Tại sao có bầu không nên nằm võng

Một số nghiên cứu đã chứng minh, nằm võng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như giúp mọi người nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn (so với nằm giường) nhờ nhịp rung lắc đều đều, nhẹ nhàng; Không chỉ ngủ ngon, qua nghiên cứu bằng điện tâm đồ, nằm võng còn được khẳng định là có tác dụng cải thiện trí nhớ…

Tuy nhiên, nằm võng không được khuyến khích với bà bầu, đối tượng vốn khó ngủ (khó ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi) và trí nhớ được ví là “não cá vàng”?

Tại sao có bầu không nên nằm võng

Tại sao bà bầu không được nằm võng?

Với nhiều mẹ bầu, nằm võng đôi khi không chỉ là sở thích cá nhân mà còn là cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, nhất là khi bước vào những tháng cuối thai kỳ. Chia sẻ về nguyên nhân không khuyến khích bà bầu nằm võng, các chuyên gia đưa ra lý do sau:

Việc bà bầu bị té ngã là điều cần phải hạn chế đến mức tối đa, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng, thậm chí có thể gây sảy thai, động thai, sinh non…

Trong khi đó, võng không cố định và không mang đến sự chắc chắn cho người ngồi hoặc nằm nên rất dễ khiến bà bầu bị vấp ngã, trượt chân khi đứng lên, ngồi hoặc nằm xuống. Đặc biệt khi bà bầu bước vào tam cá nguyệt cuối, chiếc bụng bầu ngày càng lớn và việc đi đứng trở nên khó khăn hơn.

Không thể phủ nhận nằm võng sẽ giúp bà bầu dễ ngủ hơn, nhưng tư thế nằm trên võng không tốt cho hệ hô hấp và xương sống của bà bầu.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy, khi bà bầu nằm võng, phần cơ thể phía trên của bà bầu sẽ bị bó hẹp tạo sức ép lên lồng ngực cản trở hệ hô hấp hoạt động, từ đó có thể gây khó thở; Phần lưng và thân dưới ở vị trí thấp trũng có thể gây ra tình trạng khó chịu ở lưng và xương sống, còn phần chân đưa lên cao khiến máu lưu thông lên não gặp khó khăn, có thể gây thiếu oxy não...

Tại sao có bầu không nên nằm võng

Ngoài 2 nguyên nhân tại sao bà bầu không được nằm võng nêu trên, gây chèn ép thai nhi trong bụng khi nằm võng cũng được chuyên gia khuyến cáo. 

Bởi những tháng cuối thai kỳ, em bé trong bụng ngày càng lớn và bắt đầu cảm nhận được sự chật chội khi ở trong “ngôi nhà tử cung”. Vì vậy, tư thế nằm của mẹ bầu có sự tác động rất lớn đến thai nhi. Nếu mẹ bầu nằm võng, ngoài việc cơ thể bị gò bó, mẹ còn gặp khó khăn khi xoay trở mình thay đổi tư thế… điều này có thể gây khó chịu, chèn ép thai nhi trong bụng.

Cách giúp bà bầu ngủ ngon không cần võng

Một giấc ngủ ngon luôn là điều “xa xỉ” với mọi mẹ bầu, để có thể ngủ ngon đồng thời “cai nghiện” được võng, mẹ có thể tham khảo các bí quyết sau:

  • Uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ, nói không với các loại thức uống kích thích như trà, cà phê...

  • Giữ không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh ra nệm thường xuyên, đặt nhiệt độ phòng thích hợp

  • Tập một vài tư thế yoga hoặc bài tập thể dục nhẹ tốt cho giấc ngủ, hoặc mẹ cũng có thể massage, ngâm chân nước ấm

  • Sử dụng thêm một số dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ như gối mềm kê chân…

Với những chia sẻ trên, mẹ hẳn đã có câu trả lời về việc bà bầu nằm võng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá cứng nhắc, nếu nằm võng là sở thích mẹ vẫn có thể nằm/ ngồi thư giãn trong vài phút. Nhưng cần nhớ, phải hết sức cẩn thận khi đứng lên/ ngồi xuống, tốt nhất mẹ nên tìm cho mình 1 điểm bám tay chắc chắn để tránh té ngã nhé!

Tư thế nằm ngủ rất quan trọng đối với các mẹ bầu cũng như thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, đồng thời giúp máu lưu thông đến thai tốt hơn.

Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng này không phải mẹ bầu nào cũng nằm được, có người sẽ cảm thấy khó ngủ. Vì vậy, có nhiều bà bầu đã nằm võng để được thoải mái và dễ ngủ hơn.

Bà bầu có nên nằm võng hay không?

Chuyên gia nghên cứu về giấc ngủ Sophie Schwartz ( đại học Geneva – Thuỵ Sĩ) cho biết giấc ngủ của con người sẽ thay đổi khi người ta dùng võng đung đưa khi nằm ngủ. Theo dõi các điện não đồ của các tình nguyện viên nằm võng, chuyên gia nhận ra rằng giấc ngủ của họ đến nhanh hơn, chất lượng giấc ngư cũng được cải thiện đáng kể, trí nhớ tăng lên trông thấy. Nghiên cứu này mở ra một ứng dụng mới đầy hy vọng cho việc cải thiện chứng mất ngủ của cuộc sống hiện đại.

Quả thật nằm võng sẽ giúp bà bầu có thể đi nhanh vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nhưng những cơn đung đưa có thể khiến bà bầu gặp một số vấn đề về sức khỏe sau:

- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Chúng ta để ý thấy tư thế nằm trên võng thường là đầu và chân cao, phần thân dưới thấp và hơi gập khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bà bầu bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim. Việc đầu ở phía trên cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn, có tác động không tốt lên toàn bộ tim mạch.

- Ảnh hưởng đến cột sống

Nghiên cứu ở các bệnh nhân có thói quen nằm võng cho thấy họ đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc bị thoát vị đĩa đệm. Khi người càng lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, canxi không đủ cung cấp cho hệ xương dẫn tới bị giòn và dễ gãy hơn, những mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh cột sống gây đau đớn. Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng là nguyên nhân gây ra các tổn thương lớn như bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, bị tê liệt tứ chi.

- Chèn ép lên thai nhi

Để có một tư thế thoải mái giúp bà bầu và thai nhi luôn mạnh khỏe, võng không thể là giải pháp tối ưu vì nằm võng bà bầu không thể lật mình, không thể điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nhất là việc nằm nghiêng trên võng sẽ chèn ép lên bào thai, gây sự khó chịu hay bức bối ở thai nhi.

- Tăng nguy cơ bị ngã

Với bà bầu, việc bụng có chu vi ngày càng lớn, cồng kềnh, di chuyển thường khó khăn hơn, trong quá trình đứng lên, ngồi xuống võng dễ bị ngã. Do đó, các mẹ không nên nằm võng trong thời gian mang thai.

Vậy bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào là chuẩn?

Từ những điều trên thì thực sự bà bầu không nên nằm võng, nhất là khi đã đến 3 tháng cuối thai kỳ. Tốt nhất là các mẹ nên nằm ở những nơi có không gian thoải mái và bằng phẳng như giường và nệm. Ngoài ra, những tư thế sau đây sẽ giúp mẹ bầu được điều chỉnh giấc ngủ dễ dàng hơn qua từng giai đoạn thai kỳ.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng đầu thai kỳ:

Lúc này, bụng mẹ không quá lớn. Mẹ có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, thậm chí ở cả tư thế nằm ngửa cũng không đáng ngại. Mặc dầu vậy, cần hạn chế nằm ở tư thế sấp bởi nó không tốt cho sức khỏe của người bình thường, phương chi mẹ lại đang trong giai đoạn bầu bí.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng giữa thai kỳ

Mặc dầu vẫn chưa đến mức “bụng to vượt mặt” nhưng việc bảo vệ chiếc bụng lấp ló cũng là điều hết sức quan trọng. Từ lúc này, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng cuối thai kỳ


 

Do lúc này tử cung của mẹ đã bắt đầu xoay theo hướng phải nên các chuyên gia khuyên mẹ nghiêng về phía trái trong lúc ngủ nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người khiến em bé trong bụng chịu áp lực.

Bí quyết giúp mẹ bầu đi sâu vào giấc ngủ

Mặc dù không nên nằm võng trong thời gian mang thai, các mẹ vẫn có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn giúp mình đi vào giấc ngủ nhanh hơn như sau:

- Nghe nhạc, đọc sách: Dành một khoảng thời gian trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.

- Dinh dưỡng: Nên ăn uống đúng giờ, không ăn bữa tối quá trễ. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ không được khuyến khích trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine như trà, café. Một ly sữa ấm sẽ giữ cho mẹ bầu không cảm thấy đói và ngủ ngon suốt đêm.

- Không gian ngủ: Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ thì mẹ bầu mới có thể ngủ ngon.

- Tạo giờ giấc thức – ngủ đồng bộ: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày. Dần dần, cơ thể sẽ quen với những thời điểm đó, việc đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.

- Massage: Massage vùng lưng và chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê, hãy nhờ ông xã massage giúp vợ dễ ngủ.

- Tập thể dục hàng ngày: Tuy việc này sẽ ngày càng khó khăn vì cơ thể nặng nề nhưng bạn không thể bỏ qua nó. Cố gắng vận động với các bài tập phù hợp giúp giảm đau lưng và dễ ngủ.


 

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Có bầu nằm võng được không? Với những tác hại của việc nằm võng như không tốt cho cột sống, hệ hô hấp và việc cấp oxy lên não thì mẹ bầu hoàn toàn không nên nằm võng. Bên cạnh đó, việc nằm võng khi ngủ cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị té ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

  • Nằm võng dễ đi vào giấc ngủ
  • Tác hại của việc ngủ võng sẽ làm bạn suy nghĩ về việc bà bầu có được nằm võng không
  • Mang thai có được nằm võng không?
  • Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu
  • Một vài mẹo giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Nằm võng dễ đi vào giấc ngủ

Nhà khoa học Michel Muhlethaler, đến từ đại học Genève, Thuỵ Sĩ, đã có phát biểu trên Discovery về công trình nghiên cứu của mình cùng cộng sự: “Chúng tôi quan sát thấy, trạng thái đung đưa của võng giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn so với nằm trên giường. Trạng thái đung đưa của võng tác động lên các giác quan, giúp đồng bộ hóa hoạt động của não thành một hoạt động gắn liên với giấc ngủ. Giai đoạn ngủ sâu của con người thường chiếm phân nửa độ dài giấc ngủ được tăng lên khi nằm võng”.

Như vậy, nghiên cứu khoa học đã cho ta thấy tác dụng của việc nằm võng đối với giấc ngủ như thế nào. Điều này sẽ giúp ích cho những người khó đi vào giấc ngủ, cải thiện giấc ngủ của họ. Vậy bà bầu có nên nằm võng?

Tại sao có bầu không nên nằm võng

Mẹ mang thai có nên nằm võng? (Ảnh: istockphoto)

Bạn có thể chưa biết:

Khi mới mang thai có bị mất ngủ không? Làm cách nào giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn?

Tác hại của việc ngủ võng sẽ làm bạn suy nghĩ về việc có bầu nằm võng được không?

Ở Việt Nam, đã có trường hợp người bệnh bị đau thắt lưng dữ dội do có thói quen nằm võng khoảng 40 năm. Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là người đã thăm khám cho bệnh nhân này. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi chụp MRI cột sống và nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị tàn tật suốt đời. Có 2 tác hại của việc thường xuyên nằm võng có thể xảy ra mà bạn nên biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Thoái hoá cột sống: là tình trạng tổn thương sụn mấu khớp, đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống gây chèn ép rễ, tủy thần kinh. Người mắc bệnh thường hay đau cổ, gáy, thắt lưng, đơ cứng cổ, tê dị cảm tay, chân,…
  • Suy hô hấp: Tư thế ngủ nằm võng sẽ khiến cơ thể bị bó hẹp trong khuôn khổ chiếc võng, ngực bị thắt lại gây khó thở.

Nguyên nhân mẹ bầu hay mất ngủ

  • Đau lưng và nhức chân: Vì chịu sức nặng từ thai nhi ngày một lớn nên mẹ sẽ thấy khó chịu khi ngủ. Không ít bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ do sự gia tăng trọng lượng của thai hoặc thiếu canxi, kali dẫn tới chứng chuột rút khi ngủ ban đêm.
  • Vấn đề tiêu hóa: Tình trạng trào ngược thức ăn xảy ra nhiều vào những tháng cuối thai kỳ do thai nhi lớn dần khiến dạ dày bị chèn ép.
  • Đi tiểu nhiều lần: Thai nhi chèn ép vùng bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng mất ngủ ở nhiều mẹ bầu.
  • Nghén khi mang thai 3 tháng đầu: Những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ, việc nôn nghén cũng dễ làm mẹ mất ngủ
  • Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai: ảnh hưởng đến nhịp thở, làm mẹ hít thở khó khăn. Ở 3 tháng cuối, tử cung chèn ép cơ hoành làm mẹ càng khó thở, dẫn đến khó ngủ hơn
  • Chuột rút ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của mẹ. Những cơn co, chuột rút về đêm làm mẹ đau điếng, tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại
  • Mẹ bầu bị căng thẳng, lo lắng khi mang thai

Tại sao có bầu không nên nằm võng

Mẹ mang thai không nên nằm võng (Ảnh: istockphoto)

Có bầu nằm võng được không?

Tại sao có bầu không được nằm võng? Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến khích bà bầu không nên nằm võng. Mặc dù bạn có thể dễ ngủ hơn khi nằm võng, nhưng tác hại của việc nằm võng nhiều hơn lợi ích nó mang lại cho bạn. Khi nằm võng, đầu và chân của bạn ở tư thế cao hơn phần giữa cơ thể, ngực bị ép lại. Điều này không tốt cho cột sống, hệ hô hấp và việc cấp oxy lên não của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc nằm võng khi ngủ cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị té ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Với những rủi ro tiềm ẩn như vậy, liệu bạn có còn muốn tiếp tục việc nằm võng khi mang bầu nữa hay không

Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi mà mẹ nên có một tư thế ngủ phù hợp với cả mẹ và thai nhi. Bụng mẹ càng to càng cần quan tâm đến tư thế ngủ vì một số tư thế ngủ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé và đặc biệt tư thế ngủ phụ thuốc vào các cơn đau lưng và đau thắt lưng. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nằm nghiêng trái rất thích với các mẹ bầu bởi tư thế này làm giảm phù chân khi mẹ bước vào giai đoạn phù chân sinh lý, đồng thời mẹ cũng tránh được tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim”.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cứ mỗi giai đoạn tam cá nguyệt, thai nhi lại có những phát triển mới về mặt khối lượng và cơ thể người mẹ theo đó cũng thay đổi dần. Tư thế nằm ngủ như thế nào rất quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé. Dưới đây là gợi ý cho bạn dựa trên từng thời kỳ:

Thời điểm này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, mẹ bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, nếu quá muốn dùng võng để ngủ, bạn vẫn có thể dùng nhưng chú ý chỉ dùng để ngủ giấc ngắn (20-30 phút), thỉnh thoảng mới dùng và cẩn thận kẻo bị té ngã.

Thời gian này, mẹ đã có thể nhìn thấy rõ bụng mình hơn. Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Top 5 gối ôm giúp bà bầu không còn nhức mỏi và ngủ ngon giấc

Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.

Tại sao có bầu không nên nằm võng

Tư thế thoải mái giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn (Ảnh: istockphoto)

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Một vài mẹo giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Đối với những mẹ bầu khó ngủ, hãy tham khảo một vài bí quyết sau để dễ ngủ hơn và quên đi chiếc võng.

  • Sắm thêm chiếc gối chữ U hoặc các loại gối trợ giúp cho việc bầu bí để có tư thế nằm thoải mái nhất
  • Uống một ly nhỏ sữa ấm hay ngũ cốc; hoặc 1 miếng phô mai trước khi đi ngủ 30 phút
  • Hãy uống đủ nước vào ban ngày, giảm vào ban đêm; tránh thức uống chứa chất caffeine như: cà phê, sô-cô-la, trà đen,…
  • Massage cơ thể trước khi đi ngủ hoặc tập vài động tác hít thở sâu để cơ thể được thư giãn.
  • Việc ăn quá no sẽ khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ do thức ăn chưa tiêu hóa hết. Vì vậy mẹ nên ăn khoảng 2 – 3 giờ trước giờ đi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B giúp cải thiện giấc ngủ như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng là một trong những cách giúp mẹ ngủ ngon hơn do khí huyết được lưu thông, những căng thẳng được giải tỏa.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đè lên bàng quang khiến số lần mẹ đi vệ sinh tăng lên. Đi vệ sinh trước khi ngủ giúp mẹ không phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Có thể tắm nhanh với nước ấm trước khi ngủ
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, mát mẻ
  • Quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng cũng là một cách để mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ

Lời kết 

Mẹ bầu có nằm võng được không? Nằm võng chỉ phù hợp với những giấc ngủ ngắn và không nên tạo thành thói quen, đặc biệt đối với những mẹ bầu. Bạn hãy tìm những cách phù hợp nhất đối với bản thân để dễ dàng đi ngủ và có những ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ của bản thân và em bé trong bụng nhé!

Nguồn tham khảo: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo