Thai vào tử cung bao lâu có tim thai

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Với lần đầu mang thai, đi cùng niềm vui và hạnh phúc, mỗi người mẹ lại có thêm vô vàn băn khoăn, lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai là 1 trong những điều mà các mẹ thường dành nhiều quan tâm trong những tuần thai đầu tiên.

Quá trình hình thành tim thai

Nếu muốn biết thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai, trước hết mẹ cần hiểu rõ thời điểm xuất hiện tim thai là khi nào. Cũng giống như người lớn, tim thai là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ để bơm máu đi nuôi cơ thể mỗi ngày. Đây là bộ phận rất quan trọng, được hình thành sớm nhất trong cơ thể thai nhi ngay sau khi trứng được thụ tinh và hình thành hợp tử.

  • Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi, nhất là hình dáng của phôi thai đã hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, từ trong mô mạc của mẹ tại phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu tạo thành 2 ống dẫn của tim.
  • 3 tuần sau khi trứng được thụ thai tương đương với 5 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, ống tim nguyên thủy bắt đầu đập. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng những hoạt động co bóp theo đúng chức năng của 1 quả tim thực thụ đã được thực hiện nên đây chính là thời điểm mà tim thai hình thành.

Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai?

Các bác sĩ cho biết, tính từ lúc thai vào tử cung thông thường tim thai sẽ xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần thứ 6 của thai kỳ. Bằng các kỹ thuật thăm khám hiện đại, siêu âm vào tuần thai này đã có thể nghe được âm vang tim thai. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy em bé đang có sự phát triển khỏe mạnh và đúng giai đoạn.

Sau lần siêu âm đầu tiên được thực hiện khi mẹ chậm kinh khoảng 2 tuần để xác định được việc đã có thai hay chưa và chắc chắn rằng thai đã di chuyển vào làm tổ ở tử cung, các bác sĩ sẽ hẹn khám vào tuần thai thứ 6 - 7 để đo tim thai. Lúc này nhịp đập của tim đã trở nên rõ ràng và chính xác hơn.

Mốc thời gian của tuần thứ 5, thứ 6 không hoàn toàn là thời điểm chính xác cho tất cả các trường hợp. Thực tế vẫn có những khi tim thai xuất hiện chậm hơn, đến tuần thứ 8 – 10 mới đo được cụ thể tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ hoặc do những yếu tố khách quan khác. Muốn yên tâm hơn, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nồng độ hCG. Nếu nồng độ hCG vẫn cao tức là bé yêu của bạn vẫn khỏe mạnh, chỉ có tim thai muộn hơn một chút thôi.

Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?

  • Nhịp tim ở giữa tuần 6 đo được sẽ vào khoảng 110 nhịp/phút, xê dịch 1 chút tùy em bé. Siêu âm ở tuần thai thứ 6 cũng đã phát hiện được màu của dòng máu thai nhi đang đập trong tim thai và các mạch lớn
  • Đầu tuần thứ 7, nhịp tim nhanh chóng tăng lên 150 – 170 nhịp/phút, nhanh gấp 2 lần tim của mẹ Do đó, nếu áp sát vào bụng, bố đã hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp đập từ trái tim con
  • Sang tuần thứ 10, nhịp tim đã rõ ràng nhưng từ tuần thai này trở đi, tim con sẽ đập chậm hơn và ổn định hơn
  • Từ tuần 20 trở đi, tim thai đập mạnh và rõ nên dùng ống nghe bình thường cũng đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Nhịp tim càng to, càng rõ chứng tỏ bé phát triển khỏe mạnh. Trung bình tim thai sẽ đập từ 120 – 160 lần/phút, nhưng có thể đập nhanh đến 180 lần/phút khi bé cựa quậy nhiều và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim trên 180 nhịp/phút hoặc tiếng tim đập yếu ớt, không ổn định, rõ ràng, dưới 120 nhịp/phút mẹ cần được kiểm tra ngay.

Để bé có 1 trái tim khỏe mạnh, mẹ cần làm gì?

Theo dõi tim thai là điều các bác sĩ luôn thực hiện khi thăm khám và các mẹ bầu cũng nên tự đếm nhịp tim thai ngay tại nhà. Có không ít trường hợp tim thai yếu là do mẹ bầu bị huyết áp thấp, khả năng lưu thông máu kém, bất thường về nhau thai, vỡ tử cung hoặc tệ hơn là dị tật thai nhi.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tim thai yếu cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai đối với mẹ bầu. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, chị em nên lưu ý về vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe thật tốt để con yêu có được 1 trái tim khỏe mạnh:

  • Ăn nhiều thực phẩm có acid folic: đây là vi chất cần thiết thúc đẩy quá trình tổng hợp ADN quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa tình trạng khuyết tật bẩm sinh [bao gồm cả các bệnh về tim]. Mẹ cũng cần tăng cường thêm thực phẩm có canxi và phospho để hỗ trợ hình thành các mô của tim thai
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích khác. Nếu mẹ sử dụng các chất kể trên sẽ làm cho tim thai bị ảnh hưởng
  • Kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thai kỳ vì chỉ số này cao sẽ gây ra các bệnh tiểu đường và là nguyên nhân khiến hoạt động cơ tim mạch của cả mẹ và bé tăng lên đột ngột, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai.

Tạm kết

Khoảnh khắc được nghe nhịp đập đầu tiên của con chắc hẳn luôn mang lại những cảm xúc đặc biệt không thể nào quên. Vì vậy mẹ cần nhớ thời điểm nghe được tim thai để đừng quên mốc siêu âm quan trọng này nhé. Chúc các bé yêu chào đời với 1 trái tim khỏe mạnh!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mang thai trong giai đoạn đầu chị em sẽ lo lắng và hồi hợp vì khi thử que hiện rõ 2 vạch nhưng siêu âm không thấy tim thai. Tim thai giúp chị em biết được sự phát triển của thai nhi và xác định các mầm móng bệnh của bé. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.

Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi.

Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.

Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?

Thông thường, sau 7 tuần mới bắt đầu nghe thấy nhịp tim của bé, nhưng trong một số trường hợp có thể đo được tim thai ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc 10.

Giai đoạn cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, khi siêu âm chỉ nghe được âm vang. Ở tuần thứ 7 mới có thể nghe được chính xác nhịp tim. Đồng thời, giai đoạn này khi siêu âm bác sĩ sẽ nhìn thấy được phôi thai rõ hơn. Trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử đồng độ HCG trong máu, nếu nồng độ HCG cao tức là thai nhi vẫn khỏe mạnh, duy chỉ có tim thai muộn hơn một chút so với bình thường.

Đến tuần thứ 20, tim bé sẽ đập mạnh hơn, thai phụ có thể nghe bằng tai nhịp tim của con yêu. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tim thai bình thường là như thế nào?

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tim của bé gần như hoàn thiện, tuần thứ 14 sẽ đập rõ ràng hơn và tuần thứ 16 tim có thể bơm máu với khoảng 14 lít/ ngày. Ở những tuần tiếp theo, tim tiếp tục lớn kề kích thước lẫn khối lượng. Thông thường tim đập từ 120 – 160 lần/ phút, tuy nhiên khi bé quậy nhiều tim đập nhanh đến 180 lần/ phút nhưng vẫn ở trạng thái thường.

Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

Khi mang ở tuần thứ 7, thai phụ nên cung cấp đủ 4 chất dinh dưỡng cơ bản như: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi và các loại quả chứa nhiều axit folic.

Bên cạnh đó, thai phụ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng trong thời gian mang thai và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Đồng thời nên trao dồi thêm kiến thức mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh để có kinh nghiệm chăm sóc con yêu tốt hơn.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài: [028] 3930 75 75
 Website: ykhoadiamond.com
Fanpage:
//www.facebook.com/ykhoadiamond

 Phòng khám Đa Khoa Diamond
ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

 Phòng khám Sản Nhi Diamond
ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Video liên quan

Chủ Đề