Tại sao gọi là cao lầu

Nồi lẩu truyền thống

Mọi người thích ăn lẩu, nhưng có hiểu nghĩa của từ lẩu là gì không? Mình rất bất ngờ khi biết lẩu không phải là món ăn như mình vẫn nghĩ. Thực ra lẩu là một từ trong tiếng Tiều [Triều Châu] chỉ bộ phận hình ống tròn nằm giữa một cái bát tô lớn đựng canh [gọi là laiton] có công dụng chứa than hồng để hâm nóng nước canh trong bát [xem hình]. Người Triều Châu gọi món này là canh đựng trong bát có lẩu nhưng chắc khi người Việt mình nghe một câu rất dài mà không hiểu nên chỉ nhớ danh từ cuối và gọi món này là lẩu. Hèn gì món lẩu lại gọi là hotpot [nồi nóng] trong tiếng Anh. Thế mới biết đằng sau mỗi từ là cả một câu chuyện văn hóa rất thú vị.

P.s. Có người bạn hỏi mình, lẩu có liên quan gì đến món cao lầu không. Theo mình là không, vì món cao lầu là một món mì nổi tiếng ở Quảng Nam và không ăn theo kiểu lẩu. Và đối với tên gọi cao lầu, đến giờ người ta vẫn chưa có lời lý giải thỏa đáng. Trang Hoianheritage.net viết: Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao lại gọi tên món ăn là cao lầu. Có phải trước đây món ăn này thường được bày bán trong những quán ăn có lầu hay không ? Nó có quan hệ thế nào với hiệu cao lâu ở 36 phố phường Hà Nội ? Ngoài đó, người ta gọi các tiệm ăn sang trọng của những chú Hoa kiều là cao lâu. Nhà thơ và cũng là nhà ăn chơi nổi tiếng của đất Nam Định Trần Tế Xương đã từng tự thú: nghiện trà, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu. Và nó có dính líu gì với thú cao lâu gắn với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước. Vì chữ lầu trong cao lầu còn có thể đọc là lâu. Là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, từ Kẻ Chơ cho chí Đồng Nai, Gia Định, ai dám chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Chẳng rõ như thế nào, chứ nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi vui chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một người quen cũ vốn là ca nhi ở Đàng Ngoài Dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là một món ăn riêng có của Hội An. Nó bao hàm trong mình nhiều vấn đề lịch sử văn hóa hết sức thú vị. Để có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để mày mò gia công, chế biến.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related

Video liên quan

Chủ Đề