Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân

Khi trẻ mới tập đi, chúng thường đi nhón chân. Sau này khi lớn lên, hầu hết trẻ sẽ phát triển cách đi bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ khi lớn vẫn tiếp tục tình trạng này. Điều này có thể do hai nguyên nhân. Đầu tiên là do thói quen của trẻ. Thứ hai, tình trạng này bị gây ra bởi một bệnh lý nào đó. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu về tật đi nhón chân ở trẻ nhé!

Biểu hiện của trẻ có tật đi nhón chân                             

Trẻ có tật đi nhón chân sẽ không học được cách đi như bình thường. Thay vào đó, chúng đi bằng các đầu ngón chân.

Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân
Trẻ đi nhón chân

Tình trạng này của đa số trẻ sẽ hết khi trẻ hơn 2 tuổi. Nếu qua lứa tuổi này mà con bạn vẫn đi như vậy, hãy đưa bé đi khám. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến các dấu hiệu như căng cứng cơ ở chân, cứng gân gót (gân Achilles) hay thấy trẻ đi lại vụng về, thiếu nhịp nhàng trong bước đi.

Xem thêm: Viêm gân Achilles: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Những nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Đi nhón chân là thói quen khi trẻ mới chập chững biết đi. Do đó, khi trẻ lớn dần thì cách đi sẽ tự hoàn thiện. Còn đối với những trường hợp vẫn còn tật này, có thể trẻ có một số bất thường gây ra tật này. Có thể kể đến một số rối loạn như:

  • Trẻ có gân gót ngắn: Gân gót là gân cơ lớn ở sau gót chân. Gân có tác dụng nối các cơ ở bắp chân với xương gót. Nếu gân gót quá ngắn, nó sẽ khiến gót chân nhấc lên cao, làm trẻ đi nhón chân.
  • Bại não hay liệt não: Đây là một rối loạn về vận động. Trương lực cơ và tư thế trở nên bất thường do rối loạn trong quá trình phát triển của não bộ. Do đó, những bất thường vận động này là do chức năng não bị thiết rối loạn.
  • Thiểu sản cơ: Thuật ngữ này ám chỉ tình trạng cơ kém phát triển. Đây là một bệnh lý di truyền. Các sợi cơ bị tổn thương và trở nên yếu dần. Căn bệnh này có thể được nghĩ tới khi trước đây trẻ đi bình thường nhưng giờ lại đi nhón chân.
  • Tự kỷ: Việc nhón chân khi đi có liên quan đến rối loạn tự kỷ. Ngoài ra, trẻ với rối loạn tự kỷ có biểu hiện thường thấy như khó khăn trong giao tiếp và phối hợp với người khác.
Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân
Gân gót ở sau gót chân, gân gót ngắn có thể gây ra tật đi nhón chân ở trẻ.

Vậy tật đi nhón chân có thể gây ra nguy cơ gì?

Tật đi nhón chân nếu diễn ra kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. Ngoài ra, tật này có thể gây ra một số vấn đề xã hội, như bị xa lánh hay kỳ thị.

Cách chẩn đoán tật đi nhón chân

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá cách trẻ bước đi. Để đánh giá cụ thể hơn, trẻ có thể được làm phân tích bước đi (hay còn gọi là gait analysis). Xét nghiệm đo điện cơ cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán.

Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân
Tật đi nhón chân có thể liên quan đến rối loạn tự kỷ

Để đo điện cơ, trẻ sẽ được đặt một cây kim nhỏ vào cơ để đo đạc. Cây kim loại này mang một điện cực, giúp đo hoạt động điện của cơ. Xét nghiệm này cho phép chẩn đoán các bệnh rối loạn về dẫn truyền thần kinh cơ.

Nếu bác sĩ nghi ngờ các rối loạn như bại não hay rối loạn tự kỷ. Các nghiệm pháp cần thiết sẽ được tiến hành. Cần phải đánh giá các vấn đề về hệ thần kinh của trẻ. Điều này có thể giúp phát hiện các biểu hiện bất thường, cũng như các dấu hiệu của chậm phát triển.

Phương pháp điều trị cho tật đi nhón chân ở trẻ em

Nếu tình trạng này là một thói quen của trẻ, thì việc điều trị là không cần thiết. Khi trẻ lớn dần lên sẽ từ bỏ thói quen này nếu được hướng dẫn. Những trẻ này có thể được đánh giá và theo dõi lại mỗi lần tái khám.

Tuy nhiên, nếu tật đi nhón chân là do một bất thường gây ra, trẻ cần được điều trị. Những phương pháp điều trị thường được sử dụng như:

Vật lý trị liệu

Việc tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tật nhón chân. Các bài tập co dãn cơ nhẹ nhàng sẽ giúp bước đi của trẻ tốt dần lên.

Niềng chân hay nẹp chân

Đôi khi các dụng cụ này là cần thiết để giữ chân ở đúng tư thế.

Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân
Nẹp chân để điều trị tật nhón chân ở trẻ

Bó bột chân từng đợt (hay còn là Serial casting)

Nếu như các biện pháp trên không giúp cải thiện tư thế của chân, trẻ có thể được bó bột. Việc bó bột nhiều đợt này có thể dần cải thiện lại cấu trúc của chân. Khi tư thế chân trở nên phù hợp, trẻ sẽ không còn đi nhón chân nữa.

Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân
Bó bột chân từng đợt

Tiêm chất OnabotulinumtoxinA

Chất này được tiêm vào bắp chân, giúp cải thiện bước chân cho trẻ.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ có thể sẽ gợi ý phương pháp phẫu thuật. Việc sửa lại cấu trúc gân bất thường sẽ giúp trẻ đi lại được một cách bình thường.

Bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu tật đi nhón chân là do các bệnh lý như bại não hay rối loạn tự kỷ. Việc điều trị sẽ tập trung vào bệnh lý nền.

Tật đi nhón chân là một tình trạng khá thường gặp ở trẻ mới tập đi. Trong đa số trường hợp, tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên, không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh lý và rối loạn có thể liên quan đến tật này. Nếu thấy trẻ vẫn còn đi như vậy sau 2 tuổi, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và đưa cho bạn lời khuyên phù hợp.

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân
Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Hãy liên hệ Văn phòng tư vấn và trị liệu tâm lý trẻ em để được hỗ trợ thêm. Số điện thoại 02437476154

(Nguồn sưu tầm: meyeucon)