Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm

Bảo hiểm khoản vay là gì, có băt buộc phải mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng không. Nhiều khách hàng khi vay ngân hàng có được giới thiệu mua các gói bảo hiểm từ nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, một số báo chí đưa thông tin về việc không bắt buộc phải mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi muốn làm rõ các loại bảo hiểm để người vay hiểu rõ các loại bảo hiểm mà ngân hàng đang cung cấp. 

1. Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp:

Khoản vay tín chấp là khoản vay không có tài sản thế chấp. Khi khách hàng đăng ký vay tín chấp, có thể nhân viên ngân hàng giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm khoản vay, hoặc bảo hiểm nhân thọ. Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì không có quy định bắt buộc về việc bảo đảm khoản vay mà đây chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng

Thực tế, các loại bảo hiểm cho khoản vay có tác dụng đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Khi có bảo hiểm khoản vay, khách hàng sẽ dễ dàng được ngân hàng giải ngân khoản vay, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng khi gặp các tình huống bất khả kháng.

2. Bảo hiểm tài sản được sử dụng thế chấp cho khoản vay:

Đối với các khoản vay có thế chấp [ví dụ như khoản vay thế chấp bằng ô tô hoặc nhà ở, nhà xưởng…], pháp luật quy định cần mua một số loại bảo hiểm bắt buộc cho tài sản như:

+ Bảo hiểm cháy nổ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP

+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC …

Theo đó, khi khách hàng vay vốn và dùng tài sản đảm bảo để thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng thì cần có những bảo hiểm bắt buộc đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật.

[Tổng người bình chọn: 0 Điểm trung bình: 0]

Xử phạt ngân hàng ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn

[ĐCSV] - Hiện tình trạng khách hàng vay vốn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng nhiều. Mặc cho vấn đề này đã được rất nhiều khách hàng phàn nàn cũng như các ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp, quy định chấn chỉnh nhưng tình trạng giải ngân khoản vay đồng nghĩa giải ngân bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra.

Nhiều khách hàng bị "ép" mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn. Ảnh: CTV.

Theo đó, tại Khoản 4, Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm. Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Theo Luật sư An Bình – chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiện không có quy định nào bắt buộc người vay phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm là nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng. Hơn nữa, việc bán bảo hiểm cũng tạo thêm nguồn thu nhập cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy khi khách vay hoặc gửi tiết kiệm mặc nhiên nhân viên ngân hàng sẽ chào mời khách mua bảo hiểm. Doanh số bán bảo hiểm cũng là 1 phần chỉ tiêu áp cho nhân viên ngân hàng.

Mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng giữa ngân hàng và khách vay liên quan đến việc bắt buộc mua bảo hiểm song thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức. Đơn giản, nếu không mua gói bảo hiểm khả năng được giải ngân sẽ khó khăn hơn nhiều. Để được vay, khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm một cách không vui vẻ.

Ngay sau khi nhận được thông tin về tình trạng một số ngân hàng có biểu hiện ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn, Bộ Tài chính đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu rà soát lại hợp đồng liên kết đã ký với ngân hàng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Trong trường hợp khi phát hiện các ngân hàng đối tác đang thực hiện sai các quy định trong hợp đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong hợp đồng liên kết hoàn toàn không có điều khoản hợp đồng bảo hiểm phải được bán kèm theo gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tiến hành làm việc và lưu ý lại các vấn đề liên quan với phía ngân hàng liên kết để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ các ngân hàng có nghĩa vụ cần phải giải thích cho khách hàng hiểu rằng các sản phẩm bảo hiểm không phải là sản phẩm do ngân hàng phân phối và không mang tính bắt buộc.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng để đảm bảo hoạt động này tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn của khách hàng./.

HC

[PLO]-  Ngân hàng Nhà nước khẳng định nếu nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm sau đó mới giải ngân là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.

Ngày 15-6, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng sáu tháng đầu năm 2022.

Trả lời câu hỏi của báo chí về tình trạng tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng mua bảo hiểm sau đó mới giải ngân, ông Trần Đăng Phi, Phó chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra, giám sát khẳng định việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện. Nếu nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.

Ông Phi cũng cho biết, thời gian qua, NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như yêu cầu các tổ chức tín dụng tuyệt đối không để tình trạng có nhân viên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm sau đó mới thực hiện giải ngân.

NHNN cũng chỉ đạo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, cũng như thanh tra giám sát các ngân hàng, chi nhánh tỉnh, thành phố nếu phát hiện các tổ chức tín dụng, cá nhân yêu cầu, ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm rồi mới giải ngân thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

NHNN cho biết, nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật. Ảnh: KT

“Quan điểm của NHNN đã quán triệt nghiêm túc các vấn đề này. Đâu đó có những lúc, những chỗ xảy ra tình trạng này, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi rất quan tâm và mong nhận được thông tin của các cơ quan báo chí phát hiện trường hợp nào chúng tôi sẽ kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm” – ông Phi nhấn mạnh.

Thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc thường trực NHNN cho biết, sáu tháng đầu năm, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đồng thời sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Trong điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Kết quả, đến ngày 9-6, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Đồng thời, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội 2022-2023, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, diễn biến dịch bệnh để điều hành đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường...

AN HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề