Tại sao trẻ 3 tháng tuổi không tăng cân

Việc mẹ có nhiều sữa mà con không tăng cân là một tình trạng xảy ra khá phổ biến. Mẹ cần tìm đúng nguyên nhân và phương pháp cải thiện phù hợp nhất cho bé. Tăng cân cho bé là một quá trình lâu dài nên mẹ cần kiên nhẫn. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm ra giải pháp cho mình nhé.

Số lượng và chất lượng sữa của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân của bé vì dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con. Nhiều trường hợp tuy người mẹ rất nhiều sữa nhưng sữa không đủ dinh dưỡng thì con bú vào chỉ đi vệ sinh nhiều mà không tăng cân được.

Trong sữa mẹ có tới 90% là nước. Sữa đầu thường nhiều nước, lactose, protein nên trong hơn, nhìn trông loãng. Còn sữa tiết sau cữ bú thì giàu chất béo, vi khoáng nên trông sẽ đặc hơn.

Tuy nhiên, chất lượng của sữa mẹ thường không có sự khác biệt giữa các bà mẹ, cho dù lượng sữa nhiều hay là ít, thậm chí là đặc hay là loãng như mọi người thường nghĩ thì thành phần của sữa cũng không có sự khác nhau nhiều.

Thêm vào đó, sữa mẹ đặc hay loãng còn tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ, không phải cứ ăn nhiều là sữa sẽ đặc, và sữa đầu lúc nào cũng loãng hơn sữa sau, thế nên bác sĩ thường dành lời khuyên, mẹ cần cho con bú từ 15 – 20 phút để con bú được tới phần sữa đặc.

Mẹ cần cho con bú từ 15 – 20 phút để con bú được tới phần sữa đặc

Chất lượng sữa ngoài việc đánh giá qua tỷ lệ thành phần dinh dưỡng còn phải kể đến những thành phần hóa học không tốt cho bé. Sữa mẹ có thể bị giảm chất lượng khi mẹ nhiễm bệnh hoặc ăn phải thức ăn có những độc hại mẹ nạp vào.

Khi cho con bú nếu mẹ bế con sai tư thế, cổ của trẻ không thẳng, cách ngậm ti không đúng sẽ ảnh hưởng việc mút sữa của trẻ.Trẻ không ăn đủ được lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú như vậy khiến cơ thể dần bị thiếu dưỡng chất và tăng cân chậm. Do đó, mẹ nên điều chỉnh và tập cho con bú đúng cách.

Mẹ cho bé ti nhiều sữa ngoài cũng khiến bé chậm lớn khi công thức sữa không đúng. Điều này khiến các cữ sữa mà bé uống không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để cơ thể trẻ phát triển. Không nên cho bé bổ sung sữa ngoài trong thời gian này, vì sữa ngoài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Mẹ nên tự tin vào dòng sữa dồi dào mà mẹ đang may mắn có được thay vì lạm dụng vào việc cho con uống sữa công thức.

Mẹ không nên lạm dụng vào việc cho con uống sữa công thức

Để trẻ bú mẹ tăng cân nhanh thì việc xác định thời gian cho bé bú và cữ bú vô cùng quan trọng, điều này giúp trẻ có được nguồn dinh dưỡng tối đa từ sữa mẹ.

Sữa mẹ được chia thành hai dạng trong quá trình tiết sữa: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu là lượng sữa được tiết ra ngay khi bé bú. Đây là sữa được cấp giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu, lượng sữa nhiều nước, ít năng lượng hơn.

Còn sữa cuối là sữa tiết ra ngay sau giai đoạn sữa đầu. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu vì chứa hàm lượng đạm, chất béo cao hơn. Bởi vậy mẹ cần cho con bú cữ dài hơn [15 – 20 phút] để con nhận được lượng sữa cuối chất lượng.

Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ. Do vậy khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên nếu bé ngủ quá nhiều, ngủ quên bú mẹ cũng không tốt cho bé. Bé ngủ quên trong khi bú hoặc bé ngủ không chịu dậy bú đều làm giảm lượng sữa cung cấp cho bé, khiến bé chậm tăng cân.

Chính vì vậy, mẹ cần theo dõi giấc ngủ của con để cho bé có thể thời gian ngủ hợp lý không gián đoạn đến việc bú mớm.

Mẹ cần theo dõi giấc ngủ của con để cho bé có thể thời gian ngủ hợp lý

Sữa mẹ đủ dinh dưỡng, nhưng cơ địa con hấp thu không tốt, hoặc bé đang gặp một vấn đề về sức khỏe nào đó mà bằng mắt thường cha mẹ không thể phát hiện ra được cũng làm quá trình tăng cân chững lại. Bé của bạn có thể đang mắc các vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… 

Triệu chứng không dung nạp Lactose – dạng đường chủ yếu được tìm thấy trong tất cả các dạng sữa [sữa mẹ, sữa công thức, sữa động vật]. Một số triệu chứng cho thấy bé không dung nạp được Lactose bao gồm:

  • Đi ngoài ra phân lỏng, có màu xanh hoặc màu vàng.
  • Đầy hơi, nôn mửa và tiêu chảy sau khoảng vài phút đến vài giờ bú sữa mẹ.

Hiện tượng này khá hiếm gặp ở nhiều trẻ và cần được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Vậy nên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của hiện tượng này thì mẹ hãy thông báo ngay cho bác sĩ để tiến hành thăm khám sớm. 

Mặt khác, cũng có thể bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất kém, từ đó không thể tăng cân đúng chuẩn. Đối với trẻ sơ sinh, thường gặp nhất là tình trạng bé có vấn đề về tiêu hóa, hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột, trẻ hay ốm vặt… đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa “đình công” sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển, không tăng cân và thậm chí về lâu dài còn gây còi xương, trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Nếu tình trạng không tăng cân kéo dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bé hiện tại và lâu dài. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể liệt kê như: Một số hậu quả nghiêm trọng có thể liệt kê như:

  • Vấn đề tim mạch.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu;
  • Yếu cơ, yếu xương;
  • Thiếu năng lượng…

Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú. Bú mẹ đúng cách giúp bé hút sữa hiệu quả, cung cấp đủ năng lượng cho bé là phương pháp dễ nhất để cải thiện cân nặng cho bé. Bé bú mẹ đúng cách, đủ cữ giúp bé tăng cân đều đặn.

Nếu bé ngủ quên không dậy bú, mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức bé để bé được dậy bú mẹ đủ cữ. Bên cạnh đó, cho bé bú đúng tư thế cũng rất quan trọng.

Cho bé bú đúng tư thế cô cùng quan trọng

Chính việc cho bé bú đúng cách và thường xuyên sẽ giúp mẹ đều sữa hơn, duy trì lượng sữa dồi dào và chất lượng hơn mỗi ngày. Sữa cho bé dùng nên được tiết ra đều ở cả 2 bầu ngực. Mẹ nên cho bé bú cạn một bên bầu vú rồi mới chuyển sang bên kia. Không nên pha thêm gì vào sữa mẹ. Lúc cho bé bú sữa, bạn nên có tâm lý thoải mái, không gian xung quanh cũng nên yên tĩnh, không bụi khói, độc hại.

Mẹ cần quan quan sát xem con bú có đủ sữa không bằng cách xem thái độ của bé sau khi dứt bú có thỏa mãn không. Điều quan nhất chính là đáp ứng đủ nhu cầu của con.

Từ khi chào đời, bé sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Ở giai đoạn này, sự phát triển của trẻ đều diễn ra khi ngủ. Đây là cách gián tiếp để con lớn lên trong khi ngủ. Chính vì vậy để con tăng cân đều đặn, cha mẹ cần đảm bảo con ngủ ngon và đủ giấc. Đảm bảo bé ngủ ngon và sâu giấc. Không nên cắt sữa đêm của bé quá sớm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo giấc ngủ cho con.

Cho bé ăn dặm đúng cách đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, không nên cho bé bổ sung sữa ngoài trong 6 tháng đầu. Việc ăn dặm quá sớm sẽ là nguy cơ bất ổn cho đường tiêu hóa của bé sau đó. Nếu có cho bé ăn dặm, mẹ cần bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau như: ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt… và dầu ăn. Hãy cho bé bú theo nhu cầu, việc bắt ép bé ăn quá nhiều sữa công thức hay thức ăn ngoài có thể khiến bé bị ám ảnh, sợ hãi việc ăn uống.

Hãy cho bé bú theo nhu cầu, tuyệt đối không bắt ép bé ăn quá nhiều thức ăn ngoài

Mẹ hãy chú ý đến cân nặng và theo dõi sự tăng cân của trẻ thường xuyên. Đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể để nhận các tư vấn chính xác về tình trạng của bé, nguyên nhân bé không tăng cân cũng như cách chăm sóc – chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất. Trẻ không tăng cân tuy phổ biến nhưng nó gây nên hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy nên, mẹ đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra với bé.

Ngoài ra, mẹ nên cho con hoạt động nhiều, trườn, lật ngoài môi trường thông thoáng. Mẹ nên cho bế con ra ngoài để tắm nắng trong khoảng 8-9 giờ sáng để tận dụng nguồn viatmin D của ánh nắng mặt trời, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ canxi tốt hơn, hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ. Từ đó bé cũng sẽ tăng cân nhanh hơn.

Chú ý và cải thiện những vấn đề bất thường về sức khỏe của bé là điều mẹ cần thiết phải làm để con có tiền đề để phát triển khỏe mạnh. Việc bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tăng cân của con, là vấn đề quan trọng cần cải thiện sớm. Mẹ hãy cải thiện hệ vi sinh đường ruột và bổ sung enzym đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng sữa non [colostrum] kết hợp với immune alpha nhằm ngăn ngừa tình trạng kém hấp thu do bệnh tật hoặc nhiễm khuẩn.

Thêm vào đó, việc mẹ tăng cường vận động cho bé để tăng sự co bóp của ruột, có ích trong việc tăng khả năng tiêu hóa cho con. Ngoài ra, mẹ phải luôn tạo điều kiện “vô trùng” để con được lớn lên bằng việc  luôn giữ cho môi trường sống của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Đối với trẻ đang bú, người mẹ cần vệ sinh tay chân và bầu vú sạch sẽ trước khi cho con bú. 

Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ tăng lượng sữa, hơn nữa sữa được sánh đặc và thơm mát là cần phải bổ sung đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, quan trọng cho khẩu phần ăn.

  • Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và cả ngũ cốc trong mỗi bữa ăn. Những loại thực phẩm đó đều chứa các thành phần có nguồn dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ vitamin, chất xơ dồi dào đối với cơ thể.
  • Thịt, cá là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng i-ốt cũng như giàu đạm, cung cấp nhiều DHA cho hai mẹ con. Mẹ nên ăn thêm cá 1-2 lần mỗi bữa trong tuần, bên cạnh đó, tăng cường thịt để đủ dinh dưỡng chất đạm, protein cho cả mẹ và bé.
  • Bổ sung canxi cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, ngoài ra mẹ cũng nên lưu ý uống thêm sữa uống cho mình, vì đây là nguồn canxi và dưỡng chất lớn, cần chú trọng tại thời điểm ngay sau sinh, tăng cường canxi cho hệ xương của con phát triển và tránh loãng xương cho mẹ sau này.
  • Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ sữa cho con, mẹ cần uống 8 – 10 cốc mỗi ngày, tương đương với 2 lít nước.

Mẹ cần uống đủ 2 lít nước mồi ngày

Không chỉ các yếu tố dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng là cách làm quan trọng giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn và chất lượng hơn. Sau khi sinh em bé, cơ thể mẹ thường rất mệt mỏi và kiệt sức. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa và chất lượng sữa tiết ra. 

  • Mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn cần thiết để cơ thể được phục hồi. Chỉ khi người mẹ thực sự khỏe mạnh, nguồn sữa tiết ra mới dồi dào và giàu dưỡng chất.
  • Điều chỉnh tâm trạng của mẹ để ảnh hưởng tốt đến tâm lý của bé. Với một tâm lý và tinh thần thoải mái, tuyến sữa của mẹ cũng sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất mệt mỏi, mẹ nên tránh những hoạt động quá mạnh. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng, thư giãn sẽ giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích. Tất cả những loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… đều có ảnh hưởng gây ức chế đến hoạt động của tuyến sữa. Ngoài ra, một số phương pháp khác giúp sữa mẹ sánh đặc và thơm mát hơn, mẹ có thể tham khảo:
  • Massage ngực để kích thích tuyến sữa hoạt động.
  • Nếu quá nhiều sữa, trước mỗi cữ bú của con, bạn vắt bớt sữa loãng ra bình rồi trữ lại để sau này dùng dần, còn lại sữa béo sẽ để cho bé bú. Như vậy, con bạn sẽ dễ dàng hấp thu được dinh dưỡng từ phần sữa béo này hơn. Nếu sau 1 tuần nữa, bạn đã thử các cách trên mà cân nặng của bé vẫn không nhúc nhích, hãy đưa con đến gặp chuyên gia dinh dưỡng.

Ở những năm tháng đầu đời, cơ thể trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng rõ rệt, nhất là trong giai đoạn bú mẹ. Tất cả các bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm một thức ăn dặm nào cho đến khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong thời gian này. 

Trên thực tế, trẻ bú mẹ hoàn toàn thường tăng cân rất tốt. Nếu như trẻ không tăng cân thì phải xem lại sữa mẹ hoặc sức khỏe của trẻ. Trên đây là những lưu ý dành cho mẹ liên quan đến vấn đề tuy mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân, hy vọng đã giúp ích được rất nhiều cho mẹ.

Nếu các bà mẹ bỉm sữa còn bỡ ngỡ với những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm đọc ngay những nguồn tài liệu uy chính thống để bổ sung kiến thức cho bản thân.

**Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con [kể cả sinh thường và sinh mổ] tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề