Thẻ xanh vaccine lấy ở đâu

Trong văn bản về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh từ 16-9 đến ngày 30-9, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch là quận 7, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi; các khu chế xuất, khu công nghiệp trên đại bàn các huyện này và Khu công nghệ cao được thí điểm triển khai thực hiện "thẻ xanh Covid" gắn với mã QR cá nhân.

Theo đó, việc thực hiện cấp "thẻ xanh Covid" sẽ được triển khai theo lộ trình, trong những nhóm đơn vị cụ thể, chứ không triển khai cho toàn đơn vị.

Ngoài ra, việc thí điểm được yêu cầu phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ.

Các đơn vị còn lại không thực hiện thí điểm vẫn áp dụng các phương thức đi lại như hiện nay theo các công văn cho phép của UBND TP Hồ Chí Minh.

Sau ngày 30-9, Sở Thông tin-Truyền thông TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các sở, ngành các địa phương đề xuất giải pháp chính thức tham mưu UBND Thành phố.

“Thẻ xanh Covid” . Ảnh minh họa: Bộ Y tế

F0 đã khỏi bệnh vẫn có thể được cấp "thẻ xanh Covid"

Theo dự thảo, điều kiện để được cấp "thẻ xanh Covid-19" chứng nhận "đã tiêm chủng" hoặc F0 "đã khỏi bệnh.

Chia sẻ từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh [HCDC], để có chứng nhận nhiễm Covid-19 "đã khỏi bệnh", người từng nhiễm [F0] phải được xác nhận bằng giấy chứng nhận như giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành cách ly của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn.

Thực tế ghi nhận trong giai đoạn tháng 7, 8 khi số ca bệnh gia tăng, ngành y tế thành phố quá tải, có nhiều trường hợp người dân tự test nhanh dương tính, báo với y tế địa phương nhưng không được nhân viên y tế đến nhà ghi nhận. Những người này sau đó tự điều trị khỏi bệnh. Họ đang gặp khó trong việc chứng minh từng mắc bệnh với địa phương để được cấp giấy chứng nhận.

HCDC chia sẻ, các F0 tự xét nghiệm, tự cách ly tại nhà mà không có giấy xác nhận hoàn thành cách ly của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn, thì cần giấy xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân hoặc của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà. Tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà bao gồm nhân sự do các trường đại học y khoa, do các tổ chức thiện nguyện [ATM oxy, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu...] đảm trách.

Theo quy định của Bộ Y tế, người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng. Các trường hợp mắc Covid-19 khỏi bệnh đã có kháng thể tự nhiên bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, các trường hợp không thể xác nhận đã từng mắc Covid-19 thì cần phải tiêm vaccine. Dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn cần tuân thủ phòng bệnh theo nguyên tắc 5K.

Dự kiến, "thẻ xanh Covid" được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử thể hiện cá nhân đó đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Đối với loại vaccine tiêm 2 mũi [AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...]: 14 ngày sau mũi thứ 2 và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

Đối với vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi [Johnson & Johnson's Janssen...]: 14 ngày sau khi tiêm và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 180 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

Người nhiễm SARS-CoV-2, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh thì phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể.

VIỆT CHUNG

Về thông tin thẻ xanh Covid-19, công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Đây là những thông tin được đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an [C06] cho biết vào chiều 2-10.

Tính đến nay, Bộ Công an đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tới tay người dân. Chip điện tử được tích hợp trong căn cước công dân gồm các trường thông tin cơ bản của công dân, có chứa thông tin sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO. Tất cả các thông tin lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin bởi Ban Cơ yếu Chính phủ.

Hiện Bộ Công an đang triển khai các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip, phục vụ các mặt của đời sống xã hội và phục vụ nhân dân thực hiện các thủ tục, giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức.

Công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Đặc biệt với tình hình phòng chống dịch cấp bách như hiện nay, công dân sử dụng duy nhất thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp những tiện ích, như: tích hợp thông tin thẻ xanh Covid-19, tiêm chủng, giấy đi đường, thông tin xét nghiệm, giấy phép lái xe, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19...; tích hợp người phụ thuộc đi cùng với người có căn cước công dân gắn chip [con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…].

Cục C06 khẳng định, công dân có thể sử dụng duy nhất thẻ căn cước gắn chip để thực hiện giao dịch đối với những tiện ích nêu trên. Cơ quan chức năng đảm bảo dữ liệu công dân được đối sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua quy trình xác minh đảm bảo chính xác.

Bên cạnh đó, dữ liệu công dân được bảo đảm bảo mật tuyệt đối, không ai có thể đọc và sao lưu dữ liệu cá nhân, dữ liệu được tích hợp trên căn cước công dân. Dữ liệu được cập nhật, bổ sung từ rất nhiều nguồn như cơ quan y tế, tổ chức, doanh nghiệp, thông tin tiêm chủng, F0 hay F0 khỏi bệnh.

Ngoài các tiện ích trên, Cục C06 cho biết công dân có thể dễ dàng đăng ký điểm checkpoint cho nơi ở hoặc dán trên các trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị hoặc nơi công cộng. Chức năng quản lý điểm checkpoint giúp doanh nghiệp, tổ chức theo dõi, quản lý về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 của cán bộ, nhân viên và khách ra vào trụ sở cơ quan. Từ đó chủ động đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời.

Cũng trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch phức tạp, Bộ Công an đã xây dựng, triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip. Đó là các ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa, thông tin quản lý tiêm vaccine phòng Covid-19 được cập nhập tại địa chỉ //suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VNEID sử dụng trên điện thoại di động [ứng dụng đã được đăng tải trên 2 kho ứng dụng AppStore và CHPlay phục vụ đa số người dùng], kết hợp đọc mã QR bằng camera tại các chốt, giảm tải việc tiếp xúc và tăng hiệu quả kiểm soát.

TTXVN

NGỌC LÊ - THANH CHÂN   -   Thứ tư, 06/10/2021 14:44 [GMT+7]

In “thẻ xanh" để dễ sử dụng hơn

Có mặt tại một cửa hàng in ấn có dịch vụ in thẻ xanh chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trên đường Khánh Hội [Quận 4], đông người dân xếp hàng chờ để in, photo giấy tờ. 

Trong lúc chờ tới lượt, chị Phạm Uyên sống tại Quận 4 bộc bạch với người bên cạnh: “Bây giờ đi siêu thị, làm tóc hay đến nha khoa, người ta cũng đều hỏi đã có thẻ xanh chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine chưa? Cứ mỗi lần hỏi là một lần lấy điện thoại mở ứng dụng ra cho họ xác nhận rất mất thời gian. Dù việc này để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 nhưng đôi lúc tôi cũng thấy hơi bất tiện. Có dịch vụ in thẻ xanh để đeo hoặc bỏ túi thấy tiện hơn nhiều".

Thẻ xanh chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 được in dễ dàng bỏ túi khi di chuyển. Ảnh: Ngọc Lê

Trong khi đó, anh Lê Hoài sống tại quận Bình Tân vui mừng vì vừa nhận được “thẻ xanh" bằng nhựa sau 2 ngày đặt làm qua mạng. “Cách đây vài ngày, tôi lướt trên mạng xã hội thấy có nhiều dịch vụ nhận làm thẻ xanh. Khách có thể tới tận nơi để làm nhưng lo ngại dịch nên tôi chỉ chụp màn hình chứng nhận ngừa COVID-19 trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử gửi qua tin nhắn cho cửa hàng xác nhận là 2 ngày sau có thẻ. Chi phí cả làm thẻ và giao tới tận nhà là 45.000 đồng/chiếc".

Theo khảo sát, dịch vụ in thẻ xanh bắt đầu nhộn nhịp từ khi TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội. Đối với thẻ giấy sẽ có giá từ 7.000-9.000 đồng/chiếc [tuỳ số lượng khách đặt], thẻ nhựa có giá 20.000 - 80.000 đồng/chiếc [tuỳ kích cỡ]. Trên mỗi thẻ xanh có đầy đủ các thông tin như mã QR, họ và tên người tiêm vaccine, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân. 

Chị Tào Thị Hà - Phụ trách phòng quản lý và kinh doanh kỹ thuật số KPRINT - cho biết, dịch vụ in "thẻ xanh" xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trong tình hình thành phố nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 30.9. Một số khách hàng đến có mong muốn in "thẻ xanh" thông tin chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử ra thẻ giấy, thẻ nhựa để thuận tiện trong việc đi lại.

“Khách hàng chia sẻ khi xuất trình thông tin tiêm 2 mũi vaccine trên điện thoại gặp bất tiện, thậm chí, có thể bị cướp giật. Công ty đã dựa trên thông tin của khách hàng cung cấp, đồng thời thực hiện kiểm chứng thông tin này và in thẻ xanh cho khách" - chị Hà chi sẻ.

Thông tin cá nhân được bảo mật

“Khách hàng thường gửi hình ảnh chứng nhận tiêm qua Zalo cho cửa hàng. Sau khi xác nhận thông tin, chúng tôi bắt đầu in và xoá luôn hình ảnh nhằm bảo mật thông tin cho khách. Khách có thể qua cửa hàng lấy thẻ hoặc đặt giao hàng tận nhà" - chị Hương, người cung cấp dịch vụ in “thẻ xanh” [đường Quốc Hương, TP.Thủ Đức], cho hay.

 Dịch vụ in thẻ xanh được quảng cáo nhộn nhịp trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Đa số các cửa hàng, công ty in ấn có dịch vụ in “thẻ xanh” đều cam kết về việc bảo mật thông tin cho khách. Chị Tào Thị Hà cho biết thêm, trong một ngày, công ty nhận in cho khoảng từ 10 đến 20 thẻ do kiểm soát thông tin tiếp nhận, không nhận in đại trà. 

“Khách hàng phải chịu trách nhiệm với những tin gửi đến cho công ty để thực hiện in thẻ. Cùng với đó, công ty cũng xác nhận với khách hàng về việc có đồng ý in ra thẻ giấy hoặc thẻ nhựa những thông tin như mã QR vì liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân” - chị Hà cho hay.

Trao đổi với Lao Động, luật sư Trần Minh Hùng [Đoàn luật sư TPHCM] nói rằng, hiện pháp luật chưa có quy định về việc in chứng nhận tiêm chủng từ các ứng dụng công nghệ ra giấy hay thẻ nhựa.

“Tôi cho rằng, TPHCM và những cơ quan có thẩm quyền nên có hướng dẫn, quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người dân và việc quản lý của cơ quan nhà nước. Đồng thời, đảm bảo việc in ấn thẻ này ra có hợp pháp hay không để đơn vị in có thể thực hiện.

Cá nhân tôi cho rằng, việc in ấn này nằm trong giấy phép kinh doanh, trong lĩnh vực của họ thì hợp pháp. Nếu không có hành vi giả mạo mã QR, cài đặt thông tin thì sẽ không vi phạm pháp luật” - luật sư Hùng cho hay.

Để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, luật sư Hùng cũng khuyên người dân không nên in chứng nhận tiêm chủng nếu thật sự không cần thiết.

Hiện nay, TPHCM đang áp dụng Chỉ thị 18 của UBND TPHCM về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực từ 18h ngày 30.9. Các hoạt động kinh tế - xã hội dần bình thường trở lại, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.

Theo Chỉ thị 18, người dân được di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong thành phố. Khi tham gia lưu thông, người dân phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vaccine [đến dữ liệu đồng bộ lên ứng dụng PC-COVID].

Trường hợp không có mã QR, người dân xuất trình các giấy tờ: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng [ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm] khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Video liên quan

Chủ Đề