Tại sao hiến máu không được thức khuya

“Hiến Máu Nhân Đạo” là một trong những nghĩa cử cao đẹp được kêu gọi và tôn vinh. Nhưng máu của chúng ta đi hiến sẽ được sử dụng như thế nào, và quan trọng là khi “rút máu” của mình như thế, sức khỏe của người hiến bị ảnh hưởng ra sao? Hãy theo dõi bài viết này để hiểu hơn về nó nhé. 

1. Máu quan trọng như thế nào?

Điều này chắc không cần phải bàn cãi. Máu đóng vai trò mang nước, oxy, dinh dưỡng, năng lượng và vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ cơ quan nào thiếu máu sẽ có thể “chết” và mất chức năng. Chế phẩm máu trong điều trị là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chế phẩm máu không thể tổng hợp được nhân tạo, nên nguồn duy nhất thu được là từ người hiến tặng.

Máu là các sản phẩm sinh học vô cùng đặc biệt

2. Chế phẩm máu khi hiến được dùng như thế nào?

Máu thu được từ người hiến là một túi máu toàn phần. Gồm có nhiều thành phần: Huyết tương, tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu…. Những túi máu này sẽ được đem về một hệ thống sàng học cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng, và loại trừ những túi máu có nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi. Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức, sau đó sẽ tiếp tục được hệ thống máy phân tách thành các sản phẩm:

Dùng truyền cho những bệnh nhân thiếu máu có chỉ định.

Dùng cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu cần truyền.

Dùng cho những bệnh nhân nhiễm trùng nặng.

Thường dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bệnh nhân cần lọc máu,…

Bệnh nhân bị máu khó đông, bị giảm Fibrinogen máu,…

Như vậy, túi máu hiến không chỉ giúp ích cho một bệnh nhân. Sau khi được tách thành các sản phẩm khác nhau, nhiều bệnh nhân bệnh khác nhau sẽ được “cứu”. 

Chế phẩm huyết tương tươi, rất quan trọng trong nhiều tình huống cấp cứu

3. Hiến máu thường chỉ được hỗ trợ một chi phí nhỏ, tại sao bệnh nhân phải chi tiền cho chế phẩm máu?

Để có được túi máu truyền cho bệnh nhân, cần tốn các chi phí:

  • Hỗ trợ người hiến.
  • Vận chuyển.
  • Nhân công xử lý máu.
  • Vận hành hệ thống sàng lọc.
  • Xét nghiệm: Viêm gan B, C, giang mai, sốt rét,…
  • Hệ thống bảo quản: Trữ lạnh, máy lắc,…

Các chi phí này sẽ có sự hỗ trợ theo chính sách của nhà nước nên phần còn lại người bệnh chi trả chỉ là phần nhỏ so với tổng thực tế. Ở các nước phương Tây, bệnh nhân cần chi trả khoảng 100 – 150 USD cho một túi máu.

4. Hiến máu có hại gì cho sức khỏe không?

Nếu không có bệnh lý gì đặc biệt, hiến máu lượng vừa phải và tần suất hợp lý sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không những thế còn đem lại nhiều lợi ích nhất định.

  • Kích thích hoạt động hiệu quả của tủy xương.
  • Thải sắt.
  • Cơ hội để kiểm tra sức khỏe và tầm soát lây nhiễm trong máu miễn phí.
Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp

5. Cần lưu ý gì trong quá trình trước, trong và sau khi hiến máu?

– Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đủ nước. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu sắt:  thịt, cá, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc, …

– Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, vừa chủng ngừa, có triệu chứng cảm sốt,… trước hiến.

– Nếu bạn đang mắc viêm gan, đang điều trị bệnh nhiễm trùng hay thiếu máu, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú,… thì tốt nhất không nên hiến máu.

– Đảm bảo khoảng cách với lần hiến trước ít nhất là 3 tháng.

Thư giãn, tư thế nằm/ngồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào [mệt mỏi, chóng mặt, đánh trống ngực,…] cần báo ngay cho bác sĩ.

Vị trí vết tiêm lấy máu cần giữ sạch và vệ sinh cẩn thận theo hướng dẫn.

– Nên nghỉ một chút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

– Uống thêm nước, trà đường, không nên rượu bia ít nhất 24 giờ sau hiến.

– Hạn chế vận động thể lực quá sức.

– Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt.

– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

6. Ai là người có thể đi hiến máu?

  • Tuổi trưởng thành [18 – 60 tuổi] không mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là các bệnh lây qua đường máu.
  • Cân nặng tối thiểu là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới.
  • Các đối tượng hiến máu phải có giấy tờ tuỳ thân.

Một điều lưu ý hiện tại với những người hiến nhóm máu AB, khá hiếm trong cộng đồng [khoảng 6,6% dân số có AB]. Mặt khác nhóm AB chỉ có thể truyền cho AB mà không thể cho máu khác nên một số ngân hàng máu sẽ chỉ ghi nhận thông tin và sẽ liên hệ người hiến AB khi nào người bệnh có nhu cầu truyền chế phẩm máu.

Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp. Một bệnh nhân chấn thương, sốt xuất huyết, phẫu thuật,… có thể được cứu ngay tức thì nếu được truyền máu phù hợp. Việc hiến máu không có nguy cơ tai biến đáng lo ngại, về lâu dài không ảnh hưởng đến sức khoẻ người cho.

Ngoài những lợi ích kể trên, những người tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu, không chỉ có giá trị là lời cảm ơn, trong trường hợp người này cần dùng chế phẩm máu, giấy này sẽ có giá trị quy đổi lại bằng với lượng máu mình đã hiến mà không tốn thêm chi phí.

>> Một số nhóm máu hiếm nên biết: Nhóm máu hiếm và những điều bạn cần biết

Tôi rất muốn đi hiến máu nhân đạo, nhưng không biết người hiến máu phải đạt những tiêu chuẩn gì? Mỗi lần hiến máu bao nhiêu...
Tôi rất muốn đi hiến máu nhân đạo, nhưng không biết người hiến máu phải đạt những tiêu chuẩn gì? Mỗi lần hiến máu bao nhiêu thì không ảnh hưởng tới sức khỏe? Sau khi hiến máu cần phải làm gì?

Trần Văn Hai [Thái Bình]

Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 84 ngày. Do lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng từ 70 - 77ml/kg cân nặng, mỗi lần hiến máu lại không quá 9ml/kg cân nặng, nên chúng ta có thể hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe khi hiến máu, người tình nguyện không nên thức khuya, ăn nhẹ, không nên uống rượu, bia trước khi hiến máu. Khi tham gia hiến máu, người hiến máu cần có giấy CMND, vì mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu. Sau khi hiến máu, không nên uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu. Trong 2 - 3 ngày sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực như: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Nguồn: //t4gbrvt.org.vn

Video liên quan

Chủ Đề