Tập thể dục bị đau bụng dưới bên phải

Chạy bộ là một trong những cách giúp nâng cao sức khỏe khá hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết áp dụng đúng kỹ thuật chạy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không hiệu quả. Vấn đề khá nhiều bạn gặp phải đó là vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng?

1. Hiện tượng đau bụng khi tập chạy

Đối với người mới tập chạy, một trong những vấn đề họ thường gặp phải đó là cảm thấy đau bụng trong hoặc sau khi kết thúc luyện tập. Tình trạng này xảy ra là vì khi bạn chạy bộ, cơ hoành liên tục co thắt với nhịp độ nhanh hơn so với bình thường. Điều này khiến chúng ta gặp phải hiện tượng đau bụng khi thở, vận động,…

Người mới tập chạy thường cảm thấy đau cơ bụng

Nhìn chung, tình trạng đau bụng khi mới tập chạy bộ không phải là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, đau bụng có thể làm giảm hiệu quả tập luyện, ý chí tập chạy của mọi người. Chính vì thế chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng và có cách khắc phục phù hợp.

Nếu như biết luyện tập đúng kỹ thuật, bạn sẽ hạn chế được tình trạng đau bụng sau khi tập chạy, nâng cao hiệu quả rèn luyện hàng ngày.

2. Giải đáp thắc mắc: vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng?

Trên thực tế, nhiều bạn chủ quan trước tình trạng đau bụng mỗi khi đi tập chạy về vì cho rằng hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian đầu mới tập luyện. Nếu bạn không chủ động tìm hiểu vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng thì hiện tượng trên sẽ không được cải thiện nhanh chóng đâu.

Dưới đây là một số sai lầm bạn hay mắc phải khi chạy bộ, nếu đang rơi vào tình trạng tương tự, mọi người nên thay đổi thói quen ngay nhé!

2.1. Tập chạy bộ với cường độ cao

Đối với người mới luyện tập, họ thường khá sung sức và muốn luyện tập với cường độ cao để nhanh chóng thu được kết quả. Mọi người thường cố gắng chạy với tốc độ cao, quãng đường chạy khá dài so với sức lực của bản thân. Đây là nguyên nhân chính khiến mọi người dễ bị đau mỏi cơ, đau bụng sau khi mới tập chạy.

Rất nhiều bạn thắc mắc vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng?

Cụ thể, khi chạy bộ thì cơ hoành phải co thắt liên tục và khiến bạn cảm thấy đau bụng trong mỗi nhịp thở. Nếu đang chạy bộ mà cảm thấy đau hông, bụng, mọi người không nên gắng sức mà hãy giảm cường độ luyện tập để cơ thể được thư giãn, giảm cơn đau bụng.

2.2. Bỏ qua các động tác khởi động

Khi tìm hiểu lý do vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng, nhiều bạn mới phát hiện ra rằng việc bỏ qua các động tác khởi động hoặc khởi động sơ sài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khởi động trước khi chạy bộ góp phần giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn. Đồng thời, bài tập khởi động còn giúp các nhóm cơ được “làm nóng” và sẵn sàng cho những bài tập nặng, tốn nhiều sức lực hơn.

Chính vì thế các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người dành khoảng 3 phút trước khi chạy để tập khởi động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ đem lại hiệu quả trong quá trình tập luyện mà còn giúp hạn chế nguy cơ gặp chấn thương khi tập chạy.

2.3. Chạy chưa đúng kỹ thuật

Trên thực tế, khá nhiều bạn tập chạy chưa đúng kỹ thuật nên thường xuyên cảm thấy đau cơ, đau tức bụng trong thời gian luyện tập. Cụ thể, việc chạy sai kỹ thuật sẽ tạo ra áp lực tới màng bụng và là nguyên nhân gây ra cảm giác đau tức bụng.

Chạy không đúng kỹ thuật là nguyên nhân khiến bạn gặp phải nhiều chấn thương

Nếu bạn đang thắc mắc vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng thì hãy kiểm tra xem tư thế, kĩ thuật chạy của mình đã chính xác chưa nhé. Một vài lưu ý khi tập chạy đó là luôn giữ lưng thẳng và thả lỏng hai vai. Đó là bí quyết để việc tập chạy đạt hiệu quả, đặc biệt đối với những người chạy quãng đường dài.

2.4. Chưa biết cách kiểm soát nhịp thở

Trong khi tập chạy, việc kiểm soát nhịp thở cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rất nhiều bạn trong quá trình chạy thở ngắn, thở nông nên lượng oxy không đủ để cung cấp cho cơ thể, dễ bị đau xóc bụng.

Không những thế, khi chưa biết cách kiểm soát nhịp thở, gây thiếu oxy cho cơ thể, bạn còn phải đối mặt với nhiều hiện tượng khác, đó là đau cơ, bị chuột rút,…

3. Một số bí quyết giúp giảm đau bụng khi mới tập chạy

Sau khi giải đáp được thắc mắc vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng, chúng ta có thể tìm hiểu, áp dụng một số phương pháp để giảm tình trạng kể trên. Trước khi bắt đầu tập chạy, chúng ta nên dành khoảng 5 - 7 phút để khởi động nhẹ nhàng, làm nóng cơ thể. Đây là bước không thể thiếu mỗi khi vận động hoặc luyện tập thể dục thể thao. Các động tác khởi động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức dẻo dai, vừa tránh nguy cơ bị chấn thương trong quá trình luyện tập.

Người mới tập chạy nên luyện tập điều độ, phù hợp với sức khỏe của bản thân

Ngoài ra, mọi người nên lưu ý luyện tập với cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe của bản thân. Trong thời gian luyện tập chạy, bạn có thể duy trì đi bộ để cơ thể được thư giãn sau khi phải vận động liên tục với cường độ cao. Đồng thời bạn đừng quên kiểm soát nhịp thở của mình để hạn chế cơn đau bụng sau khi tập chạy.

Một lưu ý nho nhỏ dành cho mọi người đó là không nên ăn quá no trước khi đi chạy. Đây là điều bạn nên áp dụng khi tập chạy nói riêng và vận động thể dục thể thao nói chung.

Việc chuẩn bị phụ kiện cũng giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn, tập luyện hiệu quả hơn. Chúng ta có thể mang một đôi giày thể thao êm ái, vừa vặn, một bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Như vậy kết quả của buổi tập chạy sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bạn nên chuẩn bị trang phục, giày dép phù hợp để đi chạy

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao mới chạy bộ hay bị đau bụng? Trên thực tế, tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta cần nắm được lý do gây đau bụng trong khi chạy bộ để khắc phục hiệu quả. Nếu áp dụng những bí quyết kể trên, chắc chắn tình trạng đau bụng sau khi đi chạy sẽ được giải quyết phần nào.

– Đau bụng dưới hay đau vùng chậu thường xảy ra ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh. Những cơn đau kéo dài, gây mệt mỏi bất tiện và ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em.

Đau bụng dưới là chứng bệnh thường gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ hay bị đau nhiều hơn, bởi vùng bụng là nơi tập trung các cơ quan sinh sản [phần phụ] của nữ giới.

Nhiều chị em chủ quan cho rằng đau bụng dưới là đau phần phụ, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới, đây cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần chú ý để đẩy lùikịp thời.

Ảnh minh họa

Đau vùng chậu là gì?

Đau vùng chậu là những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, chức năng sinh sản, nguy hiểm hơn là còn đe dọa đến tính mạng. Chị em cần đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu kéo dài.

Viêm ruột thừa

Nếu bạn đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt, hãy đi bệnh viện ngay vì rất có thể bạn bị viêm ruột thừa. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn cần phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này, nếu không sẽ bị lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng ruột kích thích [IBS]

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là một rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, khi thay đổi chế độ ăn đột ngột, hoặc bị stress. Biểu hiện là các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng do rụng trứng

Hay còn gọi là đau bụng kinh, là tình trạng khá phổ biến khi chị em đến kỳ kinh, gây ra những cơn đau nhói bụng. Khi chị em đến kỳ rụng trứng, buồng trứng rụng một quả trứng kèm theo một số chất dịch và máu gây ra kích ứng niêm mạc bụng dẫn tới đau bụng dưới rốn. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, dai dẳng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi hormone ở nữ giới khi chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt sẽ gây ra các cơn đau vùng bụng dưới. Nó còn gây nhiều bất tiện như mọc mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút, tính khí thất thường. Chị em nên tập thể dục, bổ sung dưỡng chất để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút [đặc biệt là ở một bên], chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt kèm chậm kinh thì hãy đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể đây là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm một số bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, tử cung, có thể gây vô sinh ở nữ giới. Các triệu chứng như đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải, sốt cao hoặc sốt nhẹ, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, mót tiểu. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u to dần lên sẽ gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm để phát hiện và xử lý kịp thời.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở độ tuổi 30-40, u xơ phát triển ở thành tử cung nhưng không phải dạng ung thư, không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Một số chị em có thể bị đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay bị đau khi quan hệ tình dục, gây khó khăn trong việc mang thai.

Để không gây ra biến chứng nguy hiểm về sau, chị em nên can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

Ảnh minh họa

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là mô nội mạc phát triển lan ra bên ngoài tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung… Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau bụng dưới rốn và là nguyên nhân không thể mang thai.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công mọi nơi, từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vậy nên chị em cần chú ý các dấu hiệu như sốt, buồn nôn và đau ở một bên ở vùng lưng dưới để đi khám và trị liệu sớm.

Sỏi thận

Sỏi thận là sự kết lại của muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to thậm chí bằng nắm đấm. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng hay màu đỏ như máu, hoặc qua chụp Xquang, siêu âm. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ [IC] là tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm kẽ bàng quang. Các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 40.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khi bị nhiễm Chlamydia và bệnh lậu – 2 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, người bệnh sẽ bị đau buốt vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình.

Đau do sa tạng

Tình trang đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, là biểu hiện cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa, gây đau bụng dưới, vùng chậu, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

Ảnh minh họa

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Còn được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu, khi máu chảy ngược trong tĩnh mạch, chúng trở nên sưng và đau. Đây là một tình trạng khó chẩn đoán và xử lý. Cơn đau tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

Đau do mô sẹo

Chất kết dính là một loại mô sẹo bên trong cơ thể, chúng hình thành để kết nối các cơ quan hoặc cấu trúc. Nếu bạn từng phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc mổ ruột thừa, hay phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, có thể xuất hiện những cơn đau quặn. Trong một số trường hợp, bác sĩ thực hiện một số thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục có thể nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết [khô âm đạo] và nhiều nguyên nhân khác. Những cơn đau này có thể liên tục hoặc âm ỉ, bạn cần đến ngay bác sĩ phụ khoa để xử lý kịp thời.

Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng giữa hông và rốn, kéo dài ít nhất 6 tháng.  Chị em sẽ thấy cơn đau nhói đến và đi bất chợt, có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, hoặc cũng có thể trong khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Video liên quan

Chủ Đề