Tại sao nằm ngửa lại đau bụng

Ông N. cho biết mình hay uống rượu, mỗi ngày uống 1-2 xị, không uống mỗi ngày là chịu không nổi. Hôm trước khi đau bụng ông có nhậu một chầu với bạn bè toàn rượu đế. Đến chiều này thấy bụng bắt đầu đau, cơn đau trên rốn đôi khi xuống quanh rốn, mới đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng dần. Tưởng mình đau bao tử như những lần trước, ông N. tự mua thuốc uống nhưng không thấy khỏi mà còn đau thêm làm ông ói ra cả thuốc, ói nhiều lần và sốt cao. Đau quá không thể chịu được ông kêu vợ đưa vào bệnh viện bằng taxi.

Bác sĩ khuyên ông nằm ngửa để khám cho kỹ, nhưng ông nói nằm đau hơn nên phải ngồi hay đứng mới đỡ đau. Ông N. được chẩn đoán viêm tụy cấp nghi do rượu và nhập viện để điều trị.

Bác sĩ giải thích viêm tụy cấp là bệnh lý cấp tính trong ổ bụng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Viêm tụy chia làm hai thể gồm viêm tụy thể nhẹ [phù tụy cấp] và viêm tụy cấp thể nặng [hoại tử tụy]. Nguyên nhân thường gặp do sỏi mật, giun chui ống mật, rượu, rối loạn vận động cơ tròn oddi... Các nguyên nhân này làm hoạt hóa men của tụy tiết ra [men trypsin], men này hoạt hóa trong tụy làm tiêu hủy tụy tạng, gây viêm tụy cấp. 80% bệnh nhân là viêm tụy thể nhẹ và đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, còn lại là viêm tụy cấp thể nặng [thể hoại tử] gây nhiều biến chứng nặng như suy giảm tuần hoàn hô hấp, suy giảm nhiều tạng với tỉ lệ tử vong cao.

Ông N. nghe xong cảm thấy bớt lo lắng, tin tưởng mình sẽ ở thể viêm tụy nhẹ có thể khỏi bệnh sớm. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân đã điều trị ổn tình trạng viêm tụy cấp do rượu lần đầu, xuất viện nhưng sau đó quay lại bệnh viện vì uống tiếp và viêm tụy cấp tái phát. Có bệnh nhân từ bỏ rượu đã không phải ghé bệnh viện thăm bác sĩ nữa.

BS TRẦN MẠNH HÀ

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Tiêu hóa

Đường tiêu hóa và những triệu chứng thường gặp

Ngày đăng: 02/08/2017

Bản in

Trào ngược axit, viêm dạ dày hay ăn không tiêu đều khiến bạn mệt mỏi. Dưới đây là những biện pháp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa mà bạn thường gặp.

5 triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóaphổ biến nhất là đầy hơi, trào ngược dạ dày, đau bụng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu... Hãy học cách xử trí những triệu chứng này tại đây.

Đầy hơi

Khi bạn bị đầy hơi, bụng sẽ chứa đầy khí gas, gây đau, tức bụng và ợ nóng. Để phòng bệnh bạn nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ngọt. Cách chữa nhanh trong trường hợp khẩn cấp là uống thật nhiều nước để nhanh chóng giải phóng gas tích tụ trong dạ dày và ruột, đồng thời kết hợp động tác yoga ngồi ép bụng vào gối. Đây là động tác rất hữu hiệu, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ khí gas dư thừa.

Trào ngược dạ dày

Bạn bị trào ngược dạ dày khi lượng axit trong dạ dày tăng cao, triệu chứng thường thấy là ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, thỉnh thoảng sẽ đi kèm cảm giác khó thở và đau vùng thượng vị. Nguyên nhân chính là do bạn bỏ bữa nên khi bạn ăn lượng axit thừa sẽ phản ứng và trào ngược gây khó chịu.

Cách khắc phục là thay đổi tư thế nằm [gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm]; tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ.

Đau bụng tiêu chảy

Cơ thể mệt mỏi kết hợp với việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân chính của chứng tiêu chảy. Người bệnh thường đau bụng dưới dữ dội, đi ngoài nhiều, dễ bị kiệt sức.

Trong trường hợp không may bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.

Táo bón

Chế độ ăn nhiều thịt và tinh bột nhưng thiếu các loại chất xơ từ rau củ quả sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Tuy không gây đau bụng quá nhiều như các loại bệnh về dạ dày và ruột khác nhưng về lâu dài, người bệnh có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, nhiễm trùng,… Trong trường hợp này, sinh tố hoa quả hoặc ăn các thực phẩm có tính mát, nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu... có thể giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón.

Khó tiêu

Những nguyên nhân gây khó tiêu bao gồm việc dị ứng men lactose của sữa, ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nếu từng có tiền sử bị chứng khó tiêu bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Bạn nên dùng các thực phẩm mềm, ăn nhiều rau, nhai kỹ và tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc phù hợp để cải thiện chứng bệnh này.

[theo kienthucgiadinh.com.vn]

Lần xem: 2433

Go top

Bài viết khác

  • Một số ảnh hưởng rối loạn tiêu hóa của người bệnh Covid-19. [ 23/05/2022]
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm [ 28/01/2022]
  • Phòng tránh và điều trị các bệnh lý dễ gặp trong mùa mưa bão. [ 21/08/2019]
  • Lời khuyên hữu ích cho người đau dạ dày [ 03/08/2017]
  • Trẻ cũng bị loét dạ dày [ 03/08/2017]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm cô...

  • Bệnh Sốt xuất huyết.

  • Cúm A tăng nhanh bất thường giữa mùa hè.

  • Bảng phân trực các khoa Lâm sàng [từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 7 năm 2022].

  • Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - đơn nguyên - các khoa CLS [từ ...

Video liên quan

Chủ Đề