Theo Hồ Chí Minh có máy nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức mà quan trọng hơn là phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người; thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì vậy, trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, Người không chỉ nêu lên những nội dung của việc tu dưỡng để có đạo đức cách mạng mà Người còn chỉ rõ những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng: Trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức. Điều này đã được Người đề cập trong “Đường Kách mệnh” khi nói đến tư cách của một người cách mệnh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọi người và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Đối với mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”, đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Còn việc nêu gương thì không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình: Đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người đứng đầu, phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác; những gương “Người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã dầy công phát hiện thu thập, chỉ đạo việc in thành sách để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể. Một bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lê-nin đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau học tập. Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng là xây đi đôi với chống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức. Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu [năm 1952]; đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” năm 1963]... Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng. Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bởi mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa: Mỗi buổi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể biết mình tốt xấu ra sao? Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, biến thành người có tội với cách mạng. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đưa ra một kết luận khái quát: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người”.

Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức cách mạng phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ gia đình đến nhà trường, đoàn thể, xã hội; từ quan hệ bạn bè đến đồng chí, anh em, cấp trên, cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân và cả trong quan hệ quốc tế. Có rèn luyện công phu theo các nguyên tắc trên đây thì con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những phẩm chất ấy sẽ ngày càng được bồi đắp và nâng cao.

PhuthoPortal [Nguồn báo Bắc Ninh điện tử]

Download Tiểu luận Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí Trong những năm qua, bài giảng về tư cách một người cách mạng, về đạo đức cách mạng, về "Nói thì phải làm" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Trong kháng chiến cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hôm nay, nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều người đã làm tốt những lời Bác dạy, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh, lòng nhân ái, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ đã biết mang đức và tài của mình ra để cống hiến cho đất nước ngày càng nhiều hơn về vật chất lẫn tinh thần. Song bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng còn có không ít những cán bộ, đảng viên, đặc biệt một số cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, quan liêu, cửa quyền. ngày càng nhiều. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sa sút về tư tưởng, chính trị và đạo đức, bị tha hoá về lối sống. Tình trạng đạo đức giả, nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo, không phải là ít. Tình trạng đó đã gây nên sự giảm sút lòng tin và uy tín của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35226/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức, như “Đạo đức cách mạng", "Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tố”... Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của toàn dân, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nước dựa trên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp nhất lại thành một nền tảng xây dựng đạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân ta cần thực hiện. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức mới dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: 1. Nói phải đi đôi với làm và phải nêu gương về đạo đức. “Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đạo đức mới. Nguyên tắc này đã được thể hiện nhiều trong các bài viết của Hồ Chí Minh về đạo đức. Ví như trong bài giảng "Tư cách một người cách mệnh", Hồ Chí Minh đã nêu lên những đức tính cần có của một người cách mạng, đó là: đối với mình, đối với người và đối với công việc, trong đó đối với mình được Người đặt lên hàng đầu, bởi cái khó nhất của con người là phải đấu tranh với chính bản thân mình. Bởi thế mà Bác viết: "Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát…". Bài báo cuối cùng Bác viết về đạo đức là "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng [3-2-1969] khi sức khỏe của Người đã giảm sút, Người đã sử dụng rất nhiều các cụm từ như “đạo đức mới, đạo đức cách mạng”, “đạo đức xã hội chủ nghĩa”…nhưng tất cả đều chứa đựng nội hàm giống nhau. "Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi đó là vai trò to lớn của đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong". Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động là điều không dễ. Nó đối lập với thói đạo đức giả “hãy làm theo tui nói đừng làm theo tui làm”. Bởi nó đòi hỏi cần có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay bé, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Kết quả công việc là thước đo của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên và những người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo. Phải nêu gương về đạo đức – gương “người tốt việc tốt”. Theo Hồ Chí Minh thì một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gường sống và Người luôn là hiện thân của một tấm gương sống đối với chúng ta. Người viết: “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước”. Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được điều đó, khi đề ra công việc tránh cách nói đại khái và khó hiểu, cần cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ngược lại nói nhiều làm ít hay nói mà không làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại sống hoang phí, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân... trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn, thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục. Với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Bác Hồ đã chỉ ra rằng muốn hướng dẫn họ thì mình phải làm mực thước "cần óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... Phải thật thà nhúng tay vào việc". Mỗi người, mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những công việc, nhiệm vụ, cách làm và trách nhiệm riêng. Do đó khi gặp các đồng chí lãnh đạo của từng ngành Bác đều chỉ ra cách làm sao cho thiết thực, nhanh, gọn và đạt hiệu quả cao. Ví như: Với công nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, thì Bác nhắc: "Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt. Kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà chính là các cô, các chú bàn bạc, thông qua, tự giác thi hành. Thông qua rồi, ai không theo không được”. Lực lượng thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước, Bác đã chỉ ra cho họ những việc cần làm, những đức tính tự mình phải rèn luyện để có thể đảm đương được các trọng trách đó. Đó là những điều như: “các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta,còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước”, “các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được”, “ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý”…

Năm 1959, khi nói chuyện với giáo viên tại lớp học chính trị về nhiệm vụ vẻ vang của các thầy cô giáo trong công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, Bác nhấn mạnh "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phả...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề