh thì thường có tập đề ly thuyết , có chia câu hỏi thì cứ học trong đó, câu lạ lạ nên chém dài, chữ đẹp thì cơ hội điểmcao hơn , hên xui lắmY2 : học Sinh ly là quan trọng nhất, kết hợp ôn lại giải phẫu- các môn KST và vi sinh là 2 môn khó học- Hoá sinh, Giải phẫu bênh và điều dưỡng là những môn cần thiết cho chẩn đoán tiền lâm sàng1] Sinh lyHọc sinh ly la học về chức năng các cơ quan nên nắm lại giải phẫu là khá quan trọng : nhất là tim- Học sinh ly đọc truoc ở nhà, đi học cần ghi chép đầy đủ [ cái nhỏ nhỏ cũng ghi ], có thể ghi âm với tiết tim mạch củacô Thuy Hang vì rất nhiều thứ khi mới nghe giảng vẫn chưa hiểu. Sinh ly 1 và 2 khó nhất là tim mạch, hô hấp, thận. Ngoàisách của bộ môn nên mua sách của YHN vì còn dùng nhiều sau này.-Thi thực hành : đau tim không thua kém giải phẫu [ kỳ 2 còn đau khổ hơn vì có mổ ếch ]. Biết tham khảo đề các lớptrước, hằng năm thường có tập đề cương thực hành của Y học dư phòng , học trong đó, thì đa số qua. Bình tĩnh chắc là thứquan trọng không thua kém kiến thức đã chuẩn bị sẵnThi ly thuyết : Riêng với mình, khi thi thứ làm đau đầu nhất chính là chương tim mạch. Quá nhiều thứ mâu thuẫn, giữa đápán , giữa đề của năm này hay năm kia, giữa lời giảng của thầy cô. Nên để chuẩn bị sắn, nên làm tập đề tn từ sớm, để dựphòng những thứ sẽ ra được thầy cô nhắc đi nhắc tới, những điều thắc mắc phải hỏi liền, chứ gần thi thầy cô ko trả lời đâu , tham khảo y kiến bạn bè xung quanh. Thứ chi không có, có thể tra cứu YHN vì sách này viết kỹ hơn nhiều. Đề thi đổinhiều và hay, học kỹ là lợi sau này2] Kst và vi sinh :2 môn ni cách học khá giông nhau :Làm quen sớm với mấy cái tên la tinh loằng ngoằng, học tiếng anh chuyên ngành xong thì có thể dễ nhớ hơn. KST chútrọng slide, nghe giảng kỹ bài sốt rét vì rất nhiều do cô nói chứ không có trong sách, học rất nhiều con nên quan trọng làthời gian phân bố đừng đợi quá muộn sẽ rất loạn. Vi sinh cũng tương tự nhưng cách trình bày trong sách dễ hiểu hơn, bệnhkhá quen thuộc đời sống nên thú vị hơn. Vi sinh khi học hình thể nên tìm hình trên mạng để dễ nhớ hơn, vì không thể nhìnrõ qua KHViThi và học thực hành : Vi sinh không ai rớt, KST thì nhìn kỹ thì chắc cũng qua cả :DHai môn ni có chính sách trừ điểm khi làm sai phần Đ/S với cả 2 môn, với phần điền khuyết với môn kST thì phải , khongchắc lắm.3] Hoá sinh: học thì hay, nên học hiểu vì đề rất khó tuồn ra, nên tự đọc sách, nhớ được vài kiến thức quan trọng nhất để họctiếp hoá sinh lâm sàng cũng tốt rồi, học các chuỗi phản ứng là có thể làm tốt đề4] Giải phẫu bệnh : Thực hành quan trọng hơn : khi học thường giới hạn trong 1 buổi là những chủ đề rieeng, nên khi sắpthi dê hoang mang vì hinh ảnh giữa các bộ phận của các buổi học khác nhau là rất giống nhau. nên chụp lại hình, rồi chúthích ngay [ về nhà quên và dễ nhầm lẫn ] , chú trọng những chi tiết đặc trung, đừng chụp cái ko đặc trưng, tranh cãi mệt.Thi ly thuyet : de ra lại nhiều, phổ điểm khá cao, học ly thuyết kỹ van tót hơn :D5] Điều dưỡng : Cần thiết nhất là thực hành, một vài kỹ năng có thể đi bệnh viện để làmThi có tài liệu kinh nghiệm của các năm để lạiLy thuyết học kỹ, nhat là các số liệu, nên chú bài giảng vì có những điểm thay đổi, không giống cả sách thực hành và lythuyết.6] Tiếng anh chuyên ngành : học từ sớm để còn nhiều mục đích như đọc sách nước ngoài sớmHọc thuật ngữ qua cuốn Medical terminology hoặc Quick terminology. Trong các sách này sẽ có các đoạn văn để ví dụ cáchdùng nên khá dễ học và khó quênHọc trong sách bộ môn kỹ, nên ghi lại những từ lạ, những cấu trúc lạ[ đảo ngữ, câu điều kiện ], từ đồng nghĩa với nhau : rakhá nhiều trong đề thi.Học tiếng anh nên quan niệm học vì sau này : nen không nên học theo kiểu thuộc đề cho lắm :D7] các môn còn lại : gần thi rồi học vì có học sớm cũng chả nhớ nỗi :pChuc các em học tốt, học vừa vừa, chừa thời gian tận hưởng tuổi trẻ ]]

Video liên quan

Chủ Đề