Tại sao trung thu lại có bánh nướng bánh dẻo

Hội An Mooncake – Bánh trung thu Hội An là thương hiệu bánh trung thu được ra đời với cảm hứng từ một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, nơi mà những người dân bản địa hòa cùng nền văn hóa du nhập tạo nên một bản sắc độc đáo, phát triển phồn thịnh nhưng vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống và bình dị.

Bảng giá mới nhất luôn được cập nhật. Quý khách hàng và đại lý vui lòng tham khảo nội dung sau, để nhận được giá tốt và chính xác nhất.

hoianmooncake.vn

hoianmooncake.com

© Copyright 2018. Hoianmooncake.vn | Hoianmooncake.com

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ, nét đẹp văn hóa gắn liền tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt.

Hình minh hoạ. Ảnh: Khánh Linh

Bánh Trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Mỗi năm vào ngày rằm tháng Tám, tại Trung Quốc mọi người thường đoàn tụ với gia đình, ăn bánh, trái cây, uống trà và thưởng ngoạn trăng rằm.

Bánh Trung thu có hình dạng vuông và tròn, nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam.

Có tích cổ kể lại rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn khởi nghĩa nông dân chấm dứt giai đoạn thống trị của nhà Nguyên và lập ra nhà Minh.

Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm Rằm tháng 8 âm lịch.

Bánh Trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Ảnh: Khánh Linh.

Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

Lại có tích rằng, bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư.

Bánh này có thể coi như là thủy tổ của bánh Trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ đào.

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường [618-907 sau Công nguyên].

Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, hoàng đế Đường Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương Quý Phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.

Bánh Trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng của người trung cổ.

Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm tháng 8 hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.

Ở Việt Nam bánh Trung thu gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa "đoàn viên gia đình" sắt son không nhuốm màu vụ lợi.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi cá, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…

Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối chính là những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống mà mỗi con người đều phải trải qua.

Hóa ra, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo lại có một quá trình phát triển dài như vậy.

  • Cô gái Hà Nội làm nên “sự sống” cho những vết sẹo mà ngỡ đâu sẽ mãi nằm sau lớp áo, với muôn vàn lý do từ kỳ lạ đến đẫm nước mắt mỗi khi khách yêu cầu
  • Hình ảnh các anh chiến sĩ CSGT vào vai ông địa, múa lân cực dí dỏm giúp các bệnh nhi ung thư tại Đà Nẵng đón Trung thu khiến nhiều người khen không ngớt lời
  • Tết Trung thu đã rộn ràng mọi ngõ, đón thời khắc thiêng liêng của hai chữ “đoàn viên”

Tuy không phải lễ lớn như Tết Nguyên Đán nhưng Tết Trung thu [Rằm tháng Tám] cũng là một trong những dịp ý nghĩa hiếm hoi để tất cả mọi người lắng một nốt trầm giữa sự sôi động của những mưu sinh thường nhật. Ở Việt Nam, chúng ta hay gọi Trung thu là Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi có nghĩa là đang hướng về hai đối tượng: Người lớn tuổi và con trẻ - những mảnh tâm hồn luôn rất khao khát được yêu thương.

Trong ngày này, dù ở xa đến đâu, những người con cũng tranh thủ về với bố mẹ, tặng cho ông bà hộp bánh nướng bánh dẻo lấy thơm lấy thảo. Còn tụi nhỏ, chúng ngoài việc mê mẩn những món đồ chơi sắc màu thì còn thích được bố mẹ chia cho một góc chiếc bánh, vừa cầm trên tay vừa đi chơi với bạn, mọi thứ lúc đó sao mà bình yên đến lạ thường. Từ bao lâu như vậy, chiếc bánh Trung thu gắn với đời sống của người Việt đến mức không thể tách rời. Mà có một điều lạ là bánh chỉ ăn vào những ngày này mới ngon, còn lại những ngày khác trong năm, có ăn cũng không có cảm giác gì mấy.

Những ngày này, bánh Trung thu đang trở thành tâm điểm của mọi cuộc nói chuyện, mọi cuộc vui.

Điển tích ngày Rằm tháng 8

Tết Trung thu có ở nhiều nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc, họ có một điển tích rằng vào cuối thời Nguyên, có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại sự thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm Rằm tháng 8 Âm lịch.

Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

Hai trong số rất nhiều loại bánh Trung thu của Trung Quốc.

Đó là ở Trung Quốc, còn tổ tiên người Việt chúng ta khi xưa đều là thuần nông nên cứ đến ngày Rằm tháng 8 là các nông dân đều mở tiệc ăn mừng vụ mùa bội thu. Bánh Trung thu của nước ta thường được làm với hình tròn hoặc hình vuông thay cho lời cảm ơn của những người nông dân đến trời đất và thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi và tốt đẹp.

Về sau này, Rằm tháng 8 dần trở thành Tết đoàn viên để mọi người tặng nhau những chiếc bánh với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn.

Đây là bánh Trung thu chính hiệu Việt Nam.

Bánh Trung thu có ý nghĩa gì?

Ở Việt Nam hiện đang có hai loại bánh Trung thu là bánh nướng và bánh dẻo với 2 tông màu sắc khác biệt. Người xưa ngoài ra còn có một cách gọi khác dành cho loại bánh này là Nguyệt Bính, hay bánh Vầng Trăng.

Theo truyền thống, vào đêm Trung thu, những người phụ nữ trong nhà sẽ trổ tài làm bánh, bày cỗ trông trăng. Sau đó thì mọi thành viên trong nhà sẽ cùng nhau ngồi lại, thưởng trà, ăn bánh, ngắm trăng và hàn huyên về những câu chuyện cuộc đời. Đó chính là khoảnh khắc vừa rộn rã nhưng cũng rất đỗi bình yên của mỗi gia đình trong 1 năm đầy những lo toan.

Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng là tên gọi khác của bánh Trung thu.

Bánh nướng là loại bánh có màu nâu, vị thơm mùi đường cháy hòa quyện với những loại nhân ngọt vừa phải, bùi vừa phải, béo vừa phải bên trong. Vỏ bánh thường được làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà, đường nấu chảy. Nhân bánh bên trong có thể là đậu xanh, hạt sen, trứng muối… nhưng truyền thống nhất thì phải kể đến nhân thập cẩm.

Nhiều người nói nhân thập cẩm bị ngọt quá, khó ăn nhưng nếu ngày Trung thu mà không được ăn một miếng bánh nướng nhân thập cẩm thì coi như chưa được trọn vẹn. Nhân này thường có thịt mỡ ngâm đường, lạp xưởng, hạt điều [lạc], vừng, mứt bí và quan trọng hơn cả là một loại gia vị tuy không cần quá nhiều nhưng thiếu nó thì không được, đó là lá chanh. Mùi thơm vừa hăng vừa ngọt của lá chanh quyện với mùi nồng của rượu mai quế lộ chính là một trong những bí quyết giữ hồn cho chiếc bánh và làm ấm lòng người ăn trong đêm thu gió lạnh.

Vì có nhiều nguyên liệu nên nhân bánh nướng thường là sự tổng hòa của mặn, ngọt. Điều này sẽ gợi đến một liên tưởng rằng, trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải bao nhiêu đắng cay, khổ sở thì sẽ vẫn luôn có những người thân ở bên ta, bao bọc và cho ta những vị ngọt tình thương.

Chiếc bánh nướng thập cẩm đôi khi có thêm cả trứng muối làm vị ngon thêm phong phú hơn.

Còn với chiếc bánh dẻo thì bánh có màu trắng tinh khôi và đẹp long lanh đến nỗi nhiều người sẽ chẳng nỡ ăn. Bánh được làm từ bột nếp rang chín nhồi với nước đường, nước hoa bưởi thơm lừng. Nhân bên trong có thể là thập cẩm giống bánh nướng nhưng thường mọi người sẽ chuộng đậu xanh hay hạt sen tán nhuyễn nhiều hơn.

Bánh dẻo cũng thường được làm dạng hình tròn thể hiện hình dáng vầng trăng thu. Còn màu trắng của bánh chính là biểu tượng cho ý nghĩa "đoàn viên" và nhất là tình yêu, sự trong trắng của những người vợ, người chồng dành cho nhau.

Bánh dẻo có màu trắng tuyệt đẹp như một viên ngọc.

Cô gái Hà Nội làm nên “sự sống” cho những vết sẹo mà ngỡ đâu sẽ mãi nằm sau lớp áo, với muôn vàn lý do từ kỳ lạ đến đẫm nước mắt mỗi khi khách yêu cầu

Video liên quan

Chủ Đề