Tại sao phải đổi cmnd sang thẻ căn cước

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Chào luật sư, em ở thành phố Hồ Chí Minh, em bị mất CMND cho em hỏi nếu bây giờ làm lại CMND sẽ phải đổi thành thẻ căn cước 11 số. Như vậy có ảnh hưởng đến các loại giấy tờ nhà hay giao dịch cần CMND liên quan đến số cmnd cũ không ạ? Sau khi làm lại giấy căn cước em có cần làm lại các loại giấy tờ khác có số CMND cũ không? Cám ơn luật sư.

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Về giá trị sử dụng thẻ Căn cước công dân, thẻ được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau, khi đó thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng ngôn ngữ khác.

- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước công dân; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó sẽ không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác.

- Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

+ Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân;

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đượckết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin. Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.

+ Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý.

+ Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

+ Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;

+ Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước công dân về thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

- Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

+ Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2 cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

+ Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

- Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

- Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.

Như vậy, trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân như trường hợp của bạn bây giờ làm lại Chứng minh nhân dân sẽ phải đổi thành thẻ căn cước 11 số điều đó không có ảnh hưởng đến các loại giấy tờ nhà hay giao dịch cần Chứng minh nhân dân liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ vì bạn chỉ cần cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ đã mất và thực hiện các giao dịch cũ sẽ không bị ảnh hưởng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Có bắt buộc phải chuyển sang CCCD khi còn CMND không? Ngày 01/01/2020 Luật căn cước công dân có hiệu lực đã quy định thế nào về nội dung này?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi nghe nói từ ngày 01/01/2020 cấp thẻ Căn cước công dân [CCCD] thay cho Chứng minh nhân dân trên cả nước. Xin hỏi, giấy chứng minh nhân dân [CMND] của tôi đang còn thời hạn sử dụng thì có buộc phải chuyển sang CCCD hay không?

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Chứng minh nhân dân và căn cước công dân là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 [Luật CCCD] quy định Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Điều 1 Nghị định 03/VBHN-BCA quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Điều 23 Luật CCCD quy định Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Khi công dân có yêu cầu.

Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ Căn cước công dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định 

– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định về việc sử dụng CMND

Khoản 2 Điều 38 Luật CCCD quy định CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Đối chiếu với tình huống của anh/chị

Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật CCCD thì CMND của anh/chị được cấp trước ngày 01/01/2020 vẫn có giá trị sử dụng. Việc chuyển từ CMND sang CCCD là chưa bắt buộc. Nếu người dân chưa có nhu cầu thì hoàn toàn có thể sử dụng CMND như hiện hành.

Trường hợp anh/chị muốn đổi sang thẻ CCCD thì CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho anh/chị [ theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/T-BCA]. Do đó, cho dù đã được cấp thẻ CCCD, anh/chị vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số CMND cũ.

Mức phí chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân [Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC]

Trên đây là nội dung Có bắt buộc phải chuyển sang CCCD khi còn CMND không? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân hiện nay

 Cần làm gì khi NLĐ đổi CMND sang CCCD?

Video liên quan

Chủ Đề