Tác hại của việc mua sắm quá nhiều

Tác hại của việc mua sắm quá nhiều
Phóng to

Khởi đầu của nghiện mua sắm là bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải đến siêu thị - Ảnh: Gia Tiến

Vấn đề của cô bắt đầu từ cách đây ba năm, khi cô ra trường và đi làm. Lúc đầu cuộc sống của cô rất bình thường, tập trung cho công việc với một niềm yêu thích, thường giải trí với bạn bè một cách điều độ, có người yêu và cuộc sống tình cảm hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau đó cô có một thói quen là thường xuyên đi mua sắm quá mức. Điều này làm cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn và gây cho cô những khó khăn về cảm xúc.

Điều trị

Khi cảm nhận mình hoặc nhận thấy người thân có những dấu hiệu trên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc nhà tâm lý lâm sàng. Việc thảo luận phương án điều trị rất quan trọng với từng cá nhân.

Tuy nhiên theo chúng tôi, cần phải triển khai các liệu pháp hóa dược để giải quyết những xung động cưỡng chế, tình trạng, trầm cảm, mất ngủ, lo âu... Bên cạnh đó, nhà tâm lý lâm sàng sẽ làm việc cùng bạn với các kỹ thuật của liệu pháp nhóm, liệu pháp hệ thống và một số kỹ thuật của liệu pháp nhận thức hành vi.

Thôi thúc cảm giác phải đi mua

Hầu như tuần nào Oanh cũng đi siêu thị 2-3 lần, lúc đầu do sự thôi thúc phải đi, trong đầu cô nghĩ chỉ đến xem qua cho biết. Tuy nhiên, lần nào ra về cô cũng mua một túi đồ lớn, nhiều món cô mua không phải do nhu cầu mà vì không thể cưỡng lại được ham muốn phải mua bằng được món đồ cô thích.

Tháng nào cô cũng có vài giai đoạn thay đổi tính tình nghiêm trọng mỗi khi hết tiền. Không có tiền đi siêu thị, cô không thể tập trung vào công việc, hay ngồi im lặng một mình, khó ngủ, ăn không ngon miệng, chán nản và mệt mỏi, thờ ơ với các hoạt động xung quanh...

Điều này càng ngày càng làm giảm sút hoạt động xã hội bình thường của cô, cô ít tiếp xúc với mọi người, ít quan tâm đến công việc, thậm chí mối quan hệ của cô với bạn trai cũng thường xuyên có khó khăn...

Những trường hợp như Hoàng Oanh được chẩn đoán là rơi vào trạng thái bị cưỡng bức bởi xung động mua sắm quá mức mà nhiều nhà chuyên môn hay gọi là trường hợp nghiện mua sắm (addiction shoping) - một tình trạng rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được.

Người mắc xung động mua sắm thường bị thôi thúc bởi cảm giác phải đi mua những món đồ mà đôi khi không thật sự cần thiết cho bản thân họ và những người xung quanh. Khởi đầu của quá trình đi mua sắm bao giờ cũng giống nhau. Lúc đầu họ bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải đến siêu thị, và họ chỉ nghĩ mình đến để xem hoặc mua 1-2 món đồ với những mục đích rõ rệt. Tuy nhiên, khi ra về họ thường mang theo rất nhiều thứ mua được mà đôi khi họ cũng không biết mua với mục đích gì và có thể họ sẽ chẳng bao giờ sử dụng chúng.

Hậu quả của những xung động cưỡng chế mua sắm thường làm kế hoạch chi tiêu bị đảo lộn, nhiều người nợ nần chồng chất hoặc phá sản. Đời sống xã hội khó khăn và thường mâu thuẫn trong gia đình và những người xung quanh.

Như một rối loạn hành vi

Hiện nay, nghiện mua sắm là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi, các tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới đều chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn này. Tuy nhiên, đây là một rối loạn từ lâu (có nguồn dẫn từ đầu thế kỷ 19) và ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhiều người với số người mắc ngày càng tăng. Vì thế, nhiều nhà tâm thần và tâm lý học đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Viện quốc gia về lạm dụng chất của Mỹ đã coi rối loạn nghiện mua sắm như một rối loạn hành vi bởi chúng có những nguyên nhân như các cưỡng chế hành vi khác mà “chất” gây nghiện ở đây không giống các chất khác (rượu, thuốc lá, ma túy). Tuy nhiên, nó đều có chung một đặc điểm là có một cảm giác kích thích trước khi có hành vi mua sắm, theo sau là cảm giác hạnh phúc và hài lòng khi mua sắm, và sẽ nảy sinh cảm giác có lỗi, lo âu sau khi mua sắm.

Bên cạnh đó, xung động mua sắm thường là nguyên nhân tiềm tàng của các cảm xúc và hành vi bất lợi như phản ứng thất vọng, căng thẳng, tức giận hoặc lo hãi do mua sắm; một cảm giác phá vỡ thói quen sinh hoạt và chi tiêu theo tiêu chuẩn kiểm soát của cá nhân và gia đình - điều này gây căng thẳng hoặc xung đột trong gia đình và các mối quan hệ khác, có một cảm giác lo âu khi mua sắm, trải nghiệm với những cảm giác bỏ qua những cấm kỵ trong nhận thức của bản thân khi mua sắm, có cảm giác tội lỗi hoặc hối lỗi sau khi mua sắm bởi phá vỡ những lời hứa của bản thân, mua những thứ mà đôi khi không bao giờ sử dụng và vượt quá quy định chi tiêu bởi nằm ngoài mục đích sử dụng, lo lắng về tài chính của gia đình và bản thân bởi dành nhiều kinh phí đi mua sắm.

Nguyên nhân

Khai thác trên các yếu tố lâm sàng, các nhà tâm lý và tâm thần đều thừa nhận một số nguyên nhân sau:

- Nghiện mua sắm có thể là một hình thức phóng chiếu sự thiếu thốn về mặt tình cảm;

- Việc cá nhân không có khả năng đối phó đúng cách với các vấn đề khó khăn của bản thân như là sự cô đơn, tức giận hoặc trống vắng;

- Một trong những cách phân tâm cảm xúc của vấn đề xung đột và khủng hoảng;

- Mua sắm như một cách loại bỏ trầm cảm và lo âu;

- Là phương pháp để tìm kiếm sự mạo hiểm và hứng thú bản thân;

- Mua sắm là cách để kiểm soát những cơn bốc đồng mà không thể kiểm soát bằng cách khác...

BS LÊ MINH CÔNG (Bệnh viện Tâm thần trung ương 2)

01

Cặp vợ chồng ở TP.HCM mua đứt căn nhà đầu tiên trị giá hơn 10 tỷ ở tuổi 26

02

Mì ăn liền, bánh phở của Việt Nam tiếp tục bị cảnh báo ở châu Âu

03

"Bão giá" khiến cặp vợ chồng Hà Nội kiếm 50 triệu/tháng chỉ đủ tiêu

04

Căn hộ 85m² sử dụng nội thất toàn gỗ nhưng không hề nặng nề của gia đình Nhật Bản

Tác hại của việc mua sắm quá nhiều
Tác hại của việc mua sắm quá nhiều

Những ngày Tết đang đến gần cũng là lúc người người mua sắm đồ mới để mặc đi chơi lễ. Tuy nhiên, nhiều người – đặc biệt là phụ nữ – lại dễ rơi vào trạng thái gọi là “cơn nghiện mua sắm”, dẫn đến những ngày rỗng ví dù chưa đến kỳ lĩnh lương hoặc thẻ tín dụng bị nợ “khủng”. Nếu không sớm tỉnh ngộ, bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính, tâm lý khá nặng nề, nhất là trong những xuân đang cận kề.

Dấu hiệu của một “con nghiện mua sắm, shopping”

Có khi nào bạn nghĩ rằng một thú tiêu khiển trong thời gian rảnh rỗi của mình lại có thể trở thành thói quen có hại hay không? Thực ra, điều này hoàn toàn có khả năng. Với những người có xu hướng tiêu xài vượt quá mức thu nhập, việc mua sắm có thể trở thành cơn nghiện dẫn đến những khủng hoảng về mặt tài chính.

Quần áo, giày dép, các máy móc thiết bị cũng như toàn bộ các loại hàng hóa có tác dụng làm thỏa mãn nhu cầu con người. Vì thế nếu việc mua sắm khiến bạn cảm thấy dễ chịu thì điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa những người thỉnh thoảng shopping và những người nghiện mua sắm.

Nghiện mua sắm là nhu cầu chi tiêu vượt mức không thể kiểm soát để bù đắp cho những cảm xúc tiêu cực hoặc thể hiện sự thiếu tự tin. Nghiện mua sắm còn là thuật ngữ chỉ một động lực bất thường thúc đẩy bạn mua nhiều hàng hóa, và được xem là hành vi thúc đẩy cưỡng chế. Các chuyên gia thần kinh đã phân loại chứng nghiện shopping vào một loại rối loạn kích động kiểm soát (ICDs) bao gồm ám ảnh lấy cắp và cưỡng chế đánh bạc. Các nghiên cứu cho biết tình trạng nghiện mua sắm có khả năng liên quan đến những cảm xúc và một số căn bệnh khác như tức giận, không kiềm chế được bản thân, trầm cảm, cô đơn và rối loạn lưỡng cực.

Người nghiện mua sắm thường có những dấu hiệu:

  • Bị ám ảnh: người nghiện mua sắm thường bị ám ảnh bởi những món đồ chào bán trước mặt. Họ sẽ muốn sở hữu món đồ đó ngay, thường xuyên nghĩ về và chỉ ngưng bị ám ảnh khi đã sở hữu nó;
  • Nợ nần chồng chất: người nghiện mua sắm thường chi tiêu quá đà cho việc mua đồ trong thời gian ngắn. Và khi chi tiêu nhiều hơn số tiền đủ khả năng chi trả, họ thường phải vật lộn để thanh toán nhiều khoản nợ;
  • Giấu kỹ các khoản chi tiêu của mình: để tránh bị những người khác chỉ trích, người nghiện mua sắm sẽ thường che giấu thói quen này hay nói dối về giá thực của những món đồ họ mua hoặc giấu những khoản chi vào việc mua sắm. Họ cũng có thể mở nhiều tài khoản thẻ tín dụng hoặc làm thêm một công việc khác để chi trả cho thói quen chi tiêu của họ, để mọi người ảo tưởng rằng việc chi tiêu của họ trong tầm kiểm soát;
  • Làm hỏng các mối quan hệ: việc nói dối và tình trạng nợ nần chồng chất có thể là nguyên nhân khiến người nghiện mua sắm không giữ được các mối quan hệ của mình.
  • Không thể dừng cơn “nghiện” của mình: mua sắm dễ gây nghiện, và một khi đã nghiện thì rất khó bỏ. Nhiều người còn cảm thấy mình đã giữ việc chi tiêu mua sắm của mình trong tầm kiểm soát, trong khi thực tế họ đang càng sa vào tình trạng mua đồ quá đà.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Phần lớn những tín đồ mua sắm chia sẻ rằng họ mua sắm để tìm khả năng kiềm chế bản thân, thứ mà không điều gì khác trong cuộc sống có thể đem lại. Ngoài ra, bệnh trầm cảm và các vấn đề liên quan đến sĩ diện cũng có thể dẫn đến việc nghiện mua sắm. Các cảm xúc như cô đơn, lo âu và giận dữ cũng sẽ làm bộc phát những cơn sốt mua sắm.

Mua sắm là hành vi có tác dụng giống một liều thuốc chống trầm cảm, đem lại cho những người nghiện sắm đồ một thứ cảm xúc thăng hoa giống như những người nghiện rượu hay nghiện thuốc và sau đó thường đi kèm tác dụng phụ là một chuỗi các cảm xúc như có lỗi, mơ hồ và lo âu.

Làm thế nào từ một thói quen mua sắm trở thành cơn nghiện?

Trong xã hội, người ta có vẻ không xem nghiện shopping là một vấn đề nghiêm trọng mà chỉ cho rằng hành vi này là thiếu trách nhiệm và thiếu tự chủ. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu còn đã từng không đồng ý với quan niệm cho rằng phải phân loại việc mua sắm hay bất cứ hành vi nào khác như một cơn nghiện. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia tâm lí buộc phải đồng ý cho rằng việc mua sắm và tiêu tiền cũng giống như đánh bạc và sử dụng máy tính hay mạng Internet vì chúng có thể gây nghiện.

Đi shopping có thể làm bộc phát các phản ứng khiến các cơ quan thụ cảm tạo ra các chất mang lại cảm giác hài lòng như dopamine và endorphin. Khi một tín đồ shopping ngưng hành động này lại, họ sẽ gặp phải những triệu chứng giống như những người nghiện thuốc trong quá trình cai nghiện. Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp điều trị sử dụng thuốc, cũng như các liệu pháp tâm lý trong việc điều trị cơn mua sắm bộc phát cưỡng chế và các rối loạn kích động kiểm soát khác đều cho thấy hiệu quả. Vì vậy, xếp mua sắm vào một loại nghiện là cách chính xác để định nghĩa tình trạng này.

Những phương pháp giúp bạn đối phó và vượt qua chứng nghiện mua sắm

Giống như các loại nghiện khác, cơn nghiện mua sắm có thể sẽ khiến bạn phải trả giá rất đắt. Những người thân của những tín đồ mua sắm thường phải đối mặt với những vấn đề tương tự như gia đình của những người nghiện thuốc. Hành vi này có thể gây ra những tranh cãi, “chiến tranh lạnh” và tất nhiên là cả những vấn đề lớn về tài chính.

Để “cai nghiện mua sắm”, trước hết bạn phải quản lý thói quen mua sắm của mình bằng những cách như:

  • Ghi chép: bạn nên có một quyển sổ ghi tất cả các khoản đã mua trong ngày và những khoản cần mua trong tương lai để biết được mình dự định mua gì và những món đồ nào ngoài sẽ nằm ngoài kế hoạch;
  • Tham khảo ý kiến bạn bè: hãy hỏi ý kiến của bạn bè trước khi quyết định mua một món đồ không đáng chỉ vì “cơn nghiện” nhất thời;
  • Chỉ mang theo một khoản tiền nhất định khi ra ngoài: việc không có tiền ngay lúc thấy món đồ muốn mua có thể giúp bạn kiềm chế cơn mua sắm. Mang ít tiền sẽ giúp cho bạn kiểm soát được việc muốn thỏa mãn mình khi mua đồ và đến lúc trở về nhà, rất có thể bạn đã nguội đi tình trạng ham muốn khi định mua món đồ đó. Bạn cũng nên bỏ thẻ thanh toán tại nhà để đề phòng việc trả tiền mua đồ bằng thẻ.

Ngoài ra, bạn bè và người thân của những người mắc bệnh nghiện mua sắm không nên bao biện cho hành vi này cũng như che giấu để bảo vệ cho những người nghiện mua sắm. Tốt nhất là bạn vẫn nên giữ quan điểm trung lập và sẵn sàng có mặt khi họ cần đến sự giúp đỡ của bạn cũng như nhớ rằng, chứng nghiện mua sắm có thể chữa trị được.

Nếu đã thử những phương pháp trên và tìm đến sự giúp đỡ củ người thân mà vẫn chưa ngừng cơn nghiện mua sắm của mình lại được, bạn nên tìm đến những chuyên gia để được tư vấn trước khi lên kế hoạch cai nghiện.

Một khi những người nghiện mua sắm thừa nhận vấn đề của bản thân và muốn tìm kiếm sự giúp đỡ thì họ vẫn rất cần những người bạn đáng tin cậy và người thân giúp đỡ một phần về mặt tài chính.

Tóm lại, bạn nên quản lý tốt thói quen mua sắm của bản thân trước khi để nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu bạn xác định mình đang gặp phải vấn đề này thì cũng đừng nên lo lắng mà nên thử áp dụng một số cách nêu trong bài viết để giải quyết nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.