Cách đặt câu hỏi lại nhà tuyển dụng

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng bỏ qua hoặc hỏi qua loa trong phần này bởi các nhà tuyển dụng đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Vậy những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Vì sao việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng rất quan trọng?

Chủ động đặt những câu hỏi hay là cách để “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Giao tiếp luôn là một quá trình hai chiều có sự phản hồi, tương tác qua lại. Phỏng vấn cũng là một hình thức giao tiếp như vậy. Bên cạnh việc lắng nghe và trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, việc bạn đặt câu hỏi ngược lại cho họ thể hiện bạn là người chủ động, giúp tăng tính tương tác cho buổi phỏng vấn. Việc suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là quá trình bạn tư duy, suy nghĩ về công việc mình đang ứng tuyển. Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy mức độ nhận thức và sự sắc sảo của ứng viên thông qua các câu hỏi bạn đặt ra.

Không những vậy, các nhà tuyển dụng thường tiếp xúc với rất nhiều ứng viên và thường xuyên phải nghe các câu trả lời lặp đi lặp lại. Vì vậy, việc đặt ra một câu hỏi thú vị, thông minh là cách hữu hiệu trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: 6 kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở CV của bạn

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Câu hỏi tìm hiểu về công ty

Đây là một trong số các câu hỏi nên hỏi khi phỏng vấn vì nó thể hiện mong muốn của bạn được làm việc, gắn bó lâu dài với công ty, cái bạn cần không chỉ là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài, ổn định.

Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi về công ty như sau:

  • Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
  • Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
  • Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Nên và Không nên

Câu hỏi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn. Ví dụ:

  • Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
  • Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
  • Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
  • Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?

Đặt câu hỏi cho tuyển dụng là bí quyết ứng tuyển thành công

Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công. Đây cũng là một trong danh sách những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt câu hỏi như sau:

  • Tôi muốn được biết có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.
  • Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
  • Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia [nếu có cơ hội] trong những năm gần đây?

Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp

nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn bằng những câu hỏi như sau:

  1. Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
  2. Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?

Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Với những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn như trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác khi tìm công việc phù hợp với mình.Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty. Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thật thành công. Mời bạn tham khảo thêm các kinh nghiệm phỏng vấn tại đây.

Skip to content

Mọi buổi phỏng vấn đều kết thúc với phần hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội được làm việc với công ty. Vậy bạn phải đặt câu hỏi như thế nào?

1. Những điều lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Điều đầu tiên bạn nhất định phải ghi nhớ là thái độ khi đưa ra câu hỏi. Nhiều người vẫn đang lầm tưởng rằng phần đặt câu hỏi cuối buổi phỏng vấn chỉ đơn thuần là hỏi đáp để lấy thông tin. Thế nhưng, đây lại chính là phần cực kỳ quan trọng giúp họ đánh giá mong muốn, quyết tâm của bạn với vị trí ứng tuyển.

Vì thế, bạn hãy chuẩn bị trước ở nhà những câu hỏi cho họ, thay vì nghĩ trong buổi phỏng vấn. Trong tình huống đó, bạn có thể bị lúng túng vì không kịp nảy số ra câu hỏi. Lúc này, người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn dựa vào các biểu hiện và thầm kết luận không thực sự quan tâm đến công ty. Thêm nữa, khi trình bày, bạn phải thể hiện sự tự tin và chân thành như trong quá trình phỏng vấn trước đó. Với phong thái đó, bạn sẽ tạo những ấn tượng cuối cùng đê buổi phỏng vấn được trọn vẹn nhất.

Bên cạnh thái độ, nhà tuyển dụng cũng sẽ kiểm tra thêm về năng lực ứng viên. Những vấn đề bạn thắc mắc sẽ chứng minh được khả năng tư duy của bạn nhạy bén đến mức độ nào. Lời khuyên cho bạn đó là hãy đặt những câu hỏi khai thác sâu vào một khía cạnh của công ty. Đối phương sẽ cởi mở hơn, từ đó chia sẻ thẳng thắn với bạn về thông tin mà bạn muốn biết. Ngược lại, hãy hạn chế tối đa dạng câu hỏi có không, bởi nó sẽ làm đứt mạch câu chuyện và dễ khiến cho họ mất hứng.

Mặt khác. có người cho rằng việc hỏi kỹ có thể khiến câu hỏi của bạn lan man? Điều này hoàn toàn đúng, tuy nhiên chỉ xảy ra khi bạn không tập trung vào mục đích câu hỏi. Khi đó, cách bạn diễn đạt sẽ bị vòng vo và người phỏng vấn không thể hiểu hết ý bạn hỏi. Bạn sẽ tốn thời gian của cả hai bên chỉ để giải thích lại một lần, thậm chí là nhiều lần nữa. Đừng nên im lặng hoặc cố tỏ ra hài lòng với câu trả lời không như ý, vì nó sẽ càng làm cho bạn lo lắng khi chuyển sang câu tiếp theo.

Cuối cùng, hãy lắng nghe thật kỹ phần trả lời từ người phỏng vấn. Chúng sẽ là những thông tin, nhưng chia sẻ thực tế, khách quan để bạn hiểu hơn về công ty. Nhờ vậy, bạn sẽ đánh giá được mức độ phù hợp giữa công ty với định hướng sự nghiệp của mình, từ đó tiến tới quyết định hợp tác lâu dài. Bạn cũng có thể đặt thêm câu hỏi để đào sâu câu trả lời của họ nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, nếu chú ý nghe phần trả lời, nhà tuyển dụng sẽ hài lòng vì cảm thấy sự tôn trọng.

2. Những nội dung nên hỏi và không nên hỏi

Vậy cụ thể thì bạn nên hỏi, không nên hỏi những câu như thế nào? Dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn.


Nhóm câu nên hỏi liên quan đến các chủ đề như:

  • Vị trí ứng tuyển: Mục tiêu công ty đặt ra cho vị trí, Thời gian thử việc,...
  • Công việc: Thách thức, Quy trình làm việc giữa các vị trí, Cơ hội thăng tiến,...
  • Công ty: Văn hóa làm việc, Quy định hành chính, Môi trường,...
  • Bản thân bạn: Điểm cần cải thiện, Tiêu chí đánh giá ứng viên,...
  • Quy trình phỏng vấn: Thời gian công bố kết quả, Chỉ tiêu trúng tuyển, Kênh công bố kết quả,...

Nhóm câu mà bạn không nên hỏi:

  • Nội dung có sẵn trong bản mô tả công việc
  • Thông tin bạn tự tìm kiếm được
  • Đãi ngộ
  • Tăng lương

Đối tượng: 

- Những ai mắc các lỗi phát âm Tiếng Việt [Bẹt nguyên âm E thành IE, O thành OA, A thành EA; Sai phụ âm T Tr Ch Gi D…; Sai dấu... Người bị ngọng L-N.

- Nói giọng địa phương, màu giọng không hay.

- Người bị đầy lưỡi, ngắn lưỡi; có các vấn đề liên quan đến vòm họng, khoang miệng.

- Nói lắp, nói lặp; nói quá nhanh, nói bị dính chữ; nói quá chậm, nói đớt,...

- Không biết nói giọng bụng, thường bị đuối sức, giọng yếu, dễ hụt hơi...

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: 

- Những ai có Giọng nói chưa hay, chưa khỏe, chưa vang, chưa truyền cảm, chưa biết lấy hơi thở vào câu nói.

- Chưa biết áp dụng giọng nói vào thực tiễn đời sống để thuyết phục người nghe.

- Chưa có các kỹ năng cần thiết trong Giao tiếp, Thuyết trình, Nói trước đám đông, Đàm phán…

- Kỹ năng lắng nghe, tư duy biên tập, khả năng phản xạ thông tin chưa tốt.

- Học viên đã tốt nghiệp khóa LEVEL 1: Sửa phát âm - Luyện nói Chuẩn tại THALIC VOICE.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: 

- Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà diễn thuyết, giáo viên, diễn viên, MC... thường xuyên phải nói trước đám đông, người lạ, cần phát triển chuyên sâu kỹ năng diễn thuyết, thuyết phục bằng Giọng nói, Ngôn ngữ hình thể, Sự tự tin, Nội dung bài nói...

- Những ai muốn sở hữu một giọng nói quyền lực, đi vào lòng người, khám phá sâu tiềm năng, sức mạnh của giọng nói để chinh phục mọi đối tượng.

- Học viên đã tốt nghiệp lớp Giọng nói Nâng cao và Ứng dụng vào Giao tiếp [Level 2] tại THALIC VOICE.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng:

- Trẻ rụt rè, nhút nhát, không tự tin trong giao tiếp và thể hiện bản thân ở nơi đông người.

- Giọng nói chưa chuẩn, chưa hay, chưa tự tin.

- Trẻ chưa biết cách xây dựng nội dung bài nói; không biết cách trình bày.

- Các bạn nhỏ muốn phát triển những kỹ năng mềm liên quan như: phỏng vấn, xử lý tình huống, lập luận và phản biện, diễn thuyết, làm việc nhóm,... Các bạn nhỏ đam mê và có năng khiếu về nghệ thuật, mong muốn trở thành diễn giả, MC, người nổi tiếng.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng:

- Trẻ hay tự ti, rụt rè, nhút nhát... trong giao tiếp và thể hiện bản thân ở chốn đông người.

- Trẻ không biết cách xây dựng nội dung bài nói, không biết cách trình bày.

- Các bạn nhỏ muốn phát triển những kỹ năng mềm liên quan như: phỏng vấn, xử lý tình huống, lập luận và phản biện, diễn thuyết, làm việc nhóm,...

- Trẻ có giọng nói chưa chuẩn, chưa hay, chưa tự tin, phát âm sai. 

- Các bạn nhỏ đam mê và có năng khiếu về nghệ thuật, mong muốn trở thành diễn giả, MC, người nổi tiếng.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: Học sinh - sinh viên từ 15 đến 22 tuổi:

- Học sinh, sinh viên các trường mong muốn cải thiện Giọng nói, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp để phục vụ cho học tập, công việc.

- Cần gia tăng sự tự tin, rèn luyện kỹ năng mềm để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.

- Đang mất định hướng, khó khăn trong việc kết nối với mọi người, nắm bắt cơ hội để thành công.

- Muốn thiết kế một cuộc đời học sinh, sinh viên toàn năng, đáp ứng đủ yêu cầu của xã hội

TÌM HIỂU CHI TIẾT

0814426555

Chat Facebook

Chat Zalo

Đăng ký

Video liên quan

Chủ Đề