Vì sao doanh thu viễn thông việt nam giảm

Từ nửa cuối quý II và cả quý III/2021, VNPT đã phải tạm dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại 30/63 tỉnh, thành phố

Vượt bão

Những tưởng Covid-19 lan rộng, buộc phải giãn cách, làm việc, học tập trực tuyến thì ngành viễn thông phải “sống khỏe”, nhưng thực tế thì viễn thông là ngành chịu tác động khá lớn. Điển hình như VNPT, từ nửa cuối quý II và cả quý III/2021, đã phải tạm dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại 30/63 tỉnh, thành phố, số lượng cán bộ, nhân viên của VNPT bị mắc Covid-19 lên tới 1.300 ca, trong đó có 6 ca tử vong, dẫn đến hoạt động tại một số đơn vị nhiều lần bị gián đoạn. Chưa kể, năm 2021, thị trường viễn thông, CNTT tiếp tục cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống, đồng thời chịu sức ép từ sự gia tăng của các dịch vụ OTT mới tham gia ở mọi lĩnh vực.

Ông Nguyễn Trường Giang, Tổng giám đốc VinaPhone cho biết, đà tăng trưởng của nhà mạng đã bị chặn lại bởi việc bùng phát Covid-19 lần thứ tư. Có những tháng doanh thu của nhà mạng tại những địa phương bị Covid-19 nặng như TP.HCM hay Bình Dương đã bị sụt giảm tới trên 10%. Có những thời điểm, doanh thu từ dịch vụ trả trước [chiếm 70% dịch vụ viễn thông di động] của nhiều nhà mạng rơi vào tình trạng âm.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, do diễn biến phức tạp của Covid-19, trong năm 2021, các doanh nghiệp viễn thông cũng tập trung triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên phạm vi cả nước. Điều này phần nào tác động đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, giải pháp CNTT và dịch vụ mới đã giúp các nhà mạng duy trì doanh thu, nhờ đó kết quả kinh doanh vẫn đạt mục tiêu.

Năm 2021, Viettel ước đạt tổng doanh thu 271.000 tỷ đồng, tăng 2,1%, lợi nhuận đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 1,6%. Ở trong nước, Viettel giữ vững vị trí số 1 về di động và FTTH với thị phần thuê bao lần lượt là 54% và 40,5%. Các thị trường nước ngoài của Viettel cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, doanh thu dịch vụ tăng 15%, lợi nhuận tăng 42%.

Còn VNPT, năm 2021 cũng đạt tổng doanh thu 56.605 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch, lợi nhuận đạt 7.103 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 5.408 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 10%, đảm bảo 100% việc làm và thu nhập ổn định ở mức khá cho người lao động.

Công ty FPT cũng dự kiến cán mốc doanh thu 35.170 tỷ đồng, tăng 18%, lợi nhuận trước thuế 6.260 tỷ đồng, tăng 19%, nộp ngân sách nhà nước 5.950 tỷ đồng, tăng 20%. FPT cũng đã mở rộng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ và quy mô hoạt động bằng việc đầu tư vào Base.vn - nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, tạo ra xung lực mới thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của 800.000 doanh nghiệp...

Tăng doanh thu từ chuyển đổi số

Trong kế hoạch năm 2022, VNPT chỉ đặt mục tiêu khá dè dặt là tăng trưởng hơn 3%. Còn Viettel cũng đặt ra mục tiêu khiêm tốn là đạt tổng doanh thu hơn 278.000 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2021.

Con số này được ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT lý giải là “có tính khả thi”, nhưng cũng rất khó khăn. Theo ông Thái, năm 2021, để thích ứng nhanh, VNPT đã phải triển khai đổi mới toàn diện phương thức tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng sáng tạo công nghệ mới. Trong năm 2022, VNPT sẽ tích cực triển khai thực hiện các giải pháp số hóa, thông minh hóa, năng động hóa và hiệu quả hóa chiến lược. Phải khai phá, kiến tạo ra các thị trường và dịch vụ mới nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đại diện Viettel cho biết, năm 2022, Viettel đặt mục tiêu giữ vững vị thế là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, khai trương chính thức mạng 5G, tiếp tục mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng mạng 4G để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Chính phủ và người dân.

“Viettel tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số và các giải pháp an toàn thông tin tổng thể cho Chính phủ, bộ, ngành và khách hàng doanh nghiệp lớn. Xúc tiến kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ mới như Mobile Money, hệ sinh thái các sản phẩm giao thông thông minh, hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng công nghệ AI…”, đại diện Viettel nói.

Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2022, ngành thông tin và truyền thông đặt mục tiêu phổ cập smartphone 100%, nghĩa là mỗi người dân sẽ có 1 chiếc smartphone. Triển khai 5G tại các khu vực trọng điểm trên toàn quốc, đến năm 2025 cơ bản phủ sóng 5G trên toàn quốc. Thúc đẩy triển khai cloud trong nước, cloud phục vụ Chính phủ, để nắm bắt cơ hội, tạo sự đột phá, mở ra không gian mới.

Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Chuyển đổi số sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp viễn thông Việt Nam bứt phá, vươn lên, vượt ra khỏi biên giới quốc gia trong kỷ nguyên số toàn cầu.

Hữu Tuấn
baodautu.vn

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/2020, doanh thu dịch vụ viễn thông có xu hướng giảm nhẹ. Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông luỹ kế đến tháng 6/2020 đạt xấp xỉ 63 nghìn tỷ, giảm 1,21% so với cùng kỳ 2019.

Doanh thu dịch vụ viễn thông giảm nhẹ. Ảnh minh họa
Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông của tháng 6/2020 đạt 10,26 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ so với tháng trước [10,27 nghìn tỷ đồng] cũng như cùng kỳ 2019 [10,32 nghìn tỷ đồng].

Trong khi doanh thu dịch vụ di động có xu hướng giảm nhẹ thì doanh thu dịch vụ cố định lại tăng cao. Cụ thể, doanh thu di động tháng 6/2020 đạt 7,39 nghìn tỷ đồng, giảm không đáng kể so với tháng 5/2020 [7,41 nghìn tỷ đồng] và giảm 9,6% so với cùng kỳ 2019 [8,1 nghìn tỷ đồng].

Còn doanh thu dịch vụ cố định đạt 2,87 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 5/2020 [2,85 nghìn tỷ đồng] và tăng khoảng 30% so với cùng kỳ 2019 [2,2 nghìn tỷ đồng].

Theo ước tính của các mạng di động, doanh thu từ dịch vụ thoại đang giảm mạnh ở mức khoảng 16% mỗi năm. Mặc dù, số lượng thuê bao băng rộng di động tăng nhanh nhưng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của dịch vụ thoại.

Hiện tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2020 đạt 130,46 triệu thuê bao. Trong đó, số thuê bao di động là 127,01 triệu thuê bao, tăng khoảng 60 nghìn thuê bao so với tháng 5/2020 [126,95 triệu thuê bao] và giảm 6,7 triệu [5,06%] thuê bao so với cùng kỳ 2019.

Số thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam tính đến thời điểm này là 3,45 triệu, giảm khoảng 40 nghìn so với tháng 5/2020.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tổng số thuê bao Internet băng rộng của Việt Nam hiện tại đạt 81,53 triệu. Trong đó, số thuê bao truy nhập Internet băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,86 triệu, tăng hơn 2 triệu [14,86%] so với cùng kỳ 2019 và số thuê bao băng rộng di động là 65,67 triệu tăng hơn 8 triệu [14,79%] so với cùng kỳ 2019.

Nhân viên VNPT Bình Phước xử lý kỹ thuật tại phòng Tổng đài, hệ thống truyền dẫn. [Ảnh: Minh Quyết/TTXVN]

Trong khi hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực vì dịch COVID-19, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, chịu giá cước vận tải tăng cao, thiếu container… thì ngành công nghệ thông tin và viễn thông vẫn tràn đầy cơ hội phát triển.

Xu hướng tăng trưởng mạnh trong dài hạn

 Theo Công ty cổ phần Chứng khoán BOS [BOS], xu hướng chuyển đổi số khiến ngành công nghệ thông tin đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm chuyển đổi số bao gồm chuỗi khối, cổng hỗ trợ thanh toán, nền tảng lập trình giao tiếp...

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ... cũng đều có nhu cầu cao trong việc số hóa các quy trình, thủ tục của doanh nghiệp.

Trong báo cáo khảo sát mới đây với top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam của Vietnam Report, các doanh nghiệp đồng thuận rằng một trong những ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này là ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

Dịch COVID-19 thúc đẩy sự thay đổi công nghệ trong toàn nền kinh tế. Theo dự báo có tới 6 lĩnh vực sẽ thay đổi sau COVID-19 bao gồm: làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; ngành công nghiệp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần FPT, ông Nguyễn Văn Khoa, cho rằng thế giới đang bước vào kỷ nguyên số được nhận định là “thời cơ vàng” cho các công ty công nghệ.

Dịch COVID-19 đặt ra thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp, nhưng lại là cơ hội rất lớn bởi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều thực hiện chuyển đổi số. 

Theo dự báo của IDC - hãng cung cấp dữ liệu thị trường về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, đầu tư vào chuyển đổi số vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép [CAGR] dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020-2023. Dự kiến lĩnh vực này sẽ đạt 6.800 tỷ USD, khi nhiều công ty đang tận dụng các chiến lược đầu tư hiện có với sự trợ giúp của công nghệ để trở thành doanh nghiệp số tương lai.

[Thêm 4 lĩnh vực được vinh danh Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021]

IDC cũng dự báo tới năm 2022, có tới 65% GDP toàn cầu sẽ đến từ số hóa. Cuối năm 2022, có 70% các tổ chức và doanh nghiệp sẽ tăng tốc chuyển đổi số nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.

Theo ông Khoa, việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trên phạm vi toàn cầu sẽ góp phần củng cố "sức khỏe" của nền kinh tế Việt Nam cũng như quốc tế trong thời gian tới đây, kéo theo chỉ báo tăng trưởng cho ngành công nghệ thông tin.

Kết quả kinh doanh vượt trội

 Thực tế, những triển vọng và cơ hội của ngành công nghệ thông tin và viễn thông đã được hiện thực hóa trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đơn cử, đối với doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Công ty cổ phần FPT, trong 7 tháng năm 2021, doanh thu đạt hơn 19.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.428 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực chính dẫn đến sự tăng trưởng này tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ và cải thiện biên lợi nhuận ở mảng viễn thông.

Năm 2021, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.261 tỷ đồng. Như vậy, sau 7 tháng, doanh nghiệp này đã hoàn thành hơn 65% kế hoạch năm.

Nửa đầu năm 2021, doanh thu của Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cũng tăng mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.301 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 62,4 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ ra rằng nửa đầu năm 2021, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt hơn 66.290 tỷ đồng, tăng 5,29% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể kể đến đại gia trong ngành viễn thông là Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội [Viettel]. Nửa đầu năm 2021, Viettel đạt doanh thu 128.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 19.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,8% và 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nửa đầu năm 2021, Viettel đạt doanh thu 128.600 tỷ đồng. [Nguồn: Viettel]

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT] cũng có kết quả kinh doanh rất tích cực trong nửa đầu năm 2021. Cụ thể, doanh thu hợp nhất của tập đoàn là 26.503 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt 3.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,1% và 3,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BSC], việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ thúc đẩy hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp có lợi thế về giao thông thông minh, thu phí tự động...

Gói công nghệ thông tin cho 11 tuyến đường sẽ có tổng giá trị 4.000 tỷ đồng, tập trung vào các dịch vụ giao thông thông minh, giám sát điều hành, thu phí tự động.

Tuy nhiên, BSC cho rằng không chỉ có thuận lợi, việc dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng có thể gây ra những khó khăn và khiến tốc độ đấu thầu các dự án của doanh nghiệp viễn thông chậm lại.

Đơn cử như trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông [Elcom], một số hợp đồng lớn mảng giao thông, an ninh quốc phòng mà công ty đang triển khai bị ngắt quãng, triển khai chậm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Vì lý do này, doanh thu quý 2/2021 của công ty giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế còn 8,5 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Dù vậy, tính chung kết quả 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 18,7 tỷ đồng, tăng 31% nhờ các dự án, hợp đồng vừa và nhỏ, các hợp đồng dịch vụ giá trị gia tăng đem lại hiệu quả kinh doanh tích cực, với biên lợi nhuận gộp [yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty] đạt cao.

Thực tế dù vẫn có những thách thức song các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông đã tận dụng và nắm bắt cơ hội để đạt mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành “mảng sáng” khá hiếm hoi trong bức tranh lợi nhuận chung, giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp./.

Văn Giáp [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề