Vì sao người già hay mắc bệnh huyết áp cao

Bệnh cao huyết áp ở người già – Nguyên nhân và cách chữa trị

Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch.Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn.Khi máu được tim bơm đầy,và chảy trong lòng các mạch máu,sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất [pressure] gọi là áp huyết [blood pressure].Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể.Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ,nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động,buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục,chơi thể thao.

Nguyên nhân cao huyết áp ở người già

Ðến 90% các trường hợp cao áp huyết, nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá,do bệnh của tuyến nội tiết,bệnh thận.

Có một số yếu tố ảnh hưởng,khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:

  • Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền.Có cha mẹ,anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ,bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.
  • Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ.Tuy vậy,phụ nữ,sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
  • Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
  • Giòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
  • Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân,hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.
  • Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết,đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.
  • Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập và béo mập,như đã biết,có thể đưa đến cao áp huyết

Biến chứng cao huyết áp ở người già

Bệnh cao áp huyết, không chữa trị ,làm hại cơ thể ta nhiều cách. Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn.Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần.Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động,gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở…,nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu [platelet] luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.

Tương tự,cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,… gây các biến chứng tai biến mạch máu não,suy thận,giảm thị giác,…So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi [ischemic heart disease] gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Chữa trị thế nào?

Cao áp huyết cần được chữa trị cẩn thận,để giảm thiểu những biến chứng,giúp ta sống lâu hơn và vui hơn.Sự chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh và cũng tùy vào nhiều yếu tố khác.

Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc: Giảm cân, ăn nhạt, giảm ăn chất béo, bỏ rượu bia, vận động

Dùng thuốc: Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Bạn nên uống thuốc đều,không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy áp huyết đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ.Cao áp huyết là bệnh kinh niên,suốt đời ta cần chữa kỹ.

Cao áp huyết,”căn bệnh thầm lặng”,lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ.Khám phá anh chàng thầm lặng này,đặt anh ta vào vòng kiểm soát,ta cứu vãn được nhiều việc.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Nên theo dõi huyết áp tại nhà?

Đo huyết áp là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp hay người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp… Vậy nên, ngoài việc khám định kì, bạn cần phải có máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ, phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ… Từ việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu.

Ngoài ra, thường có hai hiện tượng đặc trưng khi đo huyết áp là tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp giấu mặt. Tăng huyết áp áo choàng trắng là hiện tượng huyết áp của người bệnh thường tăng khi đo ở các cơ sở y tế nhưng lại thấp ở nhà. Tăng huyết áp giấu mặt lại là trường hợp đo ở các cơ sở y tế thì bình thường nhưng về nhà thì lại tăng cao. Trong những trường hợp này, máy đo huyết áp tại nhà sẽ giúp người bệnh và bác sĩ có đầy đủ thông tin hơn về huyết áp của người bệnh.

                                                                                 Theo dõi huyết áp tại nhà phòng tránh nguy cơ tai biến, tiết kiệm thời gian và chi phí

Về mặt tâm lý, khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật. Thậm chí còn có động lực hơn để kiểm soát huyết áp của bạn với một chế độ ăn uống được cải thiện, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc thích hợp.

Tăng Hòa

Nguồn: //omron-yte.com.vn

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, cần theo dõi đều và điều trị lâu dài suốt đời. Vì vậy, bạn nên có kiến thức đầy đủ về bệnh  tăng  huyết áp ở người già để có phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả hơn.

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Huyết áp được hiểu nôm na là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp hút – đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều yếu tố như nhịp tim, độ đàn hồi động mạch, thể tích máu lưu thông và độ nhớt máu…

Bệnh tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao hơn mức bình thường [≥ 140/90 mmHg]. Nếu áp lực của máu quá cao thì trái tim của bạn cần phải dùng nhiều lực hơn để bơm máu đủ cung cấp đủ máu cho toàn cơ thể. Chính vì thế, nếu huyết áp của bạn bị tăng quá cao thì rất dễ dẫn đến nguy cơ suy tim, suy thận hoặc đột quỵ.

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc hiệu.Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình đang mắc bệnh. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp lại nguy hiểm và được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Khi xuất hiện triệu chứng, ít nhiều tình trạng tăng huyết áp của bạn cũng đã gây biến chứng. Những triệu chứng này rất khác nhau, tuỳ thuộc theo sức khoẻ của từng người và mức độ biến chứng.

Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân cao huyết áp nên chú ý một số triệu chứng chung như sau:

  • Choáng váng, nhức đầu.
  • Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
  • Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.
  • Đỏ mặt, buồn nôn.
  • Có vấn đề về thị giác và hô hấp

Choáng váng, nhức đầu và có vấn đề về mắt cũng là triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Khi có các dấu hiệu kể trên, tốt nhất là bạn cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và có phác đồ điều trị lâu dài kịp thời. Tuy nhiên, đa số người mắc bệnh tăng huyết áp thường chỉ nhân thấy các triệu chứng trên khi bệnh đã trở nặng. Chính vì thế, bạn cần chú ý quan tâm săn sóc sức khoẻ của mình và chú ý những biểu hiện bất thường đối với cơ thể để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp:

–      Khi cơ thể chúng ta già đi theo thời gian, mạch máu sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ tăng huyết áp. Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới ở độ tuổi này.

–      Những người hút thuốc lá, nghiện rượu bia, ăn nhiều muối, thừa cân – béo phì, ít vận động, steress và người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn những người không mắc các bệnh này.

–      Một số người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có thể là nạn nhân của bệnh tăng huyết áp

 

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp bổ sung sữa có các thành phần chất béo thực vật [plant sterols] hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bị bệnh tăng huyết áp

Bạn không cần quá lo lắng vì khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp trở nên đơn giản hơn. Tăng huyết áp có thể điều trị thông qua việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp kết hợp có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, giúp ổn định mức huyết áp và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

Hiểu rõ về bệnh cũng như những lưu ý sức khỏe trong bài viết này, sẽ giúp cho người bệnh tăng huyết áp cảm thấy yên tâm hơn, sống yêu đời hơn với mức huyết áp ổn định

Bs. Nguyễn Vũ Linh

Bác sỹ Đa Khoa

Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: //giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

Video liên quan

Chủ Đề