Tại sao ko uống nước cất

Nước cất là gì? Đây là câu hỏi gây rất nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Nước cất được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Nước cất có những dùng để làm gì, có uống được không, được sản xuất như thế nào và có lợi với sức khỏe không? Trong bài viết này hãy cùng House&Home giải đáp mọi thắc mắc nhé!

Nước cất là gì?

Nước cất là nước đã được tinh chế thông qua quá trình chưng cất [đun sôi nước], sau đó ngưng tụ phần hơi nước sạch vào một chỗ chứa mới.

Quá trình này sẽ giúp loại bỏ tất cả các tạp chất, khoáng chất và các loại chất khác, tạo ra nước tinh khiết. Do đó nước cất được sử dụng để pha chế hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thực hiện các phản ứng hóa học, bảo trì ô tô

Nước cất thường được tìm thấy tại các nhà thuốc tây, nước giải khát đóng chai, dùng trong nấu ăn hoặc nước máy.

nước cất là nước gì

Nước cất được sản xuất như thế nào?

Hiện nay có các cách để điều chế nước cất đó là:

  • Đun sôi để tạo ra hơi nước, sau đó làm lạnh và ngưng tụ lại thành nước.
  • Sử dụng máy chưng cất nén hơi để chuyển nước sang dạng hơi nước.
  • Chưng cất đa tác động bằng nhiều buồng đun sôi để đáp ứng cung cấp hàng triệu gallon nước cất mỗi ngày cho nhu cầu thương mại.

Cách điều chế nước cất

Nước cất có uống được không?

Uống nước cất hoàn toàn được bởi nó không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe. Ngoài ra nó còn có nhiều lợi ích cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Nhưng không nên uống nước cất thay cho nước uống hàng ngày bởi vì nó quá tinh khiết, nên các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe đã bị loại bỏ hoàn toàn nên nếu sử dụng nước cất thay hoàn toàn cho nước bình thường cơ thể sẽ bị thiếu các khoáng chất cần thiết gây hại đến sức khỏe.

Không những vậy nếu chỉ uống nước cất hàng ngày nó còn dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng bởi trong quá trình chưng cất các phần tử nước bị biến đổi, nở to, khiến cơ thể không thể hấp thụ.

Nước cất có tác dụng gì trong đời sống?

Do là loại nước tinh khiết nên nước cất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Sử dụng nhiều trong y tế: Vì đòi hỏi tiêu chuẩn cao để dùng trong y tế nên nước cất được sản xuất theo quy trình riêng biệt so với các ngành nghề khác. Nó được sử dụng để sản xuất thuốc, rửa các dụng cụ y tế, dùng trong xét nghiệm, trong các phòng khám y tế và dùng để pha hóa chất.
  • Trong công nghiệp: Nước cất dùng trong công nghiệp hầu hết được sản xuất theo quy trình thông thường và ứng dụng trong sản xuất các vi mạch dùng trong điện tử, các thiết bị cơ khí chất lượng cao, công nghệ sơn, mạ, dùng để đổ các loại bình ắc quy, dùng trong nồi hơi hay sử dụng để pha chế các loại hóa chất công nghiệp.
  • Ứng dụng trong phòng thí nghiệm: dùng để điều chế một số chất đặc biệt.

nước cất dùng để làm gì

Một số suy nghĩ sai lầm về nước cất?

Đây là những thông tin được mọi người truyền tai nhau chứ không phải là các chứng minh khoa học có cơ sở nào cả:

  • Nấu ăn bằng nước cất gây mất khoáng chất cần thiết cho cơ thể: điều này hoàn toàn không đúng bởi các khoáng chất mất đi bởi quá trình nấu ăn liên quan đến các phương pháp nấu ăn hơn là do dùng nước cất để nấu ăn.
  • Nước cất làm hỏng răng và gây ra các vấn đề về răng miệng: hiện tại chưa có chứng minh nào cho thấy uống nước cất làm răng bị sâu, ố vàng hay xỉn màu.
  • Nước cất có tính axit quá mạnh không nên uống: nước cất có độ PH thấp hơn nước bình thường nên nó có vị hơi chua nhưng nó không có hại cho sức khỏe vì nếu 1 cơ thể khỏe mạnh sẽ duy trì rất hiệu quả độ PH trong cơ thể của mình.
  • Nước cất được sẽ gây hại cho sức khỏe bởi nó đã bị loại bỏ các khoáng chất: tuy nhiên kể cả trong các loại nước uống hằng ngày thì lượng khoáng chất được tìm thấy cũng rất thấp.

Nước chưng cất là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Cách phân biệt nước cất và nước hàng ngày

Về cơ bản 2 loại nước này là khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nước uống hàng ngày còn được gọi là nước tinh khiết, được khử trùng và lọc để loại bỏ các tạp chât, nhưng vẫn giữ lại được các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Còn nước cất thì ngược lại, nó được chưng cất và loại bỏ tất cả tạp chất cũng như khoáng chất có lợi cho cơ thể.
  • Nước cất sau khi được điều chế chỉ được dùng theo đúng quy định vì nếu bảo quản loại nước cất 1 lần và 2 lần sẽ làm cho nước dễ nhiễm bẩn.
  • Tuy nhiên đối với nước cất loại 2 thì có thể điều chế với một lượng vừa phải và bảo quản ở bình chứa, trơ, sạch, kín, đầy và được tráng bằng nước cất cùng loại.
  • Đối với nước cất loại 3 thì được bảo quản ở các bình chứa và điều kiện bảo quản giống như nước cất loại 2.

Những chia sẻ trên của House&Home hy vọng đã giúp bạn hiểu nước cất là gì và tác dụng cũng như tác hại của nước cất đối với sức khỏe con người. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. House&Home chuyên cung cấp các các sản phẩm về ngành hóa phẩm và gia dụng tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề