Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nghĩa là gì

Thầy giáo và nghề dạy học đã được xã hội Việt Nam tôn vinh từ xa xưa, qua câu nói quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” [một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy]. Ta thử đi tìm khởi nguyên của câu nói ấy, tại sao ý nghĩa sâu xa của nó vẫn còn phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiềm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính [bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc] gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng và phong phú thêm. Từ câu “nhất tự vi sư”, người Việt Nam nâng lên thành quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Nếu đầu tiên là “ông thầy dạy một chữ cho mình” thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là hai nội dung xác định.

Trước hết, hàm ý của câu nói trên phản ánh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quí trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ, hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thầy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy [một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy] cái bục giảng tự nó đã xếp người thầy [như là sự cam kết của xã hội] luôn luôn cao hơn người ngồi dưới một bậc. Mỗi người thầy vừa là tấm gương sáng cho người học, vừa là chủ thể cải tạo môi trường nghề nghiệp. Nếu biết chung tay xây dựng môi trường sư phạm thì mái trường sẽ là đại gia đình hạnh phúc. Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Khi người thầy có một bài giảng giàu chất sáng tạo được học viên nhiệt tình hưởng ứng; khi người thầy cùng đồng nghiệp trao đổi chuyên môn với tinh thần khoa học cầu thị, trung thực; khi bước chân khỏi nhà, chúng ta gặp sự kính trọng của người đời và bao cựu sinh viên do mình đào tạo đã trưởng thành đang làm việc nhiều nơi... thì lúc ấy ta không cảm thấy làm nhà giáo nhàm chán, buồn tẻ. Chúng ta mới nhận ra dưới dòng sông yên ả, phẳng lặng bề ngoài của trường học lại cuộn chảy bao sức mạnh dâng trào của cuộc sống trẻ trung, đầy niềm tin, nghị lực, tình thầy trò, đồng nghiệp.

Hiện tại ở các trường thường treo khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, chính là phương châm của các nhà trường theo một tinh thần mới và một nội dung mới cao hơn để phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng. Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học. Đạo đức và kiến thức phải đi đôi, hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới, đó chính là chúng ta trở lại với tư tưởng của người xưa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập tới dạy đạo đức công dân, một nội dung học không phải xa lạ, cao siêu, khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày. Đó là lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp, trước hết là tình thương yêu người ruột thịt, thầy cô giáo, bạn bè, đồng chí, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc. Mỗi người có quan hệ và ứng xử tốt đẹp với người khác, với xã hội, thiên nhiên và với chính bản thân mình. Đó là lối sống có tổ chức, thật thà, khiêm tốn, giản dị... đạo lý, đạo đức chính là chữ “tâm” của người dạy, người học.

Ngẫm lại, trong công cuộc đổi mới hôm nay, chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu về chất lượng và hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục đang đứng trước một mâu thuẫn khá lớn giữa số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng. Vì thế người học và người dạy cần phải có cuộc đổi mới trong tư duy, nhất là đội ngũ nhà giáo. Nếu còn chần chừ, chờ đợi sự ban phát từ đâu đó, thậm chí chỉ bực bội, trách móc... thì mãi mãi giáo dục không tiến kịp yêu cầu của xã hội và thời đại.

Nhất tự vi sư bán tự vi sư là gì? Nguồn gốc & ý nghĩa

Đánh giá bài viết

“Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là một câu có thể nói là đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Đây là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp được giữ gìn cẩn thận của người Việt và được cha ông ta truyền lại cho con cháu qua nhiều đời sau. Quen thuộc là thế nhưng liệu chúng ta có chắc chắn đã hiểu được chính xác nhất tự vi sư bán tự vi sư có ý nghĩa gì?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của câu tục ngữ được dùng phổ biến này. Đồng thời cũng sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư tiếng Trung có ý nghĩa gì không? Có liên quan gì đến nguồn gốc câu tục ngữ mà chúng ta vẫn nói thường xuyên không. Cùng theo dõi bài viết nhé!

“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư” có nguồn gốc là gì? Ý nghĩa ra sao?

“Nhất tự vi sư bán tự vi sư” có nguồn gốc như thế nào?

Câu thành ngữ vốn được ta sử dụng hằng ngày nhất là văn nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đấy vốn là từ một điển tích của Trung Quốc. Chuyện kể rằng:

Đời Đường có một người tên là Trịnh Cốc rất giỏi làm thơ từ khi mới lên 7 tuổi và đỗ tiến sĩ năm 887. Sau thời gian ngắn làm quan, ông chỉ ở ẩn và sáng tác hàng nghìn bài thơ trong thời gian này. Khi đó, Tề Kỷ là một nhà sư rất thích làm thơ, ông đã làm bài thơ “Tảo mai” [Mai nở hoa sớm] rồi tự mình đem đến Trịnh Cốc [nhà thơ nổi tiếng đương thời] để được chỉ giáo.

Sau khi đọc kỹ bài thơ của Tề Kỷ, Trịnh Cốc đã nhấn mạnh hai câu thơ xuất hiện trong bài là: “Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai” và chỉ ra rằng: “Sổ phi” chi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai. Có thể hiểu là: “Mấy cành” không phải là sớm và so với “một cành” thì không hay bằng.

Tề Kỷ bèn sửa chữ “sổ” [mấy] thành chữ “nhất” [một] rồi thấy rằng bài thơ trở nên hay hơn nhiều mà chỉ cần thay đổi suy nhất một chữ trong cả bài thơ. Sau đó Tề Kỷ nhận Trịnh Cốc làm “nhất tự sư” được hiểu là “thầy dạy một chữ”.

Toàn bộ bài thơ Tảo Mai của Tề Kỷ sau khi được Trịnh Cốc chỉ giáo.

Về sau này, thành ngữ “nhất tự sư” được mở rộng thành “nhất tự sư, bán tự sư”. Và có lẽ khi ở Việt Nam chúng ta, ông cha ta đã thêm chữ “vi” vào để đọc thuận tai hơn và thành câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

“Nhất tự vi sư bán tự vi sư”  tiếng Trung là “一字師,半字師”.

Xem thêm: Tam tòng tứ đức – tam cương ngũ thường là gì?

Giải nghĩa câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là gì?

Nếu giải nghĩa từng thành tố trong câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ta có: Nhất là một, tự là chữ, vi là là, bán là nửa, sư là thầy. Như vậy, ta có thể hiểu câu này theo nghĩa đen là “Một chữ là thầy, nửa chữ [cũng] là thầy” hàm ý nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời, về công lao của người thầy đối với mỗi chúng ta trong công cuộc  “thành người”, “thành tài”.

Rằng chúng ta phải biết ơn người đã dìu dắt, dạy dỗ ta nên người, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất cũng không bao giờ được quên. Và đó là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa nay mà chúng ta cần biết, cần nhớ và cần phải thực hiện.

Ý nghĩa của tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”

Tuy nhiên, câu tục ngữ trên phải chăng được xây dựng trên một lối nói hơi cường điệu hóa hay nói cách khác là hơi hoa ngôn? Bởi ta đi học là cả một quá trình dài nhằm thu nhận một hệ thống kiến thức khổng lồ, rộng lớn mới thành tài hay có thể hành nghề được. Bạn đã từng tự hỏi như thế này bao giờ chưa?

Đúng vậy, tri thức có thể ít, có thể nhiều nhưng nó là cả một hệ thống bao la nhưng với “nhất tự” [một chữ] và “bán tự” [nửa chữ] có lẽ nó đều không là cái gì cả.

Người xưa có câu “Tự vi sư” tạm hiểu là “Chữ làm ra thầy” điều này chứng minh một người thầy thực sự phải chứa cả một “biển” chữ trong đầu vì vậy khi học thầy, “biển chữ” cũng phải được truyền dạy chí ít là cơ bản sang ta mới “đắc đạo” được. Vậy nên một hai chữ kia có nhằm nhò chi? “Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ”, câu nói nổi tiếng của Lão Tử, tạm hiểu rằng chưa thể trở thành nhà thơ nếu chưa đọc tới 3 xe sách.

Thế nhưng, trong dân gian, Nhất tự vi sư bán tự vi sư lại là câu tục ngữ chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc về sự học, về đạo thầy trò, là kiến thức sơ đẳng nhất mà bất kỳ ai đã là học trò thì cần phải biết điều này.

Người thầy là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách cũng như tầm nhìn vì vậy chúng ta luôn phải tôn kính, kính trọng trong mọi lúc, mọi nơi. Câu tục ngữ chỉ ra cho chúng ta biết rằng, đối với những người đã bỏ công sức, tâm huyết ra dạy dỗ mình dù nhiều hay ít, dù lâu hay chóng thì cũng đều là những người đáng kính và chúng ta phải biết ơn, kính trọng họ trong mọi lúc, mọi nơi.

Nhất tự vi sư bán tự vi sư là ý nghĩa sâu sắc về đạo thầy trò.

Tóm lại, câu tục ngữ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” như một lời dạy dỗ của ông cha ta về đạo lý làm người cũng như cách ứng nhân xử thế với những người đã có công dạy dỗ chúng ta lên người bất luận quá trình dạy dỗ chúng ta là lâu hay chóng.

Vì vậy, ngoài việc biết ơn chúng ta cần phải biết kính trọng những người đã truyền thụ cho chúng ta về kiến thức, cách sống và cả cách để chúng ta làm người.

Lời kết

mayruaxegiadinh.com.vn đã vừa gửi đến quý bạn đọc về nguồn gốc và ý nghĩa của câu tục ngữ quen thuộc trong dân gian Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn đọc hiểu được lời dặn dò sâu sắc của ông cha ta và vận dụng vào trong cách ứng xử đối với những người đã dạy dỗ mình.

Cảm ơn đã dành thời gian cho bài viết, ghé thăm trang web để cập nhật nhiều thông tin mới nhất bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề