Tại sao đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai

Vòng chữ T đặt để tránh thai vẫn còn nằm đúng vị trí, không bị lệch hay tuột. Chị T. băn khoăn không biết có nên giữ thai và phương pháp đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dự [phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ] trả lời: Nguyên nhân các trường hợp phụ nữ đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai rất có thể do vòng được đặt không đúng kích cỡ nên vòng không chiếm hết lòng tử cung; hoặc với các trường hợp đặt vòng đã lâu thì trong quá trình người phụ nữ có kinh nguyệt, tử cung co bóp nhiều nên vòng có thể bị tuột xuống, vòng không còn ở vị trí sát đáy tử cung... Vì vậy vẫn còn khoảng trống để thai làm tổ.

Một yếu tố khác là vòng tránh thai được làm bằng kim loại đồng [Cu], trong các phản ứng hóa học vòng sẽ phóng thích ion gây phản ứng viêm tại chỗ, là điều kiện ngăn cản việc thụ thai; rất có thể một trong hai cơ chế tránh thai này của vòng đã bị trục trặc.

Trong trường hợp siêu âm, hình ảnh có thể không rõ hoặc bác sĩ không nhìn được mặt cắt ngang của vòng nên không thể khẳng định vòng vẫn đúng vị trí 100%. Trường hợp chị T., nếu phát hiện thai ở tuần thứ 4-5, bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra để lấy vòng ra [nếu không tìm thấy dây vòng có nghĩa là đã bị tuột ra], và xử lý bỏ thai cùng lúc. Không nên giữ thai trong trường hợp này vì vòng có thể làm tổn thương thai...

Phương pháp tránh thai nào cũng có mức độ an toàn cho phép chứ không tuyệt đối, đặt vòng hiện nay vẫn là biện pháp an toàn trên 90%.

T.LŨY ghi

Ngày 31/3, các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết hình ảnh siêu âm cho thấy chiếc vòng tránh thai nằm sát buồng ối của thai nhi, ngay đoạn eo tử cung, đe dọa sảy thai. Như vậy, chiếc vòng đang nằm không đúng vị trí trong tử cung để có hiệu quả ngừa thai.

Người phụ nữ này đã đặt vòng tránh thai sau khi sinh thường con thứ ba. Lần này có thai ngoài ý muốn, thai phụ nguyện vọng giữ lại con. Các bác sĩ đã lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể bệnh nhân an toàn, không ảnh hưởng tới em bé.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân đặt vòng vẫn mang thai có thể là do kích thước tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp, vòng bị rơi ra hoặc tuột mà người phụ nữ không biết. Có những trường hợp phát hiện muộn khi thai nhi đã lớn, vòng tránh thai gây vỡ màng ối, nhiễm trùng tử cung, sinh non.

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời phổ biến hiện nay. Đây là một dụng cụ nhỏ hình chữ T hoặc hình cánh cung, có quấn đồng hoặc không, được đặt vào lòng tử cung của người phụ nữ có tác dụng ngừa thai. Nếu muốn mang thai, người phụ nữ đến cơ sở y tế tháo vòng. Trên thực tế, một số người sau khi đặt vòng gặp các tình huống như rong huyết, đau bụng, đau lưng, viêm nhiễm nội mạc tử cung... Khoảng 2-5% trường hợp vòng tránh thai bị tuột, rơi trong 3 tháng đầu sau đặt. Một số trường hợp vòng tránh thai tuột đi lạc đến các khu vực khác như vào thận, bàng quang, ổ bụng...

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm để kiểm tra tình trạng vòng và sức khỏe phụ khoa.

    Đang tải...

  • {{title}}

Phương Linh

Bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Thắt ống dẫn trứng chỉ đạt hiệu quả 99%, dùng thuốc tránh thai đạt 98%, còn đặt vòng tránh thai đạt từ 80-90%. 

Nguyên nhân việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị rơi ra mà không biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung, kích cỡ của   vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai. Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn. Tuột vòng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng 

 

 Vỡ kế hoạch là nỗi lo của phụ nữ

Nguyên nhân gây tuột vòng 

Vòng đã được đưa vào tử cung vẫn có thể tuột ra. Đối với tử cung, vòng là một loại dị vật. Vì vòng tránh thai có thể loại bỏ chức năng của tử cung làm cho tử cung bị co thắt khiến vòng bị tuột ra khỏi tử cung. Lúc này có thể xuất hiện các hiện tượng như: đau lưng, đau bụng, ra nhiều khí hư, rong kinh. Vì vậy, sau khi đặt vòng trong những tháng đầu rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng. 

Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tuột vòng. Thông thường, tỉ lệ tuột vòng chỉ chiếm từ 1-14%. Ngoài việc không thích ứng nên dẫn đến tuột vòng, còn có 5 nguyên nhân khác: 

- Do không nắm rõ vị trí đặt vòng cụ thể. Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung thường rất to, hoặc trong thời kỳ cho con bú chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung rất nhỏ. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng. 

- Do sa tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nên khi đặt vòng cũng dễ bị tuột. 

- Do kích thước của tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp. 

- Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì chất lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dễ bị tuột. 

- Do vấn đề về kỹ thuật đặt vòng, đó là khi đặt vòng đã không đưa được đến tận đáy tử cung, hoặc sau khi đặt vòng   xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ dẫn đến bị tuột vòng. 

 

Vòng tránh thai trong tử cung 

Những điều cần làm sau khi đặt vòng 

Sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi 2 ngày, và trong vòng một tuần tránh làm việc nặng. 

Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi hết kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa. 

Sau này căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại. 

Tỉ lệ tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đặt, đặc biệt là   trong chu kỳ kinh nguyệt miệng tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt chảy ra ngoài nên vòng cũng dễ bị tuột theo. Thời gian lâu dần thì vòng đã   thích ứng trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột cũng giảm dần. 

BS. Nguyễn Ngọc Lan
Theo Sức khỏe & đời sống

Bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100% ngay cả biện pháp thắt ống dẫn trứng cũng chỉ đạt hiệu quả 99%, còn đặt vòng tránh thai đạt từ 80-90%. Vậy đặt vòng tránh thai phải làm sao? Theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp.Đặt vòng mà vẫn có thai phải làm sao?

1. Nguyên nhân đặt vòng vẫn có thai

Đặt vòng tránh thai là một hình thức tránh thai khá an toàn. Đó là một vật rất nhỏ bằng nhựa hoặc kim loại, được đặt trong tử cung để ngăn chặn tinh trùng và trứng gặp nhau.

Đặt vòng là một trong những biện pháp tránh thai khá hiệu quả và được nhiều chị em sử dụng

Theo các bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, nguyên nhân việc đặt vòng mà vẫn có thai là do vòng bị rơi ra mà không biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa tử cung, không khống chế được vai trò phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung, kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai.

Ngoài ra, nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cũng sẽ không đạt được hiệu quả tránh thai như mong muốn hoặc đặt vòng nhưng bị tuột cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng.

Thông tin bài đọc:Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc đặt vòng vẫn có thai

2. Đặt vòng mà vẫn có thai phải làm sao?

Nếu trong trường hợp đặt vòng mà vẫn có thai các chị em cũng không nên quá lo lắng, hãy đi khám thai và khám phụ khoa ngay để bác sĩ kiểm tra xem tình trạng của vòng tránh thai như thế nào, có còn trong tử cung hay không.

Nếu muốn giữ thai thì sẽ không cần tháo vòng mà đợi đến khi người phụ nữ sinh bác sĩ sẽ kiểm soát tử cung và lấy vòng ra lúc sinh con xong.

Trong suốt thời gian mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường xuyên, định kỳ để kiểm soát và theo dõi thai thật cẩn thận, đặc biệt khi có những bất thường trong thai kỳ

Bên cạnh đó hãy xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Một trong những tác dụng phụ rất nhiều chị em gặp phải đó là đặt vòng vẫn có thai ngoài tử cung

3. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Nhằm giúp vòng tránh thai ổn định, ít gây ra những tác dụng phụ và giúp chị em đạt hiệu quả tránh thai cao, sau khi đặt vòng chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không làm việc nặng, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, cần phải có thời gian để vòng ổn định vị trí trong cơ thể.
  • Kiêng vệ sinh vùng kín quá mức, sau khi đặt vòng các chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ ngày từ 1-2 lần bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không nên vệ sinh âm đạo quá nhiều, kiêng thụt rửa âm đạo và không nên ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Kiêng quan hệ tình dục, việc đặt vòng cũng có thể gây tổn thương nhẹ cho phần âm đạo và tử cung. Chính vì thế sau khi đặt vòng các chị em cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần. Nếu trong quá trình quan hệ gây đau đớn cho nam giới hoặc nữ giới có hiện tượng chảy máu âm đạo thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra
  • Sau khi đặt vòng chị em cần đi khám định kỳ 3 tháng 1 lần, sau đó là 6 tháng để có thể đảm bảo vòng luôn ở đúng vị trí mà không bị tuột và không thể gây ra những biến chứng. Đồng thời sớm phát hiện những bất thường, từ đó kịp thời xử lý, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường để có hướng xử trí kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé thai sản trọn gói

Đặt vòng mà vẫn có thai phải làm sao cùng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng có thể trang bị cho chị em thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Tin liên quan

  • Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao
  • Đặt vòng tránh thai bị đau bụng có nguy hiểm không
  • Đặt vòng hay uống thuốc tránh thai tốt hơn

Video liên quan

Chủ Đề