Tại sao bác lái xe lại khẳng định thế nào bác cũng thích vẽ hắn

ĐỀ THI VĂN 9 HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [82.81 KB, 9 trang ]

PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG ANH
TRƯỜNG THCS………

ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN VÀO THPT

KHÓA THI NGÀY 2/6/2016
Thời gian: 120 phút

PHẦN I: Cho đoạn trích sau:
“- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta.- Người lái xe lại
nói.
Họa sĩ nghĩ thầm:“Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa
kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy
người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!”
1. Đoạn trích trên sử dụng mấy dấu ngang cách? Tác dụng của việc sử dụng các dấu
câu ấy với văn cảnh như thế nào? [1 điểm]
2. Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào trong truyện “Lặng lẽ Sa-pa”? Cách gọi
nhân vật của tác giả không xưng tên riêng nhằm mục đích gì? [1 điểm]
3. Tại sao người lái xe lại nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta”? Và tại sao họa sĩ
nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” còn cô kĩ sư “chỉ “ô” lên một
tiếng”? [1,5 điểm]
4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về cách sống
của thanh niên ngày nay. [2 điểm]
PHẦN II: Bài “Đồng chí” có ba câu thơ cuối:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
1. Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối”
và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? [1 điểm]
2. Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm
sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”[ghi rõ tên tác giả]? [0,5 điểm]


3. Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba
câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng
đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế?
[gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế][3 điểm]


ĐÁP ÁN

PHẦN I: 5,5 điểm
1- Đoạn trích trên sử dụng hai dấu ngang cách. [0,5 điểm]
- Tác dụng của việc sử dụng các dấu câu ấy với văn cảnh:[0,5 điểm]
+Dấu ngang cách trong câu: “-Bác và cô lên với anh ấy một tí.” đánh dấu trước lời
thoại của nhân vật [người lái xe] nói với ông họa sĩ và cô kĩ sư với nhã ý mời mọi
người lên nhà anh thanh niên. Qua lời mời này, tác giả tạo được một tình huống hợp lí
và thú vị để các nhân vật tình cờ gặp nhau một cách ngẫu nhiên. Lời của người lái xe
nói trở nên thân tình, tỏ rõ sự cảm kích cũng như tình cảm yêu mến với “anh ta” [anh
thanh niên].
+Dấu ngang cách thứ hai ở trước câu: “-Người lái xe lại nói.” đánh dấu trước thành
phần phụ chú [chú thích rõ thêm ý] cho phần trước đó..
2- Đoạn trích trên kể về những nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa-pa” là: Nhân vật anh
thanh niên; nhân vật người lái xe; nhân vật bác họa sĩ; nhân vật cô kĩ sư.[0,5 điểm]
- Cách gọi nhân vật của tác giả không xưng tên riêng mà gọi bằng từ ngữ chỉ nghề
nghiệp gắn với giới tính và tuổi tác nhằm mục đích làm nổi bật chủ đề chính của
truyện ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người yêu lao động, yêu cuộc
sống. Thể hiện sâu sắc thái độ sống của một thế hệ con người luôn luôn nhiệt huyết
hăng say góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. .
[0,5 điểm]
3.- Người lái xe nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta” vì: người lái xe đã quen biết
anh thanh niên từ trước, đồng thời muốn giới thiệu với ông họa sĩ về anh thanh niên.
Lời nói trên thể hiện rõ tình cảm yêu mến của người lái xe với anh thanh niên và cảm

nhận được vẻ đẹp ở “anh ta” nên phỏng đoán trước nguồn cảm hứng nghệ thuật sẽ nảy
nở khi ông họa sĩ gặp anh thanh niên. [0,5 điểm]
- Ông họa sĩ nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” vì: ông họa sĩ
chưa gặp anh thanh niên bao giờ và chỉ nghe kể về “anh ta” qua lời của người lái xe.
Hơn nữa, anh thanh niên- một chàng trai còn rất trẻ, lại ở một mình nơi đỉnh núi cao
2600m nên anh có thể không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên hoặc chưa ngăn nắp….
[0,5 điểm]
- Còn cô kĩ sư “chỉ “ô” lên một tiếng” vì: cô ngạc nhiên ngỡ ngàng khi cô vừa mới
đặt chân đến nơi anh ở thấy anh thanh niên đang hái hoa. Có lẽ hình ảnh về anh thanh
niên trước mắt cô khiến cô thán phục và cảm thấy thích thú, ngưỡng mộ….[0,5 điểm]


4. Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về cách sống của thanh
niên ngày nay. [2 điểm]
Đoạn văn đủ số lượng 1 trang giấy thi, đủ bố cục 3 phần. Nội dung mạch lạc, sáng tỏ,
không lặp ý, lặp từ.
Gắn với thực tiễn trong đời sống hàng ngày của giới trẻ trong cách sống cách nghĩ và
làm việc, học tập…
PHẦN II: [4,5 điểm]
1-Giải thích rõ nghĩa từ và nêu tác dụng của từ:
+ “sương muối”: sương xuất hiện khi rét đậm rét hại, sương đọng thành hạt màu trắng
gây ảnh hưởng-> gợi hoàn cảnh chiến đấu của người lính trong đêm rét buốt đầy thử
thách khắc nghiệt hiểm nguy. [0,5 điểm]
+“chờ”: đứng một chỗ hoặc dừng lại một chỗ không di chuyển khỏi vị trí ->gợi thái
độ chủ động sẵn sàng của người lính trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Làm nổi bật vẻ
đẹp về phẩm chất anh dũng kiên cường của người lính trước kẻ thù. [0,5 điểm]
2. Tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm sáng tác
cùng năm với bài thơ “Đồng chí”[ghi rõ tên tác giả]: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn
Kim Lân cùng sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp rất khó
khăn và ác liệt. [0,5 điểm]

3. Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba
câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng
đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế?
[gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế] [3 điểm]
- Đảm bảo đoạn văn có 12 câu, hình thức diễn đạt theo phép lập luận quy nạp; có câu
rút gọn và phép thế; chú thích rõ câu và phép liên kết.
- Nội dung cần khai thác nội dung và nghệ thuật của 3 câu thơ trên nhằm làm nổi bật 2
ý chính:
+ Bức tranh đẹp về tình đồng chí: gắn bó keo sơn đoàn kết bên nhau chung nhiệm vụ
chiến đấu cùng vượt qua khó khăn gian khổ sống chết có nhau [rừng hoang, sương
muối, đứng cạnh bên nhau, chờ giặc…]
+ Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời,
yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu tự do, yêu hòa bình…; ý chí kiên cường vượt khó
vươn lên…sống có lí tưởng, có niềm tin và nghị lực… [súng/trăng…]
…………….. Hết ……………


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“…Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ
trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng
sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng
biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều
đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến những thủ phạm đã gây ra
những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước lời khẩn cầu hoà bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những
phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ
khỏi vũ trụ này.”


1. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới

hoà bình”? Văn bản đó được diễn đạt theo thể loại nào?
2. Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng ngôi thứ mấy? Dựa vào

đâu em biết?
3. Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?
4. Dựa vào văn bản, em hiểu “những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho
chúng ta” là ai? Tại sao họ lại “gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta”?
5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu nội dung và nghệ thuật của văn bản có
chứa đoạn trích trên?


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được
giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an
toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn
bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do. Cần khuyến
khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội…”
1. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản nào? Văn bản đó được diễn đạt
2.
3.
4.
5.

theo thể loại nào?
Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng kiểu câu gì xét theo mục

đích nói? Dựa vào đâu em biết?
Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?
Dựa vào văn bản em hãy cho biết: tại sao trẻ em cần nhận thức được giá trị bản
thân và tại sao cần khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội?
Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu về một hoạt động văn hoá xã hội mà em
từng được tham gia?


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“…Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ
trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng
sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng
biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều
đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến những thủ phạm đã gây ra
những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước lời khẩn cầu hoà bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những
phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ
khỏi vũ trụ này.”

6. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới

hoà bình”? Văn bản đó được diễn đạt theo thể loại nào?
7. Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng ngôi thứ mấy? Dựa vào

đâu em biết?
8. Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?

9. Dựa vào văn bản, em hiểu “những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho
chúng ta” là ai? Tại sao họ lại “gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta”?
10. Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu nội dung và nghệ thuật của văn bản có
chứa đoạn trích trên?


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được
giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an
toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn
bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do. Cần khuyến
khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội…”
6. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản nào? Văn bản đó được diễn đạt
7.
8.
9.
10.

theo thể loại nào?
Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng kiểu câu gì xét theo mục
đích nói? Dựa vào đâu em biết?
Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?
Dựa vào văn bản em hãy cho biết: tại sao trẻ em cần nhận thức được giá trị bản
thân và tại sao cần khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội?
Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu về một hoạt động văn hoá xã hội mà em
từng được tham gia?



ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“…Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ
trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng
sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng
biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều
đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến những thủ phạm đã gây ra
những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước lời khẩn cầu hoà bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những
phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ
khỏi vũ trụ này.”

11. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới
12.
13.
14.
15.

hoà bình”? Văn bản đó được diễn đạt theo thể loại nào?
Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng ngôi thứ mấy? Dựa vào
đâu em biết?
Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?
Dựa vào văn bản, em hiểu “những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho
chúng ta” là ai? Tại sao họ lại “gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta”?
Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu nội dung và nghệ thuật của văn bản có
chứa đoạn trích trên?



ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

Cho đoạn trích sau:
“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được
giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an
toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn
bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do. Cần khuyến
khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội…”
11. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của văn bản nào? Văn bản đó được diễn đạt
12.
13.
14.
15.

theo thể loại nào?
Trong đoạn trích trên, khi diễn đạt, tác giả vận dụng kiểu câu gì xét theo mục
đích nói? Dựa vào đâu em biết?
Gạch chân các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên đó là
những phép liên kết nào?
Dựa vào văn bản em hãy cho biết: tại sao trẻ em cần nhận thức được giá trị bản
thân và tại sao cần khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội?
Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu về một hoạt động văn hoá xã hội mà em
từng được tham gia?



Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Hoàn Kiếm năm 2018/2019

Cập nhật ngày 31/10/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Hướng dẫn chi tiết đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 quận Hoàn Kiếm năm học 2018/2019 giúp các em thử sức làm bài và ôn luyện dạng đề được ra trong kì thi cuối học kì 1 này

Đề thi

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9

Năm học 2018 - 2019

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 13tháng 12 năm 2018

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1[5 điểm]:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở đầu bằng hình ảnh thơ rất độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017]

1. Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ và có ý nghĩa như thế nào?

3. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?

4. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Phần II [5 điểm]

Cho đoạn trích sau:

“Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:

Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”.

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?

2. Nhân vật bác lái xe cho rằng người mình sắp giới thiệu là “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Em có đồng ý với lời nhận xét đó không, vì sao?

3. Khi được trò chuyện với “một trong những người cô độc nhất thế gian” nhà họa sĩ nghĩ: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”

Coi câu văn được in nghiêng là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng một câu phủ định và một câu ghép [gạch chân, chú thích rõ].

Đáp án

Phần I

Câu 1

Bài thơ được sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Khi đó, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đang là một người lính chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 2

- Điểm khác lạ trong nhan đề là: Nhan đề khá dài, thêm chữ “bài thơ” tưởng chừng như không cần thiết.

- Ý nghĩa:

+ Làm nổi bật rõ hình ảnh thơ của toàn bài: những chiếc xe không kính

+ Cho thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về hiện thực của chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ, chất thơ trong tâm hồn người lính.

+ Góp phần làm sáng rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 3

- Điệp ngữ “không” lặp lại ba lần trong câu thơ đầu tiên

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực thiếu thốn, gian khổ của điều kiện, phương tiện chiến đấu, giọng điệu tỉnh nghịch của những người lính trẻ.

- Điệp ngữ: “bom” lặp lại hai lần trong câu thơ thứ hai

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của tuyến đường Trường Sơn cũng như những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Điệp ngữ: “nhân” lặp lại ba lần trong câu thơ thứ tư.

Tác dụng: Nhấn mạnh tự thể hiên ngang, chủ động, ung dung, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn hiểm nguy của người lính lái xe.

Câu 4

- Giải thích

Thế nào là “thế hệ trẻ ngày nay”, “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Phân tích

+ Khẳng định được vai trò quan trọng, những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Chỉ rõ được lí do vì sao thế hệ trẻ ngày nay có vai trò quan trọng như vậy -

- Nêu biểu hiện

+ Nếu bật được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Làm rõ được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình thế giới diễn biến phức tạp.

- Bàn luận và mở rộng vấn đề

+ Với vai trò, sứ mệnh như vậy, thế hệ trẻ cần làm gì?

+ Phê phán những biểu hiện sống thiếu trách nhiệm.

+ Liên hệ bản thân.

Phần II.

Câu 1.

Đoạn trích trên thuộc văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

Câu 2.

Lời nhận xét của bác lái xe về anh thanh niên “ một trong những người cô độc nhất thế gian” chỉ gợi sự tò mò cho người đọc chứ không phải là lời nhận xét đúng về anh bởi: cô độc là sống một mình, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng anh vẫn có sợi dây liên hệ với cuộc sống: anh nhờ bác lái xe mua sách, anh chặn xe khách để được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, anh biết trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,… để làm vui cho cuộc sống của mình.

Câu 3.

Đoạn văn cần làm nổi bật ý cơ bản sau:

- Anh thanh niên:

+ Hoàn cảnh sống: cô đơn, vắng vẻ. Công việc gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc [ nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng thức dậy ra ngoài trời làm công việc quy định].

+ Có lí tưởng sống cao đẹp, có những quan niệm rất sâu sắc về cuộc sống” “Mình sinh ra làm gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”

+ Rất yêu nghề và có suy nghĩ đúng đắn về công việc: coi công việc là một người bạn, hạnh phúc khi biết mình đã góp phần vào chiến thắng của quân ta trong việc hạ được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng….

- Ông kĩ sư vườn rau: Hàng ngày ngồi trong vườn quan sát cách lấy phấn hoa của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để su hào trên toàn miền Bắc to hơn và ngọt hơn trước.

- Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm không một ngày xa cơ quan, quên cả việc lập gia đình riêng, luôn trong tư thế túc trực chờ sét để lập bản đồ tìm tài nguyên cho đất nước.

- Họ tạo thành thế giới những con người miệt mài lao động, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

-/-

Trên đây là đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Hoàn Kiếm năm 2018/2019,các em có thể tham khảo tuyển tập đề thi học kì 1 môn Văn lóp 9 thì các em sẽ ôn tập thật tốt cho kì thi sắp tới nhé!

Answers [ ]

  1. Lời khẳng định của bác lái xe lại chắc chắn rằng ” thế nào bác cũng thích vẽ hắn”trong “Lặng lẽ Sapa” là hoàn toàn có cơ sở. ‘Hắn” ở đây chính là anh thanh niên 1 trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận khi tiếp xúc văn bản là hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt: một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng sống “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất… phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Anh thanh niên là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc. Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc và xem sách là bạn. Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao coi là 1được”. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh còn biết sắp xếp một cuộc sống một cách khoa học. Ngôi nhà ba gian của anh lúc nào cũng sạch sẽ, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng. Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Không những thế ở anh còn toát lên sưj chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách. Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh vui mừng ra mặt khi có khách đến thăm.Đặc biệt, anh còn là người sống khiêm tốn, thành thật. Anh hiểu được ý nghĩa công việc mình làm là lớn lao nhưng lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác. Có thể nói, qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện, nhân vật anh thanh niên được khắc họa giản dị, khiêm nhường, đẹp trong suy nghĩ, trong cách sống và trong tâm hồn và xứng đáng cho nhận định của bác lái xe.

Video liên quan

Chủ Đề