Hồng minh bang chủ đài loan là ai

Trùm băng đảng khét tiếng

Trong số những ông trùm xã hội đen ở Đài Loan, Hsu Hai-Ching còn có biệt danh khác là “Trọng tài cuối cùng của thế giới ngầm” hay “Anh Muỗi”. Hsu sinh năm 1913 ở Đài Loan. Hoạt động phạm pháp của đối tượng này bắt đầu khá sớm, với việc tham gia vào một băng nhóm chuyên hoạt động ở quận Vạn Hoa thuộc thành phố Đài Bắc từ đầu những năm 1930.

Bên cạnh máu liều lĩnh và giỏi tính toán, việc có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật đã giúp Hsu có thể thiết lập được liên hệ với các tổ chức xã hội đen ở Nhật, từ đó giúp hắn nhanh chóng nâng cao được vị trí trong băng nhóm. 

Khi tiếng nói trong giới xã hội đen của Hsu tăng lên cũng là lúc hắn gia nhập băng Trúc Liên bang – băng nhóm Tam hoàng lớn nhất Đài Loan lúc bấy giờ và ở cả hiện nay. Vị thế của hắn trong băng nhóm này đã gia tăng nhanh chóng khi các thành viên của Quốc dân đảng tới Đài Loan. 

Sự rối ren của xã hội lúc bấy giờ đã giúp Trúc Liên bang lớn mạnh vượt bậc, với tổng số thành viên lên đến 10.000 người. Các hoạt động của Trúc Liên bang cũng tương tự như nhiều tổ chức tội phạm khác: chúng điều hành nhiều cơ sở kinh doanh mà thoạt trông có vẻ như là hợp pháp nhưng thực chất chỉ là vỏ bọc để che đậy cho các đường dây mại dâm, buôn bán ma túy và buôn người cũng như các tội danh về tài chính khác. 

Cùng lúc với sự gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trúc Liên bang, Hsu cũng được thăng bậc, được xếp vào nhóm các thành viên cấp cao, có tiếng nói quyết định của tổ chức tội phạm này rồi sau đó trở thành thủ lĩnh của băng nhóm. 

Trọng tài của các băng nhóm

Ở thế kỷ trước, các băng nhóm Tam hoàng, đặc biệt là Trúc Liên bang, có kỷ luật và cơ cấu tổ chức tương đối nghiêm. Trong Trúc Liên bang, thủ lĩnh của  chúng được gọi là Đại ca. Băng nhóm này được chia thành 13 nhánh nhỏ, với các tên như Nhóm Hổ, Nhóm Rồng. 

Song, trên thực tế, các nhóm của băng này hoạt động như những băng nhóm độc lập và thường xuyên đấu đá lẫn nhau để tranh giành địa bàn cũng như hoạt động làm ăn. Trong bối cảnh như vậy, Hsu nổi lên như một nhân vật đầy uy tín, vừa có uy lực vừa có tài thuyết phục để dàn xếp những tranh chấp giữa các nhánh của cùng băng Trúc Liên bang với nhau. 

Không chỉ vậy, tên này còn có thể điều phối hợp tác giữa các băng nhóm với nhau. Khi một nhóm nào đó muốn vận chuyển heroin tới Nhật, Australia hay Mỹ, ông trùm này đã nghĩ ngay ra được cách tốt nhất là đưa ma túy tới miền Nam Trung Quốc bằng tàu cá thông qua Eo biển Đài Loan sau đó đưa lên tàu hàng ở Cao Hùng. 

“Sau đó, hàng sẽ được đưa đến điểm đến. Trong quá trình đó, Hsu khéo léo điều phối, kêu gọi sự hợp tác của nhiều băng nhóm khác nhau để việc vận chuyển được suôn sẻ, các bên đều vui vẻ, không hề phát sinh tranh chấp” – một cảnh sát từng nhiều năm theo dõi các hoạt động của Hsu đúc rút. 

Chính nhờ tài thu xếp, thương thảo để giải quyết tranh chấp đó nên Hsu được rất nhiều băng nhóm ở Đài Loan và cả ngoài Đài Loan kính nể và đặt cho biệt danh “Trọng tài cuối cùng”. 

Và, trong một xu thế không hề lạ lẫm ở thời kỳ đó: những tay găng-tơ bỏ tiền mua phiếu, vận động để được bầu vào bộ máy chính quyền. Năm 1950, Hsu cũng sử dụng tiền phi pháp kiếm được và “uy” của hắn để vận động tranh cử và trở thành một thành viên trong hội đồng thành phố trong khi vẫn tham gia vào các hoạt động phi pháp của Trúc Liên bang. 

Với việc giữ cả 2 vị thế như thế, ở nhiều thời kỳ, Hsu thậm chí được cho là nhân vật quyền lực nhất Đài Loan, có tiếng nói mạnh mẽ hơn bất cứ nhân vật nào trong chính quyền khu vực này.

Dù có quá khứ huy hoàng như vậy nhưng Hsu có vẻ là một trong số ít những trùm băng nhóm thực sự “nghỉ hưu” và sống cuộc sống yên bình khi tuổi già. Đến những năm 1980, tên này được cho là không đóng bất cứ vai trò nào trong Trúc Liên bang và cũng không tham gia vào bất cứ hoạt động phạm pháp nào nữa. 

Đám tang gây chấn động

Một ngày cuối tháng 3/2005, Hsu Hai-Ching khi đó đã bước sang tuổi 93 ung dung ngồi ăn sushi. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không xảy ra việc ông ta do không còn răng đã nuốt chửng cả miếng sushi và bị nghẹt thở đến suýt chết. 

Miếng sushi sau đó đã được lấy ra nhưng nó vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của lão trùm già nua, khiến ông ta yếu đi trông thấy. Đến ngày 6/4/2005, Hsu Hai-Ching trút hơi thở cuối cùng. 

Nguyên nhân cái chết được xác định là do biến chứng đột quỵ do miếng sushi gây ra trước đó 12 ngày. Tuy nhiên, phải đến ngày 29/5/2005, tang lễ của tên này mới được tổ chức và đây cũng là một sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo người dân ở cả Đài Loan và khắp thế giới. Tổng cộng đã có khoảng 10.000 thành viên của các băng đảng trong thế giới ngầm đã có mặt tại đám tang của nhân vật này. 

Cảnh sát Đài Loan lo ngại rằng tình trạng bạo lực là không thể tránh khỏi khi có quá nhiều tên tội phạm tập trung về một chỗ như vậy nên đã điều hàng trăm cảnh sát đến làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ở Đài Bắc.

Bên cạnh việc đảm bảo trật tự, các cảnh sát được điều đến hiện trường cũng đã ghi lại toàn bộ tiến trình đưa tang ông trùm khét tiếng làm cơ sở giải quyết các sự kiện có thể phát sinh và thu thập thông tin tình báo về các thành viên băng nhóm cùng các cộng sự của chúng. 

Song, điều lo ngại của họ đã không bao giờ trở thành sự thực. Bởi, cả 4 băng nhóm lớn nhất của Đài Loan, trong đó có Trúc Liên bang, Tứ Hải, đều đã nhất trí đình chiến một ngày, thỏa thuận sẽ không để tình trạng bạo lực hay đánh đấm giữa các bang với nhau hay giữa các thành viên trong bang để đảm bảo đám tang của gã trùm vừa qua đời được suôn sẻ. 

Đây cũng được nhiều người nhìn nhận là biểu hiện rõ nhất cho thấy “uy” của Hsu Hai-Ching trong thế giới ngầm cũng như khả năng thu phục, hòa giải các băng của tên này, kể cả khi hắn đã chết. 

Ngoài các thành viên của 4 nhóm tội phạm lớn nhất Đài Loan, tang lễ Hsu Hai-Ching còn có sự hiện diện của đại diện nhiều băng nhóm Tam hoàng khác ở Macau và Đài Loan cũng như thành viên của băng Yamaguchi-gumi – một trong những nhóm Yakuza chính ở Nhật Bản. Khi được hỏi, một trong những thành viên trong thế giới ngầm Nhật Bản dự lễ tang cho biết họ muốn thể hiện sự kính trọng với Hsu, đồng thời cũng để thể hiện tình cảm thân thiết với thế giới ngầm Đài Loan.

Đám tang bao gồm một lễ diễu hành kéo dài, trong đó các thành viên trong các băng nhóm thuộc thế giới ngầm – tất cả đều mặc đồ đen – chia thành 3 khối đã đưa tro cốt của Hsu đi suốt 10km từ Đài Bắc tới một nghĩa trang nằm ở ngoại ô thành phố này.

Cuộc diễu hành lớn đến mức đã khiến giao thông ở Đài Bắc rơi vào tình trạng tê liệt, kéo theo đó là việc kì thi vào trung học của 50.000 học sinh ở Đài Loan đã buộc phải hủy bỏ do các học sinh không thể đến được điểm thi vì tắc đường. 

Trong số những người đến dự đám tang còn có người đứng đầu hội đồng thành phố Đài Bắc lúc bấy giờ Wu Bi-chu. Bà Wu nói rằng bà đến dự lễ vì Hsu từng là một thành viên trong hội đồng thành phố. Ngoài ra, nhiều nhân vật tiếng tăm trong giới giải trí cũng đến dự lễ tang.

Minh Khôi [tổng hợp]

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm

error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn

Chỉ sau 2 ngày bị bắt giữ, Quách Vĩnh Hồng - ông trùm của băng Hòa Thắng Hòa thuộc Hội Tam Hoàng khét tiếng trong giới xã hội đen Hong Kong được bảo lãnh tại ngoại.

Mặc dù chết từ 21 giờ ngày 4-10-2007 tại Hongkong, nhưng phải hơn 1 tháng sau [8-11-2007], tang lễ của Trần Khải Lễ, người có biệt danh “Thiên hạ đệ nhất hắc bang” mới được cử hành ở Đài Loan. Tuy chỉ là bố già của “Trúc liên bang”, băng đảng xã hội đen lớn nhất ở Đài Loan, nhưng đám tang của Trần Khải Lễ được tổ chức hoành tráng, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Bởi chính quyền Đài Loan cùng một số đảng phái lớn như Quốc Dân đảng, Dân Tiến đảng, Tân Dân đảng, Đài Liên đảng… đã cử đại diện tới dự tang lễ. Trong số những người tới tham dự tang lễ còn có pháp sư Ngộ Minh trụ trì chùa Thụ Lâm Hải Minh, hơn 90 tuổi bởi Trần Khải Lễ là đệ tử phi Phật môn duy nhất được ông thu nhận.

Giới giang hồ muốn thông qua tang lễ của Trần Khải Lễ để khuếch trương thanh thế của “Trúc liên bang” - tổ chức hoành tráng, rầm rộ hơn đám tang của “bố già” Trần Vĩnh Hà và Hứa Hải Thanh, cũng như muốn dằn mặt những băng đảng khác. Được biết, chi phí tang lễ của Trần Khải Lễ hết 20 triệu Đài tệ [tiền Đài Loan], đắt nhất và hoành tráng nhất trong giới xã hội đen Đài Loan từ trước đến nay.

Năm 1996, khi tổ chức tang lễ cho bố già Trần Vĩnh Hà, “Tứ hải bang” đã cử 186 người vào ban tang lễ cùng khoản kinh phí hơn 10 triệu Đài tệ. Ngoài ra, “Tứ hải bang” còn huy động 4.000 thành viên tới đưa tang. Năm 2005, tang lễ của Hứa Hải Thanh được tổ chức hoành tráng, rầm rộ hơn của “bố già” Trần Vĩnh Hà.

Trước đó [năm 1998], người dân Đài Loan từng chứng kiến một đám ma khác thường. Bởi tuy chỉ là con trai Trương An Lạc, một nguyên lão của “Trúc liên bang”, nhưng tang lễ của Trương Kiến Hoà được tổ chức khá rầm rộ. Ngoài việc có mặt của hơn 2.000 đệ tử “Trúc liên bang”, một số chính khách cũng tới dự như Từ Tín Lương, Chủ tịch Dân Tiến đảng và Ngô Giao Nghĩa, Thị trưởng thành phố Cao Hùng…

Ngoài ra còn có 40 quan chức của Quốc Dân đảng, Dân Tiến đảng cùng hơn 1.000 vòng hoa, bức trướng của đại diện các huyện, thị, thành phố. Thậm chí “Vua ma tuý” Khunsa và băng đảng Yakuza cũng gửi vòng hoa tới viếng.

Khi trả lời phỏng vấn về sự kiện này, ông Trần Thuỷ Biển, lãnh đạo chính quyền Đài Loan thời điểm đó từng nói, các vị đưa cả xe di động để truyền hình trực tiếp tang lễ, báo chí cũng đăng thông tin dầy đặc về Trần Khải Lễ.

Và lực lượng cảnh sát phải gồng mình để đảm bảo trật tự cho đám tang này. Cảnh sát Đài Loan đã huy động gần 1.000 nhân viên để giám sát, bảo vệ cho tang lễ của Trần Khải Lễ. Và đó cũng là cơ hội hiếm có để cảnh sát ghi hình, nhận dạng những tay anh chị của “Trúc liên bang” và nhiều băng đảng xã hội đen khác.

Truyền hình trực tiếp buổi tang lễ.

Được biết, trưởng và phó các “phân đà của Trúc liên bang” cùng đại diện của những băng đảng khác ở Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản đều có mặt trong tang lễ của Trần Khải Lễ. “Trúc liên bang” có quan hệ trực tiếp với các băng nhóm tội phạm nổi tiếng như Hội Tam Hoàng, Yakuza của Nhật Bản, đồng thời có chân rết ở Mỹ, châu Âu, Australia…

Trần Khải Lễ sinh ngày 27-4-1943 tại Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, nhưng quê gốc của ông ta lại ở Cao Đình, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm 13 tuổi, Trần Khải Lễ gia nhập “Trung hoà bang” [tiền thân của “Trúc liên bang” sau này] của Tôn Đức Bồi. Sau khi Tôn Đức Bồi bị bắt và ngồi tù vì tội giết người [tháng 6-1956], người của “Trung hoà bang” đã hợp nhất với “Vĩnh hoà bang” để thành lập “Trúc liên bang” nhằm đối phó với những băng đảng khác nhau “Thập tam thái bảo”, “Tam hoàn bang”, “Văn sơn bang”, “Vạn quốc bang”, “Tứ hải bang”… Và Trần Khải Lễ nhanh chóng trở thành “bố già” của “Trúc liên bang”.

Có người nói, nguyên nhân chính khiến Trần Khải Lễ dấn thân vào con đường xã hội đen là phải thường xuyên đánh nhau, cãi vã từ khi còn nhỏ. Sau khi tới cư trú tại Đài Loan [1952] và đi học, Trần Khải Lễ mới biết rằng, người dân bản xứ luôn xung đột với những người từ nơi khác tới. Trần Khải Lễ gia nhập “Trúc liên bang” sau khi theo học cao trung và 16 năm sau trở thành “Tổng đường chủ” của băng đảng này.

Thanh thế của “Trúc liên bang” ngày càng mở rộng sau khi Trần Khải Lễ làm “bang chủ” với số thành viên lên tới hơn 100.000 người. Sự nổi tiếng của “Trúc liên bang” cũng như Trần Khải Lễ đã sớm lọt vào “tầm ngắm” và ông trùm xã hội đen đến chết cũng không thể hiểu tại sao mình lại trở thành đối tượng bị truy nã gắt gao nhất. Không những thế, “Trúc liên bang” còn bị chia năm, xẻ bảy, nội bộ đấu đá khiến cho nhiều người phải ra đi. Tuy đã rời “Trúc liên bang” khá lâu và không sống ở Đài Loan trong một thời gian khá dài, nhưng Trần Khải Lễ vẫn được tôn vinh là “lãnh tụ tinh thần” của băng đảng này.

Một trong những nguyên nhân khiến Trần Khải Lễ được nhiều người trong giới xã hội đen Đài Loan nể trọng bởi ông ta từng trực tiếp tham gia vụ huyết án gây chấn động chính quyền Tưởng Giới Thạch khi đó. Ngày 15-10-1984, Lưu Nghi Lương, người có bút danh Giang Nam đã bị Trần Khải Lễ, Ngô Đôn và Đổng Quế Sâm bắn chết tại nhà riêng ở thành phố San Fransico, Mỹ.

Vụ huyết án này có liên quan tới cuộc đấu đá quyền lực tại Đài Loan bởi Giang Nam đã viết khá nhiều bài báo bóc trần sự thối nát trong nội bộ Quốc Dân đảng, gây xôn xao dư luận. Sau khi hạ thủ thành công trở về Đài Loan, Trần Khải Lễ và Ngô Đôn đã bị bắt [ngày 12-11-1984, riêng Đổng Quế Sâm bỏ trốn] vì áp lực của dư luận quá lớn.

Cục trưởng tình báo Uông Hy Linh mặc dù bác bỏ việc cử Trần Khải Lễ sang Mỹ sát hại Giang Nam, nhưng trước toà Trần Khải Lễ đã chứng minh ngược lại nên hắn chỉ bị tuyên phạt tù chung thân, và được phóng thích vào cuối năm 1991.

Uông Hy Linh cũng bị kết án tù chung thân, và được phóng thích năm 1991. Mặc dù được phóng thích, nhưng cuối năm 1996 Trần Khải Lễ vẫn buộc phải đào tẩu sang Campuchia lánh nạn sau khi Đài Loan tiến hành nhiều cuộc tổng tấn công nhằm vào các băng đảng xã hội đen.

Ngày 8-7-2000, cảnh sát Phnom Penh bắt Trần Khải Lễ với tội tàng trữ vũ khí trái phép. Trước khi tới nơi ở của Trần Khải Lễ, cảnh sát Campuchia đã phái gần 100 lính trang bị vũ khí đầy đủ để đề phòng bất trắc bởi họ nắm khá rõ con người Trần Khải Lễ.

Bị bắt cùng Trần Khải Lễ khi đó có 3 người - em trai Trần Khải Lễ, 1 thương nhân người Trung Quốc và 1 thương nhân người Campuchia. Nhưng cảnh sát Phnom Penh không biết rằng, Trần Khải Lễ là người có danh hiệu Huân tước ở Campuchia, mang hộ chiếu ngoại giao, có giấy phép sử dụng súng và thuê vệ sỹ bảo vệ. Giới truyền thông cho biết, quan hệ giữa Trần Khải Lễ với một số quan chức cấp cao của Campuchia khá tốt, được hưởng nhiều đặc quyền khác.

Và phiên toà hôm 10-8-2001 tại Campuchia đã chứng tỏ uy tín cũng như thế lực của Trần Khải Lễ lớn tới mức nào. Sau 7 giờ xét xử, toà phúc thẩm tuyên bố, Trần Khải Lễ cùng 2 đàn em Lý Mạnh Dĩnh và Long Quốc Khánh trắng án, được phóng thích sau 13 tháng giam giữ bởi không đủ bằng chứng kết tội. Trước đó, toà án thành phố Phnom Penh đã tuyên phạt Trần Khải Lễ 5 năm tù, Lý Mạnh Dĩnh và Long Quốc Khánh mỗi tên 3 năm tù vì tội tàng trữ vũ khí trái phép.

Ngay sau khi biết tin Trần Khải Lễ bị cảnh sát Campuchia bắt giữ, cảnh sát Đài Loan đã thông qua Interpol đề nghị dẫn độ ông ta về xét xử bởi tên này đang bị truy nã. Bởi sau khi ra tù năm 1991, Trần Khải Lễ thành lập công ty Thừa An, nhưng đến cuối tháng 11-1996, Trần Khải Lễ bị cảnh sát Đài Loan liệt vào danh sách truy nã vì có liên quan tới “Trúc liên bang”.

Ngay sau khi biết tin bị truy nã, Trần Khải Lễ đã trốn sang Campuchia. Sự xuất hiện của ông trùm “Trúc liên bang” tại Campuchia mãi tới năm 2000 mới được dư luận nhắc tới sau khi Trần Khải Lễ bị cảnh sát bắt vì tội tàng trữ vũ khí trái phép. Mặc dù đi “tị nạn”, nhưng Trần Khải Lễ vẫn kiểm soát công việc làm ăn giữa băng Triều Châu của Trung Quốc với một số băng đảng xã hội đen khác ở Campuchia.

Ngày 1-4-2002, cảnh sát Đài Loan bắt được một vụ buôn lậu vũ khí lớn, có nguồn gốc từ Campuchia và người đứng sau là Trần Khải Lễ. Ngày 24-8-2007, bệnh viện Hongkong nhận điều trị cho một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đến từ Campuchia và đó là Trần Khải Lễ.

Khi tới Hongkong trị bệnh, Trần Khải Lễ không thông báo cho ai, ngoài người thân cho dù có nhiều chiến hữu và tay chân ở Campuchia, Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản… Và tuy phải vật lộn với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, nhưng Trần Khải Lễ vẫn cho gọi một số “đại lão gia” của “Trúc liên bang” tới Hongkong dặn dò.

Một trong những vấn đề từng được dư luận quan tâm là ai toàn quyền sử dụng số tài sản của Trần Khải Lễ để lại ở Đài Loan và Campuchia. Bởi Trần Khải Lễ có 3 vợ và đều có con với họ, trong đó Trần Di Phàm là người chung sống sau này. Trần Khải Lễ rất coi trọng Trần Di Phàm - tổ chức đám cưới linh đình khi tới sống tại Campuchia. Và tuy là ông trùm xã hội đen, nhưng Trần Khải Lễ không cho con theo nghiệp của mình.

Anh Phương

Video liên quan

Chủ Đề