Tại sao phải rửa mặt cho trẻ mầm non

Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ đặc biệt là trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất. Trong số đó việc quan trọng mà bất cứ bé nào cũng cần phải học là rửa mặt. Nhìn có vẻ đơn giản và dễ dàng nhưng thực ra cũng có các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đúng cách mà các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo cần phải hướng dẫn. 

Nhìn có vẻ đơn giản  nhưng thực sự lại không phải vậy. Các thao tác cần phải nhẹ nhàng, đúng cách và quan trọng hơn cả là làm sao để da mặt trẻ không tiếp xúc lại với phần khăn bẩn.  Nhằm giúp các giáo viên mầm non hay các bậc phụ huynh có thêm kỹ năng để chăm sóc trẻ, Phú Long Blog chia sẻ đến bạn các bước rửa mặt cho trẻ đúng cách. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng chăm sóc trẻ.

Có thể bạn quan tâm :

Rửa mặt hàng ngày đúng cách là một trong những việc cần thiết cần phải hướng dẫn cho bé

Các bước rửa mặt cho trẻ mầm non

Có thể bạn nghĩ được rằng rửa tay mới cần có các bước, tuy nhiên rửa mặt cũng cần có các bước rửa mặt cho trẻ mầm non cần phải học. Để sau này hình thành thói quen tốt, bảo vệ sức khỏe của bé. 

Đầu tiên để chuẩn bị bạn cần phải rửa sạch tay, phần khăn lau cũng cần phải được giặt sạch. Đảm bảo vệ sinh khi bé lau mặt. Sau khi đã giặt khăn sạch thì các cô trải khăn bên trên 2 lòng bàn tay, hơi thụt vào bên trong cổ tay một chút.

Bước 1 : Hãy lau mắt cho trẻ, dùng ngón tay trỏ trái luồn vào khăn và lau mắt trái cho bé. Làm tương tự với ngón tay trỏ phải để lau mắt phải.

Bước 2 : Tiếp tục hãy dịch khăn chọn vùng còn sạch để lau sống mũi, lau miệng và cằm của bé. 

Bước 3: Dịch khăn tiếp tục làm sạch các khu vực trán và 2 bên má.

Tuy nhiên cần phải lưu ý cứ mỗi một lần thay đổi khu vực lau trên mặt trẻ thì cần phải dịch khăn dùng phần chưa bị lau bẩn để lau.

Lưu ý cứ mỗi một lần thay đổi khu vực lau trên mặt trẻ thì cần phải dịch khăn dùng phần chưa bị lau bẩn để lau.

Bước 4: Đến lúc này một mặt của khăn đã bị bẩn, hãy gấp đôi khăn lại dùng nửa mặt còn lại để lau sau phần gáy và cổ.

Bước 5: Tiếp tục gấp khăn một lần nữa lau phần tai và vành tai.  Và cuối cùng chỉ còn việc lau lỗ mũi và lỗ tai nữa thôi, 2 bộ phận này hãy dùng góc khăn lau nhé.

Điều quan trọng hơn cả khi rửa và lau mặt cho bé đó chính là đảm bảo da mặt của bé luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Vì vậy mà việc dịch chuyển vị trí khăn, gấp khăn cần dạy cho các bé quan sát và hướng dẫn bé làm đúng. Tránh dùng phần khăn đã lau trước đó lau lại trên mặt trẻ. 

Các cô cần hướng dẫn các bé cách rửa mặt đúng cách

Hướng dẫn trẻ mầm non rửa mặt đúng cách

Ngoài các bước rửa mặt cho trẻ mầm non trên đây thì các cô và bậc phụ huynh cũng nên tập cho bé cách tự vệ sinh cá nhân. Thường xuyên hướng dẫn bé tự rửa mặt và lau mặt, dần dần hình thành thói quen rửa mặt đúng cách. Nếu như các bậc phụ huynh muốn hướng dẫn cho bé thói quen tự rửa mặt thì có thể tham khảo cách dưới đây :

Đầu tiên hãy cho bé sắn tay áo không quá thấp khi rửa mặt để tránh bị ướt. Hướng dẫn các bước rửa mặt cho trẻ một cách chi tiết và cụ thể nhất để bé có thể dễ hiểu và thực hiện theo.

Làm thế nào để bé tập thói quen tự vệ sinh cá nhân hàng ngày ?

Tiếp theo đó hãy để bé cho khăn vào chậu, vò nhẹ, vắt bớt nước và trải khăn lên lòng bàn tay. Thay vì trước giờ mẹ thường làm cho bé thì lần này hãy để bé tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của mẹ.  Cứ lần lượt như vậy chỉ cho bé các bước rửa mặt đúng cách, dần dần bé sẽ quen và thực hiện đúng các bước mà mẹ sẽ không cần phải giám sát nữa. Ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn nhưng dần dần bé sẽ tự mình quen và thực hiện tốt nhanh thôi.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh cũng như các cô nắm được các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đúng cách. Hãy đảm bảo một môi trường sạch sẽ để bé thoải mái phát triển một cách tốt nhất.

Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục mầm non tại TPHCM

2.1. Thói quen vệ sinh thân thể

     a/ Thói quen rửa mặt: Trẻ cần nắm được tại sao cần rửa mặt? Lúc nào thì cần rửa mặt? Cách rửa mặt như thế nào là sạch nhất?


     b/ Thói quen rửa tay: Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay? Khi nào thì cần rửa tay? Cách rửa tay như thế nào là sạch nhất?

     c/ Thói quen đánh răng: Trẻ cần biết tại sao cần đánh răng? Lúc nào cần đánh răng? Cách đánh răng như thế nào là sạch nhất?

     d/ Thói quen chải tóc: Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc? Lúc nào nên chải tóc? Cách cầm lược, cách chải thế nào cho tóc suôn và không đau?

     e/ Thói quen mặc quần áo sạch sẽ: Trẻ cần biết tại sao phải mặc sạch sẽ? Biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo? Biết cách thay quần áo?

2.2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh

Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống như sau:

          - Vệ sinh trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí của mình, mời mọi người xung quanh.

          - Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết nhai và nuốt đồ ăn, biết quý trọng đồ ăn, thức uống.

          - Vệ sinh sau khi ăn: Biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định.


2.3. Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh

          - Được thể hiện trong hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác.

- Trẻ biết giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động và sinh hoạt.

- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở.

- Biết tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động.

- Biết thể hiện một số phẩm chất của người lao động.

2.4. Thói quen giao tiếp có văn hóa

- Trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn bè trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí, biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay.

- Biết đề nghị khi có nhu cầu, biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.

- Biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và biết cách cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình, biết thể hiện lòng tin với mọi người.

Trình bày các nội dung thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non:

1/ Thói quen vệ sinh thân thể

a] Thói quen rủa mặt

- Trẻ cần nắm được tại sao phải rửa mặt, lúc nào cần rửa mặt.

- Cách rửa mặt: rửa những nơi cần được giữ sạch nhất [rửa từ khóe mắt ra đuôi mắt, từ sống mũi xuống miệng, trán, 2 má và cằm], chiều hướng rửa [từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, chuyển vị trí trên khăn trên các đầu ngón tay khi rửa các bộ phận trên mặt, biết vò khăn, vắt khô, phơi đúng nơi quy định

b] Thói quen rửa tay

- Trẻ biết tại sao phải rửa tay và nên rửa vào lúc nào.

- Cách rửa tay: thứ tự và cách tiến hành từng thao tác: xắn tay áo, vặn vòi nước tay vào vòi nước sau đó xát xà phòng cho đến khi nổi bọt, rủa tay đến khi hết trơn và rửa lại nước sạch.

c] Thói quen đánh răng

- Trẻ biết tại sao phải đánh răng, lúc nào cần đánh răng [sau khi thức dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ]

- Cách chải răng: Rửa sạch bàn chải, để kem đánh răng, đặt bàn chải nghiêng 1 góc 30-45 độ so với mặt răng, chải hàm trên theo hướng từ trên xuống dưới, chải từ ngoài vào trong theo chiều xoắn ốc…súc miệng thật kỹ với nước sạch, rửa bàn chải và cất đúng nơi quy định.

d] Thói quen mặc quần áo sạch sẽ

- Trẻ biết tại sao phải mặc quần áo đẹp và luôn mới.

- Trẻ biết mặc quần áo phù hợp theo mùa.

     - Cách thay quần áo: cởi quần áo theo thứ tự: cởi bỏ nút áo, tháo từng ống tay, ống chân, mặc theo thứ tự từ ống tay, ống quần, cài nút.

2/ Thói quen ăn uống có văn hóa

Việc ăn uống không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ. Hành vi ăn phải lịch sự.

Trẻ cần:

+ Vệ sinh trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí, mời cô và bạn cùng ăn.

+ vệ sinh trong khi ăn: biết sử dụng đúng dụng cụ ăn uống, quý trọng đồ ăn, không làm rơi vãi đồ ăn thức uống, mà bỏ vào dĩa…Phải ăn hết suất.

+ Vệ sinh sau khi ăn: Biết sử dụng khăn sau khi ăn, súc miệng, đánh răng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống, xếp bàn ghế đúng quy định.

3/ Thói quen hoạt động có văn hóa

Thể hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác.

Yêu cầu: trẻ biết giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động và sinh hoạt, thể hiện 1 số phẩm chất của người lao động: hứng thú, độc lập, tích cực, kiên trì….

4/ Thói quen giao tiếp có văn hóa

Thể hiện: trẻ nắm được 1 số quy định về giao tiếp giữa trẻ với người lớn và với bạn. biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi phải thể hiện sự tôn trọng người khác.

Thói quen giao tiếp có văn hóa gồm: biết cách hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay, biết thể hiện sự đề nghị, biết xin lỗi cũng như cảm ơn, biết thể hiện lòng tin với mọi người…

Page 2

3. Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ

3.1. Hoạt động học tập

- Việc giáo dục thói quen vệ sinh không nên tiến hành trên 1 tiết học riêng biệt, mà phải tiến hành dưới phương thức lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các mức độ khác nhau.

- Khi lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh vào hoạt động học tập cần đảm bảo tính tự nhiên, hợp lí, khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập và đảm bảo tính vừa sức cho trẻ.

- Có thể sử dụng các phương pháp như: kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lí các tình huống, khen thưởng, giao nhiệm vụ.

Các bước tiến hành:

+ Bước I: Nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ chức, phương tiện hoạt động học tập.

+ Bước II: Xác định nội dung giáo dục vệ sinh cần lồng ghép vào các hoạt động học tập.

+ Bước III: Khai thác cấu trúc của tiết học để xác định thời điểm lồng ghép có hiệu quả.

3.2. Hoạt động vui chơi

          - Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh nói riêng.

- Khi chơi trẻ có thể lĩnh hội những tri thức, kĩ năng và tạo được những xúc cảm, tình cảm nhất định.

- Nội dung giáo dục: Thói quen vệ sinh phụ thuộc vào chủ đề chơi [các chủ đề: “gia đình”,cửa hang bách hóa”,trường học”,bệnh viện”]. Dựa vào chủ đề chơi và mức độ hình thành thói quen của trẻ có thể xác định nội dung giáo dục thói quen vệ sinh trong trò chơi của trẻ.

- Phương pháp giáo dục được thực hiện lồng ghép theo các bước tổ chức trò chơi thông qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ, đọc truyện.

Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi.

+ Bước 2: Tổ chức điều khiển quá trình chơi của trẻ.

+ Bước 3: Sau khi chơi.

3.3. Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày

          - Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ.

          - Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh hoạt của trẻ.

          - Phương pháp giáo dục, Q trình hình thành thói quen vệ sinh là quá trình chuyển các hành động bên ngoài thành hành động trong óc cần trải qua các giai đoạn:

          + “Mẫu” được đưa ra ngoài dưới dạng vật chất.

          + Trẻ được quan sát “mẫu” để nắm được cơ cấu, logic của nó.

          + Hành động vật chất theo “mẫu”.

          + “Mẫu” dần dần được chuyển vào óc và rút gọn. Nhờ đó hành động vật chất ngày càng được hoàn thiện hơn.

3.4. Phối hợp với gia đình

- Mục đích giáo dục, Phối hợp nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết trường và gia đình

- Nội dung và phương pháp giáo dục

+ Trao đổi thường xuyên với gia đình được tiến hành trong thời gian đón và trả trẻ.

+ Tổ chức cuộc họp với gia đình vào các kì họp đầu năm giữa năm và cuối năm ...

+ Tổ chức chuyên đề giáo dục thói quen vệ sinh cho gia đình nhằm nâng cao hiểu biết của gia đình về việc giáo dục vệ sinh cho trẻ, học tập kinh nghiệm điển hình về giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ, trao đổi nội dung và biện pháp giáo dục trẻ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ?

Bạn có thể xem lại phần thông tin ở mục 3.

Page 3

4. Đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ

4.1. Mục đích

         Xác định thực trạng về mức độ hình thành thói quen vệ sinh của trẻ. Đề ra biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành các thói quen vệ sinh ở trẻ.

4.2. Nội dung

         Đánh giá được tiến hành theo 4 nội dung: thói quen vệ sinh thân thể, thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh, thói quen hoạt động có văn hóa, thói quen giao tiếp có văn hóa.

4.3. Phương pháp đánh giá

     a/ Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non


* Đánh giá sự nhận thức:

- Nhận biết được hành động vệ sinh.

- Biết được các yêu cầu của hành động vệ sinh.

- Hiểu được cách thể hiện hành động vệ sinh.

- Hiểu được ý nghĩa của hành động vệ sinh.

* Đánh giá việc thực hiện:

- Tính tự giác của hành động.

- Tính đúng đắn của hành động.

- Mức độ thành thạo của hành động.

- Động cơ thực hiện hành động.

Dựa vào các tiêu chí, xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non. Thang đánh giá được chia thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém.

     b/ Cách tổ chức đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ mầm non

         - Để đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn, trao đổi với trẻ, quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục,

         - Khảo sát sự nhận thức của trẻ được tiến hành trong phòng riêng, yên tĩnh.

         - Khảo sát việc thực hiện thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non?

Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non

* Đánh giá sự nhận thức:

- Nhận biết được hành động vệ sinh.

- Biết được các yêu cầu của hành động vệ sinh.

- Hiểu được cách thể hiện hành động vệ sinh.

- Hiểu được ý nghĩa của hành động vệ sinh.

* Đánh giá việc thực hiện:

- Tính tự giác của hành động.

- Tính đúng đắn của hành động.

- Mức độ thành thạo của hành động.

- Động cơ thực hiện hành động.

Dựa vào các tiêu chí, xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non. Thang đánh giá được chia thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém.

Video liên quan

Chủ Đề