Sâu, bệnh gây tắc hại như thế nào phòng trừ sâu, bệnh hại phải dựa trên những nguyên tắc nào

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại quan trọng trên cây rau họ thập tự

Trên cây rau họ thập tự thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng, bệnh thối hạch… Để phòng trừ hiệu quả, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, theo dõi phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

1. Biện pháp canh tác

- Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây trồng mang nguồn bệnh như các bệnh thối nhũn, thối hạch, sương mai,... hại rau họ thập tự, cỏ dại ký chủ sâu hại,hạn chế nguồn lây lan…

- Sử dụng giống khoẻ, sạch sâu bệnh, sử dụng giống chống chịu:

+ Chỉ sử dụng giống khoẻ, hạt có tỷ lệ nảy mầm cao,sạch sâu bệnh.

+ Nên gieo giống trên giá thể khay bầu, đảm bảo chất lượng cây giống cho ruộng sản xuất.

- Chăm sóc:

+Phân bón:Bón phân đúng kỹ thuật,bón vừa đủ và cân đối cho từng loại/ giống rau, từng loại đất, từng mùa vụ, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tôt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh [1 ha bón khoảng 20-30 tấn phân chuồng hoai mục, 100-150 kgN, 30-50 kg P2O5, 40-60 Kg K2O, chú trọng phân hữu cơ khoáng, phân lân vi sinh…]

+Tưới nước:Luôn đảm bảo ruộng rau đủ ẩm, không đọng nước.

- Thờivụ:Lựa chọn loại rau/giống phù hợp với từng mùa vụ để cây sinhtrưởng thuận lợi.

- Mật độ gieo trồng:Gieo trồng mật độ hợp lý, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh

- Xen canh:Xen canh với cây trồng khác họ,hạn chế nguồn ký chủ và xua đuổi sâu hại [cà chua xen rau thập tự để xua đuổi sâu tơ]

- Luân canh:với lúa nước,các cây khác họ không cùng ký chủ sâu, bệnh hại làm gián đoạn nguồn thức ăn của sâu bệnh hại

-Bẫy cây trồng:Trồng xen cây khác không thu hoạch trên diện nhỏ để thu hút sâu hại và phun trừ chúng [câyhướngdương hấpdẫn sâu khoang].

2. Biện pháp thủ công:

Sử dụng bẫy đèn,bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, bọ nhảy;ngắt ổ trứng sâu, bắt giết sâu non, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt hạt giống,...

3. Biện pháp sinh học:Khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi [thiên địch, kẻ thù của sâu hại], các sản phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây.

-Bảo vệ thiên địch:Các loài bọ rùa ăn rệp, ăn sâu hại; Các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại; Các loài kiến, bọ cánh cứng, nhện,… ăn sâu hại

-Sử dụngbẫy Pheromone giới tính:Thu hút sâu hại trưởng thành vào bẫy rồi tiêu diệt[trưởng thành sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ,...]

- Sử dụngthuốc sinh học và thuốc thảo mộc:

+ Các chế phẩm sinh họcBacillus thuringiensisphòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, nấm ký sinh côn trùngBeauveria, Metarhizium,…

+ Thuốc thảo mộcAzadirachtin,Rotenone,… được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau.

+ Nấm đối khángTrichodermahạn chế một số loại nấm bệnh.

4. Biện pháp hoá học:Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại cây, chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết.

- Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường

- Các loại thuốc nhanh phân hủy

- Các loại thuốc nhóm độc thấp [nhóm 3, 4]

- Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con. Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng:

1.Đúng lúc: Phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…

2.Đúng thuốc: Cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…

3.Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…

4.Đúng liều lượng, nồng độ: Theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc [về lượng dùng, lượng nước pha]

NHỮNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ THẬP TỰ

1. Sâu tơ[Plutella xylostella:]Là đối tượng gây hại nguy hiểm, có khả năng chống thuốc rất nhanh.Hại nặng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

2. Sâu xanh bướm trắng[Pieris rapae]:Phát sinh quanh năm nhưng hại nặng từ tháng 8-10 và từ tháng 2- 4.Vòng đời 20-30 ngày .

3. Sâu khoang[Spodoptera litura]: Trưởng thành đẻ trứng thành ổ. Sâu non mới nở sống tập trung dưới mặt lá [rất dễ phát hiện], tuổi 3 trở đi sâu mới phát tán và ăn khuyết lá, lúc này sâu hay đục vào nõn.

* Phòng trừ các loại sâu ăn lá:Xử lý cây con, hạt giống trước khi trồng. Trên ruộng: ngắt ổ trứng, ổ sâu non mới nở, thu sâu to, nhộng, bẫy pheromone, sử dụng luân phiên các loại thuốc sinh học với các thuốc hoá học và các thuốc thảo mộc [Một số loại thuốc thông dụng: Delfin WG - 32 BIU; Elincol 12 ME; V-Bt; Proclaim; Xentari 35WDG; Pegasus 500SC; Amate 150EC; Mach 050EC;Vinaneem 2SL; Vertimex 1.8EC; Fortenone 5WP; Success 25EC, Enasin 32WP, Atabron 5 EC,…]

4. Rệp xám[Brevicoryne brassicae],Rệp đào[Myzus percicae]:Rệp phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn. Nếu không sớm phát hiện, rất khó trừ về sau.

5. Bọ nhảy sọc cong[Phyllotreta striolata]:Sâu non hại rễ cây, trưởng thành ăn lá tạo thành những lỗ thủng. Chúng phát sinh quanh năm, trưởng thành sống từ 2-3 tháng hoặc lâu hơn, đẻ trứng lai rai nên không thành lứa rõ rệt, nhiệt độ thích hợp 25-300C.

* Phòng trừ rệp, bọ nhảy: Cần theo dõi phát hiện sớm, xử lý các cây giống trước khi trồng. Đặt bẫy dính, chọn một trong các loại thuốc:Chế phẩm nấmBeauveria, Metarhizium,Elincol 12 ME, Sokupi 0,36AS, Oshin 20WP, Elsin 10EC,Ecasi 20EC,…

6.Bệnh thối nhũn:Do Vi khuẩnErwinia carotovoragây ra. Bệnh thường xuất hiện khi cây đã lớn và lây nhiễm rất nhanh, gây thối nhũn, có mùi khó chịu. Bệnh thường hại nặng vào cuối vụ muộn, kể cả trong khi bảo quản bệnh cũng phát triển nhanh.

7.Bệnh đốm vòng:Do nấmAlternaria brassicaegây ra, phá hại trên cải bắp, su hào và gây hại nặng cả khi cây đã lớn. Vết bệnh hình tròn, nhiều vòng tròn đồng tâm, có khi liên kết với nhau , trên mặt có một lớp mốc khi độ ẩm cao

8. Bệnh thối hạch:Do nấmSclerotinia sclerotiorumgây ra trên cải bắp. Cây con bị bệnh dễ thối nhũn gốc và đổ rạp. Cây lớn bị bệnh, bệnh lan từ thân lên bắp đang cuốn làm thối từ ngoài vào trong, cây có thể chết thối khô trên ruộng.Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao.

* Phòng trừ bệnh:Xử lý hạt giống, cây con, dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy.

Các thuốc sử dụng trừ bệnh đốm vòng:Bellkute 40WP, Score 250EC, Daconil 75WP, Validacin 3L,…

Các thuốc phòng trừ bệnh thối hạch, thối nhũn:Kasai 21,2 WP, Kasuran 50WP, Bavistin 50SL, Ensino 40SC,Cantox-D50WP,…

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều trong thời kỳ ra hoa đậu trái

Thứ sáu - 19/01/2018 08:12 16.881 0
Hiện nay, cây điều đang trong thời kỳ ra hoa đậu trái là giai đoạn cây khá mẫn cảm với điều kiện thời tiết cũng như các đối tượng dịch hại. Để có những biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, kịp thời. Trạm Trồng trọt - BVTV huyện Phú Riềng đã hướng dẫn một số biện pháp như sau:
1. Cần chú ý các giai đoạn sinh trưởng và sâu bệnh hạỉ chủ yếu:
- Giai đoạn chồi non: Sâu bệnh phổ biến thường là bọ đục nõn [bọ đầu dài, bọ vòi voi], bọ xít muỗi, bệnh thán thư làm cho các chồi non bị héo khô giảm khả năng ra hoa đậu trái;
- Giai đoạn ra bông: Sâu bệnh phổ biến giai đoạn này chủ yếu là bọ xít muỗi, bọ trĩ, bệnh thán thư làm cho bông bị héo khô không còn khả năng đậu trái;
- Giai đoạn tượng trái non: Sâu bệnh chủ yếu là bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục trái, bệnh thán thư.
2. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
2.1. Đối với bọ đục nõn [bọ vòi voi, bọ đầu dài]:
Con trưởng thành dùng vòi đục 8-10 lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng, sâu non nở ra đục trong lõi chồi non làm cho lá và chồi non bị héo khô, cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu phá hại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Cách phòng trừ: Cắt bỏ những chồi bị sâu gây hại để tiêu hủy nguồn sâu bệnh. Đối với con trưởng thành, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Cypermethrin như: Pankil 10EC; Cyperan 5EC, 10EC, 25EC...; đối với sâu non có thể sử dụng các loại thuốc như: Bian 40EC, 50EC...[Dimethoate]; Quiafos 25EC, Kinalux 25EC... [Quinalphos]; Andomec 1.8EC, 3.6EC, 5EC... [Abamectin] Kimcis 10EC... [Emamectin benzoate + Matrine];
Kiểm tra thường xuyên khi cây vừa nhú đọt non, tiến hành phun thuốc phòng trừ khi thấy đọt non có triệu chứng bị gây hại ở tỷ lệ thấp.
2.2. Đối với bọ xít muỗi:
Thường xuất hiện và gây hại vào sáng sớm và chiều mát, chúng chích hút vào mô non của cây như lá, chồi non, hoa, quả và hạt làm cho các bộ phận bị hại héo khô và rụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đên năng suất và chất lượng hạt.
Cách phòng trừ: Làm cỏ vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm; hun khói vào; sáng sớm họặc chiều mát để xua đuổi bọ xít muỗi. Có thể dùng các loại thuốc hóa-học để phun khi bọ .xít mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ như: Pankil 10EC, 25EC; Cyperan 5EC, 10EC, 25EC...[hoạt chất Cypermethrin ]; Tungent 5SG, 100SC ... [hoạt chất- Fipronil]
2.3. Bọ trĩ:
Bọ trĩ thường gây hại nặng cho điều vào đầu mùa khô, cao điểm vào tháng 12-2 dương lịch lúc trời nắng nóng, bọ trĩ gây hại bằng cách cứa rách lớp biểu bì ở các bộ phận non và hút nhựa chảy ra dẫn đến lá đọt kém phát triển và có màu bạc trắng, hoa và trái non bị khô và rụng, vỏ hạt bị hiện tượng da cám, vỏ trái giả bị chai sần, nứt chảy nước và thối.
Cách phòng trừ: Chăm sóc cây, vệ sinh vườn thông thoáng, có thể xử lý các loại thuốc trừ sâu như đối với bọ xít muỗi phun trước khi điều ra bông rộ.
2.4. Bọ cảnh cứng:
Hiện nay trên xã Long Bình bọ cánh cứng gây hại khoảng 600 ha, trong đó gây hại ở mức độ nhẹ là 400 ha, gây hại ở mức độ trung bình là 200 ha [so ỉỉệu điều tra của CTVxã].
Triệu chứng và cách phòng trừ:
Bọ cánh cứng thường gây hại trên cây điều ra bông, gây hại nặng trên vườn vệ sinh kém, làm bông điều khô và rụng, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Imidacioprid + Thiamethoxam [ AIC pyricyp 250 WG...] để phòng trừ, kết hợp tăng cường chăm sóc và tạo cho vườn thông thoáng.
2.5. Bệnh thán thư:
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ấm, ẩm độ không khí cao, cây chăm sóc kém, sinh trưởng yếu bị tác hại nặng.
Cách phòng trừ: Tăng cường chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng. Khi bệnh phát sinh, có thể sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Hexaconazol [Anvil 50SC...] Tricyclazole + Hexaconazole [Aviiduc 50SC ...]; hoạt chất Propineb [Antracol 70WP] để phun.
3. Sử dụng phân bón lá
Nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây cũng như tăng cường khả năng ra hoa đậu trái, nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều, có thể sử dụng một số chế phẩm phân bón lá có hàm lượng đạm thấp, lân và kali cao trong giai đoạn này, cụ thể như sau:

Một số chế phẩm và chất điều hòa sinh trưởng khuyến cáo sử dụng:
Muc đíchLoại phân bón lá và các chất điều hoà sinh trưởngTình trạng cây
Đón hoaDùng SP có hàm lượng lân và Kali cao NPK: 10:50:10 hoặc NPK: 7:5:44 và vi lượng.Đợt lá cuối cùng hoàn chỉnh
Đậu tráiDùng SP có hàm lượng Bo cao như: Siêu Bo; Bortrac; GA3Hoa đang nụ chưa nở
Dưỡng tráiDưỡng bông trái, AtonikTrái đã đậu
Chống rụng tráiCanxiBo, BortracTrái đang phát triên

Chú ý:
- Do quá trình ra hoa và thụ phấn của cây điều bắt đầu tư 08 giờ đến 11 giờ sáng, do đó phun thuốc giai đoạn này chỉ nên thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh ảnh hưởng đến quá trình ra hoa thụ phấn của cây.
- Việc pha chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về nồng độ, liều lượng và các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc.

Người dân phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây điều

Tác giả bài viết: Hoàng Nguyễn [TH]

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề