Thâm hụt ngân sách nhà nước 2022

Ngày 6/1/2022, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. 

CHI NGÂN SÁCH CHẶT CHẼ, TÌM GIẢI PHÁP TĂNG THU 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của ngành tài chính đối với thành tựu chung của cả nước trong năm 2021 đầy khó khăn.

“Trong điều kiện khó khăn, thu ngân sách tăng hơn so với năm ngoái là kết quả rất đáng phấn khởi. Ngành tài chính đi tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh thực hiện hóa đơn điện tử hỗ trợ doanh nghiệp", Thủ tướng đánh giá.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của ngành. Cụ thể, vốn đầu tư công giải ngân chậm. Thu ngân sách tăng so với năm 2020 nhưng chưa cao, nhiều khoản thu chưa bền vững như tăng thu từ chứng khoán, bất động sản, dầu thô... "Việc xây dựng dự toán đã sát tình hình chưa là vấn đề phải suy nghĩ và có giải pháp hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu", Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, một số hạn chế khác cũng được nhắc tới như: áp lực thâm hụt ngân sách gia tăng. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 18% so với năm trước, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Nợ thuế, trốn thuế có xu hướng tăng.

Bước sang năm 2022, tình hình phát triển kinh tế, xã hội có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đề ra phương châm hành động cho năm 2022 là “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Ngành tài chính cần căn cứ phương châm này để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2022 và trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu năm 2022, ngành Tài chính tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu chiến lược, bám sát thực tiễn, điều chỉnh các công việc trong thực hiện nhiệm vụ chưa dự báo được, chủ động thích ứng, đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển các thị trường tài chính, bên cạnh đó khắc phục có hiệu quả các hạn chế.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, ngành tài chính phải tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2022 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, nhất là giảm chi đối với những khoản chi không thực sự cần thiết.

"Dòng vốn tín dụng và dòng tiền ngân sách phải đi vào đúng chỗ, kích thích, tạo động lực mới cho nền kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, kiểm soát tốt nợ công, tập trung chống thất thu thuế, gian lận thương mại.

Làm tốt công tác quản lý tài sản công, quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm mang tính dài hạn, minh bạch và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng ngành tài chính tiếp tục vượt qua khó khăn, thác thức, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2022 với kết quả cao hơn năm 2021, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu tặng cho ngành Tài chính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

THU NGÂN SÁCH VƯỢT DỰ TOÁN GẦN 220.000 TỶ

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán, tương ứng vượt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020.

Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất. Thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020. Tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 18,6% GDP, vượt mục tiêu 15,5%GDP. 

Thu ngân sách trung ương ước đạt 106,7% dự toán. Thu ngân sách địa phương ước đạt 128,2% dự toán.

Bên cạnh đó, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2021 cũng cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021.

Đồng thời, thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Đáng chú ý, thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19, với số tiền huy động đến hết ngày 31/12/2021 đạt 8.803 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng trình Quốc hội cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2021 và 2022…

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển thấp hơn năm trước, ước đến hết 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong khi năm 2020 đạt 82,66%.

Như vậy, năm 2021, ngân sách nhà nước bội chi 315,7 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước. Lũy kế đến ngày 31/12/2021 thực hiện phát hành được 318,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,92 năm, lãi suất bình quân 2,3%/năm.

Cùng với điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững. Đến cuối năm 2021, dư nợ công khoảng 43,7% GDP, nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP, dư nợ vay nước ngoài quốc gia khoảng 39% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của chính phủ dưới 23% tổng thu ngân sách nhà nước, trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép. 

Thu ngân sách Trung ương hụt khá lớn, khoảng 28.000-29.000 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. [Nguồn ảnh: TTXVN]

Dù nguồn thu ngân sách Nhà nước năm nay sẽ bị hụt do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên, Đảng, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó có các chính sách tài chính nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Chi 30.850 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19

Trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vào chiều 20/10, theo ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước ước vượt dự toán. Tuy nhiên, nhiều khoản thu quan trọng không đạt hoặc vượt thấp so với dự toán; nếu loại trừ các khoản tăng thu từ đất, tài nguyên thì số thu nội địa không đạt dự toán; cơ cấu thu chưa vững chắc.

“Thu ngân sách Trung ương hụt khá lớn, khoảng 28.000-29.000 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai nhiệm vụ của ngân sách Trung ương. Đặc biệt, thu từ bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Trung ương đạt 2,5% dự toán. Vì thế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nguyên nhân chủ quan để có giải pháp khắc phục trong các năm tiếp theo,” ông Cường nhấn mạnh.

Về chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, tính từ thời điểm dịch bùng phát đến nay, tổng số kinh phí đã cấp là 30.850 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng việc sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước chi cho phòng chống dịch có một số điểm cần lưu ý đánh giá toàn diện hiệu quả chính sách đã thực hiện, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

[Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến cả năm đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu đề ra]

Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể số vaccine được hỗ trợ, viện trợ; dự kiến nhu cầu trong trường hợp dịch kéo dài; công khai việc sử dụng Quỹ vaccine; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, đi đôi với bảo đảm chất lượng, an toàn, đáp ứng kịp thời với các biến chủng COVID mới xuất hiện.

Mặt khác, Chính phủ cần làm rõ tổng nguồn lực đã bố trí chi mua sắm; kết quả việc sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch; khả năng đáp ứng tình hình hiện nay.

Về chi thực hiện cải cách tiền lương, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, mặc dù đề xuất của Chính phủ là cần thiết song đề nghị Chính phủ tính toán phương án cân đối; sớm báo cáo Quốc hội tổng thể về nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương; lộ trình triển khai thực hiện.

Đối với thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đánh giá việc giải ngân từ đầu năm đến nay đạt thấp so với kế hoạch giao và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020, bố trí vốn đầu tư công trong một số trường hợp chưa đúng quy định.

Nhiều chính sách “trợ thở” cho doanh nghiệp và người dân

Đánh giá năm 2021 nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu nhiều tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19, phía Ủy ban Tài chính, Ngân sách khẳng định Đảng, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó có các chính sách tài chính nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Đặc biệt, việc ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng, đã tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khẩn trương xây dựng, ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

[Bài 2: Không thể để doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm]

Đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời ban hành một số chính sách để tạo nguồn lực ứng phó kịp thời với đại dịch bao gồm Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 về bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương số tiền 14.620 tỷ đồng thực hiện công tác phòng, chống dịch. Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu duy trì sản xuất trong thời gian giãn cách xã hội. [Nguồn ảnh: TTXVN]

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang đôn đốc sớm trình một số giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 [dự kiến hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khoảng 21.300 tỷ đồng]; đã xem xét, cho ý kiến vào Tờ trình của Chính phủ trước khi trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2 về dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022, trong đó có khoảng 10.000 tỷ đồng chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế để phòng, chống dịch và dự kiến cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để phòng, chống dịch.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại của năm 2020 cho công tác mua vaccine năm 2021.

Cần có các gói kích thích kinh tế đủ lớn

Để bảo đảm cân đối ngân sách vững chắc, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 xây dựng theo dự kiến mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, lạm phát khoảng 4% song dự kiến tốc độ tăng thu chỉ tăng 3,4% là chưa thực sự phù hợp; việc dự kiến tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước khoảng 15,1% GDP thấp hơn so với mức bình quân theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội [không thấp hơn 16% GDP].

Ngoài ra, trong dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 cần tính đến số giảm thu do có thể tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí trong trường hợp dịch bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh.

Cơ bản thống nhất với phương án về dự toán chi ngân sách Nhà nước Chính phủ trình, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị thực hiện đúng Hiến pháp, Luật Ngân sách Nhà nước, các định mức chi đầu tư, chi thường xuyên; ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch; bố trí hợp lý, hiệu quả dự phòng ngân sách, dự trữ quốc gia; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, công khai, đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí; thực hiện chế độ báo cáo theo luật định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

[Quyết liệt thực hiện gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn]

Đồng thời Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo tập trung giải ngân vốn đầu tư công; bố trí đủ chi trả nợ lãi theo đúng cam kết; cắt, giảm những nhiệm vụ chi không cần thiết…

Nhìn nhận việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng cần nghiên cứu toàn diện, có phương án cân đối xây dựng gói kích thích kinh tế với quy mô đủ lớn để tạo hiệu ứng sâu rộng, tính lan tỏa cao, bảo đảm mục tiêu phục hồi nền kinh tế, an sinh xã hội; đề nghị nghiên cứu, sử dụng đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; có chính sách thu phù hợp, tính đến việc miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí…/.

Nhóm PV [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề