Sự khác nhau giữa thiên chúa giáo và tin lành

Sự khác biệt giữa Công giáo và Tin lành

Công giáo và Tin Lành là hai trong bốn dòng chính của đạo Ki–Tô gồm: Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo.
Công giáo và Tin Lành là hai trong bốn dòng chính của đạo Ki–Tô gồm: Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo. Đạo Công giáo là dòng gốc có trung tâm tại Rô -ma [I-ta-li-a], nay là Tòa Thánh và cũng là nhà nước Vatican. Đến thế kỷ thứ XVI,sau cuộc cải cách tôn giáo do Linh mục Martin Luther – người Đức khởi xướng, đạo Tin lành ra đời. Mặc dù là những dòng của đạo Ki –Tô nhưng giữa Công giáo và Tin Lành lại có nhiều sự khác biệt. Cụ thể:

Về nội dung giáo lý:

Cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh Thánh [gồm Cựu ước và Tân ước] làm nền tảng giáo lý. Riêng Cựu Ước, đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong số 46 quyển. Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh Thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo; còn đạo Công giáo lại cho rằng: ngoài Kinh Thánh còn có những văn bản khác như nghị quyết của Cộng đồng chung [Hội nghị của toàn thể các giám mục], các sắc chỉ, thông điệp,... của Giáo hoàng, về nguyên tắc cũng có giá trị như giáo lý. Đạo Tin lành tuy đề cao Kinh Thánh một cách tuyệt đối nhưng không coi đó là cuốn sách mà chỉ có các giáo sỹ được quyền giảng giải như đạo Công giáo mà tất cả tín đồ đạo Tin lành đều có thể sử dụng Kinh Thánh, nói và làm theo Kinh Thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh Thánh có vị trí quan trọng giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.

Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau. Cả hai tôn giáo đều thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết "Thiên Chúa ba ngôi"; tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng có phần hồn và phần xác; tin con người sa ngã tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giê – su xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày tận thế, phục sinh và phán xét cuối cùng,...

Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định: Đạo Công giáo cho rằng bà Ma-ri-a đồng trinh trọn đời, kể cả sau khi sinh Chúa Giê-su còn đạo Tin lành cũng tin bà Ma-ri-a đồng trinh, hoài thai Chúa Giê-su một cách mầu nhiệm nhưng bà chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê -su. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh Thánh nói Bà Ma-ri-a sau khi sinh Chúa Giê -su còn sinh cho ông Giu-se một số người con khác một cách bình thường. Do vậy, đạo Tin lành chỉ coi bà là người có công sinh và là mẹ trần thế của Chúa Giê su nên chỉ kính trọng chứ không tôn sùng, thờ lạy bà Ma-ri-a như đạo Công giáo.

Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có Thánh tông đồ và các Thánh tử đạo, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ lạy như đạo Công giáo. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng như các dị vật; không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả Giê-ru-sa-lem, núi Xi-nai, đền thánh Phê-rô và Phao lô.

Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng vì họ cho rằng Kinh Thánh dạy: "Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi,... phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó". Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dựng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ.

Đạo Tin lành tin có Thiên Đàng, Địa ngục nhưng cho rằng không có Luyện ngục - nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ đang chờ cứu vớt như đạo Công giáo. Vì họ cho rằng Kinh Thánh chỉ nói đến Thiên đường, Địa ngục, không hề nói đến Luyện ngục.

Về luật lệ, lễ nghi:

Do chịu ảnh hưởng của nghi lễ phong kiến La Mã nên luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Công giáo rất rườm rà, cầu kỳ, trọng hình thức, lấy lễ là chính; trong khi đó, đạo Tin Lành chịu ảnh hưởng của lối sống tư sản nên rất đơn giản, gọn nhẹ, kết hợp thực hiện các nghi lễ với việc đọc giảng và suy ngẫm Kinh Thánh.

Trong 7 phép Bí tích của đạo Công giáo là Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn phối thì đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội [Bắp têm] và phép Thánh thể.

Về phép Rửa tội [Bắp-têm], đạo Tin Lành cho rằng không phải tẩy trừ tội lỗi một cách linh nghiệm mà đó là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa trời. Do vậy, người chịu Bắp-têm phải đủ tuổi [15 tuổi trở lên] để hiểu biết các lẽ đạo và nhất là phải ăn, ở trong sạch, không được phạm tội. Nghi lễ phép Bắp-têm của đạo Tin lành thường được tiến hành theo lối cổ như thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giê-su trên sông Gioc-đan bằng cách dìm cả người xuống nước ướt hết, chứ không vẩy nước lên đầu trẻ sơ sinh một cách tượng trưng như đạo Công giáo.

Về phép Thánh thể [hay Mình Thánh Chúa]: Đạo Công giáo cho rằng qua bí tích Thánh thể, người tín hữu được trực tiếp thông công với Thiên Chúa nên họ đặc biệt coi trọng bí tích này. Nghi lễ thường được tiến hành rườm rà, phức tạp: Vị chủ tế [Linh mục, Giám mục] đọc lời truyền phép để bánh [làm bằng bột mỳ] và rượu [làm bằng nho] trở thành Mình và Máu Chúa Giê su [gọi là thuyết Biến thể]. Người tín hữu đạo Công giáo sau khi đã xưng tội và được giải tội thì được chịu Mình Thánh, tức là được nhận một miếng bánh nhỏ đã làm phép để Chúa Giê – su ngự trong họ. Còn đạo Tin Lành, hầu hết các hệ phái đều phủ nhận thuyết biến thể của đạo Công giáo. Họ cho rằng phép Thánh thể chỉ là kỷ niệm về sự chết của Chúa Giê -su chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa. Vì vậy nghi lễ do Mục sư hoặc truyền đạo Hội thánh cơ sở thực hiện theo một nghi thức đơn giản, sau đó tất cả tín đồ và giáo sĩ cùng uống rượu và ăn bánh.

Trong tất cả các lễ, đạo Tin lành đều không bắt buộc trong khi đó, đạo Công giáo lại yêu cầu tất cả các tín đồ phải tham dự các bí tích và các lễ theo quy định của giáo hội, thậm chí có những lễ còn buộc phải nghỉ “việc xác” [nghỉ làm việc].

Tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất, còn tín đồ đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa.

Nhà thờ [thánh đường] của đạo Công giáo được xây dựng tốn kém, kiến trúc đồ sộ theo lối cổ, bài trí công phu, cầu kỳ và cho rằng đó là Nhà Chúa - nơi Chúa ngự một cách linh thiêng. Đặc biệt, trong và ngoài nhà thờ của đạo Công giáo treo nhiều ảnh, tượng. Trái lại, nhà thờ đạo Tin lành thường kiến trúc hiện đại, đơn giản, trong nhà thờ không thờ bất kỳ tượng ảnh nào, chỉ có cây thập giá - biểu tượng Chúa Giê -su chịu nạn. Trong nhiều trường hợp, đạo Tin lành chỉ sử dụng những phòng họp, hội trường, đôi khi ngôi nhà tạm của tín đồ để làm nơi nhóm lễ, chia sẻ lời Chúa trong Kinh Thánh.

Về phương diện tổ chức giáo hội:

Đạo Tin lành cũng có hàng giáo phẩm như đạo Công giáo nhưng đơn giản hơn gồm: Mục sư [tên gọi theo Kinh Thánh]; dưới mục sư là Truyền đạo [còn gọi là giảng sư] và Chấp sự. Hàng giáo phẩm đạo Tin lành chủ yếu là nam, một số phái có tuyển chọn các chức vụ là nữ. Đa số các hệ phái Tin lành, vợ mục sư cũng được đào tạo trở thành Truyền đạo để hỗ trợ cho công việc của chồng. Hàng giáo phẩm của Tin lành không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ đạo Công giáo. Họ được lấy vợ, lấy chồng, sinh đẻ con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng.

Việc phong chức mục sư được thực hiện theo một quy chế riêng, do một hội đồng có thẩm quyền của giáo hội tiến hành. Một số hệ phái Tin lành lại áp dụng quy chế tín đồ bầu ra mục sư hoạt động trong từng thời gian nhất định. Nhiều hệ phái còn tổ chức cho tín đồ bỏ phiếu tín nhiệm Mục sư, Truyền đạo trong dịp hội đồng Hội thánh cơ sở. Nếu Mục sư, Truyền đạo không còn đủ uy tín thì không được quyền chủ tọa chi hội nữa. Các giáo sĩ đạo Tin lành tuy được coi là "người chăn bầy" nhưng không có Thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ; không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín đồ với Đấng Thiêng liêng. Do đó, vai trò đối với tín đồ của giáo sĩ đạo Tin lành không tuyệt đối như giáo sĩ đạo Công giáo.

Đạo Tin lành tuy tách hẳn khỏi đạo Công giáo nhưng không lập ra tổ chức giáo hội mang tính chất phổ quát cho toàn đạo mà đi theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, hoặc theo từng quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo hội quốc gia, giáo hội quốc gia lại giao quyền tự lập, tự trị, tự dưỡng cho các Hội thánh cơ sở. Một số phái Tin lành cho tín đồ tự do tách khỏi hệ phái này tham gia hệ phái khác, hoặc đứng độc lập. Các cấp lãnh đạo giáo hội của đạo Tin lành không nhất thiết chỉ là các vị chức sắc như đạo Công giáo mà có cả tín đồ tham gia thông qua bầu cử một cách dân chủ và hoạt động theo từng nhiệm kỳ. Đại hội các cấp của giáo hội [ở chi hội gọi là Hội đồng, ở các cấp bền trên là Đại hội đồng] có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó quyết định các việc trong hoạt động tôn giáo cũng như việc thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự, lề lối làm việc của giáo hội. Tuỳ theo từng hệ phái Tin lành, Đại hội đồng có thể tiến hành một năm, hai năm, ba năm một lần hoặc trong một thời gian thích hợp nào đó. Ngoài hai sinh hoạt về mặt tổ chức là Hội đồng và Đại hội đồng, các hệ phái Tin lành còn duy trì sinh hoạt Bồi linh [còn gọi là Linh tu] dành cho các chức vụ trong hàng giáo phẩm để nâng cao trình độ thần học và bồi bổ đời sống thuộc linh.

Như vậy, cùng ra đời trên một nền tảng giáo lý nhưng đạo Tin lành đã có những điều chỉnh, thay đổi từ nội dung giáo lý, luật lệ, lễ nghi đến cơ cấu tổ chức giáo hội,...so với đạo Công giáo. Vì vậy, đạo Tin lành hoạt động rất năng động, thường gắn với đời sống xã hội, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo; do đó rất thích hợp với đối tượng là thị dân trong xã hội công nghiệp và đồng bào các dân tộc thiểu số chưa có tôn giáo chính thống, đang đi từ tín ngưỡng đa thần đến tôn giáo nhất nhất./.
Phan Thanh Nam
Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ

Những điểm khác biệt chính giữa Công Giáo và Tin Lành

  • Học hỏi

Họ cùng thờ phượng một Thiên Chúa nhưng các yếu tố cơ bản trong đức tin của họ thì khác nhau. 500 năm sau cuộc Cải cách Tin Lành, vẫn còn đó những sự chia rẽ đau lòng giữa những người Tin Lành và những người Công Giáo.

Ở Đức, cái nôi của cuộc cải cách Tin Lành, lòng thù hận hằn sâu đã gây ra sự chia rẽ giữa người Công Giáo và những người Tin Lành cho đến cách đây vài thập kỷ. Sự chia rẽ này đã trở nên nghiêm trọng hơn qua nhiều thế kỷ do các cuộc xung đột tôn giáo và chiến tranh.

Mọi chuyến bắt đầu từ khi cuộc Cải cách Tin Lành diễn ra cách đây 500 năm, khi ông Martin Luther [1483-1546] cố gắng cải cách Giáo hội Công Giáo. Nhưng nỗ lực của ông trong việc cải cách đã dẫn đến một sự phân ly trong Giáo Hội.

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, sự kiện Martin Luther công bố Chín-Mươi-Lăm Luận Đề nêu lên những lạm dụng phổ biến trong Giáo hội, được xem như sự kiện chính dẫn tới sự chia rẽ ở nước Đức và sự ra đời của đạo Tin Lành.

Hòa giải thay vì tôn vinh các vị anh hùng

Từ năm 2016 đến 2017, năm tưởng nhớ về cuộc Cải cách Tin Lành đã cho thấy sự nổi bật của một cách tiếp cận mang tính toàn cầu. Trong quá khứ, các Hội Thánh Tin Lành đã tổ chức những dịp kỉ niệm trọng đại bằng cách tôn vinh Martin Luther như một vị anh hùng – nhưng trong những năm gần đây cách tiếp cận đó đã thay đổi.

Hội Thánh Tin Lành ở Đức [EKD] đã cố gắng thay đổi việc tổ chức “kỉ niệm 500 năm cuộc Cải cách Tin Lành” thành một dịp để cùng với Giáo hội Công Giáo tôn vinh Chúa Kitô.

Trong nhiều sự kiện khác, cả hai bên đã tỏ lòng tôn kính đối với Martin Luther và đồng thời cũng nhấn mạnh ý chí vượt qua sự chia rẽ. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2017, một sự kiện hòa giải đã được tổ chức ở trung tâm thành phố Hildesheim để cùng nhau kỉ niệm 500 năm cuộc Cải cách Tin Lành.

Tượng đài kỉ niệm ông Luther ở thành phố Wittenberg, nơi bắt đầu của cuộc Cải cách Tin Lành.

‘Sự đa dạng mang tính hòa hợp’

Mục tiêu của cả hai bên trong những năm gần đây là nhắm đến việc hiểu nhau hơn và tìm ra những nền tảng chung giữa hai bên. Tuy nhiên, việc có hay không một Giáo hội mới thống nhất được thành lập thì vẫn còn rất xa để có thể nhận thấy được.

Để diễn tả mối quan hệ hiện tại, cả hai bên đều sử dụng cụm từ “sự đa dạng mang tính hòa hợp”. Còn nhiều những khía cạnh khác đã được cải cách bởi Luther Martin hiện tại vẫn là rào cản gây phân ly giữa hai nhóm tôn giáo này.

Dưới đây là 8 điểm khác biệt chính yếu:

  1. Cách hiểu về Thánh Kinh

Công Giáo và Tin Lành có những quan điểm khác biệt về cách giải thích và căn cứ của Thánh Kinh. Đối với các tín hữu Tin Lành, Luther Martin đã nói rõ rằng Thánh Kinh là “Sola Skriptura”, nghĩa là sách thánh duy nhất từ Thiên Chúa, mạc khải chính Ngài cho con người và cho phép con người đi vào sự hiệp thông với Ngài.

Nhưng người Công Giáo thì lại không chỉ đặt niềm tin mình trên nền tảng Thánh Kinh. Cùng với Tin Mừng, họ còn tiếp nối các truyền thống của Giáo hội Công Giáo Rôma.

  1. Cách hiểu về Giáo hội

Công Giáo và Tin Lành có quan điểm khác biệt về căn tính của Giáo hội. Cụm từ “Công giáo” có nghĩa là “đạo phổ quát” và Giáo hội Công Giáo tự nhìn nhận là Giáo hội đích thực duy nhất trên toàn thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo hoàng.

Trái lại, các Hội Thánh phân ly từ sau cuộc cải cách được gọi tên là “Tin Lành” có nghĩa là “Theo lời Phúc Âm” và không sáp nhập thành một Hội Thánh. Có khoảng vài chục ngàn Hội Thánh Tin Lành khác nhau trên toàn thế giới. Và tất cả những Hội Thánh này được xem là ngang hàng với nhau.

  1. Đức Giáo hoàng

Tin Lành không chấp nhận tư cách đứng đầu của một vị Giáo hoàng. Theo quan điểm của Tin Lành thì điều đó mâu thuẫn với những gì được tuyên bố trong Thánh Kinh.

Người Công Giáo xem Đức Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô Tông đồ, vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo hội được chính Chúa Giêsu tấn phong. Chức vụ Giáo hoàng được chứng minh bởi truyền thống tấn phong được cho là không thể phá vỡ từ thế kỉ thứ nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Dù răng nhiều người Tin Lành có cảm tình với Đức Giáo hoàng Phanxicô, họ vẫn thẳng thắn không chấp nhận thiết chế Giáo hoàng.

  1. Cách hiểu về các chức thánh trong Hội Thánh

Sự kế nhiệm, từ thời các Thánh Tông Đồ, là rất quan trọng đối với các chức thánh khác nhau trong Giáo hội Công Giáo. Với Bí tích Truyền chức, các Giám mục, Linh mục và Phó tế lãnh nhận một dấu ấn trọn đời từ Thiên Chúa, ban cho họ quyền cử hành các bí tích đối với giáo dân Công giáo. Và các chức vụ này chỉ giao cho những người nam.

Tin Lành không thánh hiến ai vào giáo vụ đặc biệt trong Hội Thánh nhưng chấp nhận nguyên tắc rằng chức tư tế có thể được trao cho bất cứ ai – ngay cả với người nữ.

  1. Thánh thể hay Mình Máu Thánh Chúa

Quan điểm của Công Giáo về chức thánh được phản ánh qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, một nghi thức tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu cùng các môn đệ của người trước khi chịu chết trên thập giá. Khi được thánh hóa bởi vị linh mục nhân danh Chúa Giêsu, bánh và rượu sẽ trở nên Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đồng thời những người ngoài Công Giáo không được tham dự vào nghi thức Rước Lễ.

Trong Hội Thánh Tin Lành, bất cứ ai đã lãnh nhận phép rửa đều được mời gọi chia sẻ và được cho phép tham gia cử hành việc tưởng niệm Bữa Tiệc Ly. Cách tiếp cận này không được Công Giáo chấp nhận.

Thêm nữa, Mình Thánh Chúa mang ý nghĩa khác nhau đối với người Công Giáo và người Tin Lành. Bánh Thánh, đối với người Công Giáo, là Thân Thể Chúa Kitô và vì thế họ có thể cầu nguyện với Mình Thánh ấy. Còn đối với Tin Lành, nghi thức này chỉ để tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Đối với người Công Giáo, Bánh được thánh hóa thành Thân Thể Chúa Giêsu

  1. Các bí tích

Giáo hội Công Giáo Rôma có 7 nghi thức long trọng được gọi là 7 phép bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Hôn phối, Giải tội, Truyền chức và Xức dầu bệnh nhân. Giáo hội Công Giáo tin rằng các bí tích do chính Chúa Giêsu thiết lập và thông qua các bí tích họ được lãnh nhận Ơn Chúa.

Hầu hết các Hội Thánh Tin Lành chỉ cử hành hai trong số các bí tích trên, là: Rửa tội và tưởng niệm Bữa Tiệc Ly [tương tự bí tích Thánh Thể]. Và các nghi thức này chỉ được xem như những nghi thức mang tính tượng trưng qua đó Thiên Chúa trao ban Lời Ngài. Và các nghi thức này được chấp nhận nhờ vào đức tin.

  1. Các tín điều về Mẹ Maria và sự thờ phượng các vị Thánh

Giáo hội Công Giáo Rôma tôn kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, là “Nữ Vương Nước Trời”. Tuy nhiên, có rất ít những dẫn chứng Thánh Kinh minh nhiên làm nền tảng cho các tín điều của Giáo hội Công Giáo về Đức Mẹ Maria – gồm cả những tín điều như Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trọn Đời Đồng Trin và Hồn Xác Lên Trời. Và đó cũng là lý do những điều này bị phủ nhận bởi những người Tin Lành.

Dù Tin Lành vẫn tin rằng Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giêsu, nhưng không giống Công Giáo, họ không tôn kính Người.

Giáo hội Công Giáo cũng cử hành việc tôn kính các Thánh. Những tấm gương tử vì đạo, được Giáo hội Công Giáo tuyên phong là “thánh”, có thể giúp chuyển cầu các ý nguyện của người xin giúp giữ niềm tin của họ nơi Thiên Chúa. Hiện có hơn 4000 vị Thánh. Và phần thi hài của họ được gọi cách tôn kính là Thánh tích.

Hội Thánh Tin Lành thì lại cho rằng những sự tôn kính như vậy là không đúng theo Thánh Kinh. Theo quan điểm của cuộc Cải cách Tin Lành, mỗi người được mời gọi nên cầu nguyện cách trực tiếp với Thiên Chúa.

  1. Đời sống độc thân linh mục

Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều chia sẻ một hình thức nào đó của đời sống khiết tịnh, lời khấn không lập gia đình hay không có các mỗi quan hệ tính dục. Công Giáo và Tin Lành cũng không ngoại lệ. Đối với Giáo hội Công Giáo, đời sống độc thân là bắt buộc đối với các linh mục. Điều này được xem như là dấu chỉ của người kế vị Đức Kitô.

Hội Thánh Tin Lành bác bỏ nghĩa vụ này của các linh mục. Martin Luther đã yêu cầu bãi bỏ luật này vào đầu những năm 1520. Chính Luther đã đưa ra một quyết định cá nhân dựa trên yêu cầu này vào năm 1525. Ông đã kết hôn với một người từng là nữ tu tên Katharina von Bora. Tuy ban đầu không chắc chắn về việc có nên kết hôn hay không, nhưng cuối cùng Luther cũng đã quyết định rằng “cuộc hôn nhân của ông sẽ làm hài lòng cha ông, sẽ chọc giận Giáo hoàng, làm các thiên thần phải cười và lũ quỷ phải khóc.”

Huỳnh Phi [theo DW]

Những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo là gì?

Trả lời


Có một vài điểm khác biệt quan trọng giữa Thiên Chúa giáo và Tin Lành. Trong những năm gần đây, mặc dầu có rất nhiều nỗ lực để tìm kiếm điểm chung giữa hai giáo phái, nhưng sự thật là những điểm khác nhau vẫn còn đó, và hiện nay chỉ thật sự quan trọng khi điều này là từ lúc ban đầu khi Cải Cách Giáo Hội. Dưới đây là đoạn tóm tắt ý chính của một vài điểm khác biệt quan trọng:

Một trong những điểm khác biệt chính giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo đó là tính đầy đủ và quyền năng của Kinh Thánh. Cơ Đốc Giáo tin rằng chỉ có duy Kinh Thánh là nơi mà sự mặc khải đặc biệt của Chúa đến với con người và dạy chúng ta tất cả điều gì cần thiết cho sự cứu rỗi chúng ta ra khỏi tội lỗi. Cơ Đốc Nhân xem Kinh Thánh như là nền tảng mà ở nền tảng này, tất cả các hành vi cư xử của Cơ Đốc Nhân phải được xem xét, cân nhắc. Niềm tin này thì thường được đề cập đến việc xem " Duy Kinh Thánh" và là một trong " Năm Điều Duy Nhất", có nguồn gốc từ Cải Cách Giáo Hội như là những tóm tắt cho những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành

Trong khi có rất nhiều câu trong Kinh thánh cho thấy quyền năng và sự đầy đủ của chính Kinh Thánh đối với tất cả vấn đề của niềm tin và thông tục, một trong những câu rõ ràng nhất là II Ti-mô-thê 3:16, ở câu này cho chúng ta thấy rằng " Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành". Nhưng Thiên Chúa Giáo chối bỏ thuyết Duy Kinh Thánh và không tin rằng chỉ Kinh Thánh thôi là đủ.

Họ tin Kinh Thánh và phong tục thánh của Công giáo thuộc Giáo hội La Mã, chẳng hạn như ngục luyện tội, cầu nguyện với thánh thần, ca tụng và sùng bái Mẹ Mary, vâng vâng… những điều này có rất ít hoặc là không có bất kì nền tảng nào trong Kinh Thánh, nhưng chỉ dựa vào Phong tục Công Giáo của Giáo hội La Mã. Về cơ bản, việc phủ nhận của Giáo hội Công Giáo La Mã cho "duy Kinh Thánh" và tính nhất quán mà ở đó cả Kinh Thánh và phong tục bình đẳng giống nhau trong quỳên năng, thì việc xem như vậy làm giảm đi tính đầy đủ, quyền năng, và trọn vẹn của Kinh Thánh.

Điểm bất đồng khác giữa Ki-tô Giáo và Tin Lành là sự chính thức và quyền lực của Giáo Hoàng. Theo Công Giáo, Giáo Hoàng là " Người thay thế Chúa" và là đại diện Chúa Giê-xu để đứng đầu giáo hội. Như vậy, Giáo Hoàng có khả năng để nói với Ngai Toà [với thẩm quyền những vấn đề về niềm tin và thông tục], làm cho lời dạy không thể sai lầm và trói buộc tất cả các Cơ Đốc Nhân. Trái lại, Cơ Đốc Giáo tin rằng không ai là không phạm tội [thể sai được], và vì vậy chỉ có Chúa Giê Xu là đứng đầu cai trị giáo hội. Thiên Chúa Giáo dựa trên kế vị tông đồ như là một cách để chứng minh quyền lực của Giáo Hoàng. Cơ Đốc Giáo tin quyền năng của Giáo hội không đến từ kế vị tông đồ nhưng đến từ lời của Chúa. Sức mạnh tôn giáo và quyền nằng không nằm trong tay của một người nhưng nằm trong lời của Chúa. Trong khi Công Giáo tin rằng chỉ có Giáo hội Công Giáo mới có khả năng diễn dịch Kinh Thánh, thì Cơ Đốc Giáo tin rằng Chúa đã sai Đức Thánh Linh ở trong những kẻ được tái sanh, làm cho tất cả những kẻ tin hiểu được lời phán truyền trong Kinh Thánh.

Cơ Đốc Giáo chỉ ra những phân đoạn như là Giăng 14:16-17: " Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các người một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi". [Cũng xem trong Giăng 14:26 và I Giăng 2:27].

Điểm khác biệt chính thứ ba giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành là con người được cứu như thế nào. Một trong số năm điều duy nhất khác về Sự Cải Cách là Duy Đức Tin, điều mà xác nhận theo Thuyết thuộc Thánh Kinh của sự xưng công bình là nhờ Ân Điển mà thôi, bởi đức tin mà thôi mà được cứu, là sự ban cho của Đức Chúa Trời [vì Chúa Cứu Thế mà thôi] [Ê-phê-sô 2:8-10]. Tuy nhiên, Ki tô Giáo chỉ ra rằng Cơ Đốc Nhân phải dựa trên niềm tin cộng thêm " những việc công đức" thì mới được cứu. Yếu tố cần thiết đối với Thuyết Công Giáo Giáo hội La Mã về sự cứu rỗi đó là bảy thánh lễ, đó là lễ rửa tội, lễ kiên tín, lễ tiệc thánh, lễ sám hối, xức dầu người bệnh, thánh chức, và lễ hôn thú. Cơ đốc Giáo tin rằng trên nền tảng niềm tin duy Chúa Giê Xu, tất cả người tin đều được xưng công bình bởi Chúa, bởi tất cả tội lỗi của loài người đã được Chúa đền tội vì Ngài đã chết trên thập tự giá và Sự công bình của Chúa quy cho con người. Trái lại, Thiên Chúa Giáo tin rằng sự công bình của Chúa thì được truyền đến những kẻ tin bởi "Ân điển nhờ đức tin", nhưng chỉ chính điều đó thì không đủ để xưng công bình cho người tin. Kẻ tin phải bổ sung sự công bình của Chúa truyền đến bởi những việc công đức.

Thiên Chúa Giáo cũng như Tin lành đều phản đối điều gì thì ý nghĩa để được xưng công bình trước Chúa. Đối với Thiên Chúa Giáo, sự xưng công bình bao gồm việc được thành ra công bình và tinh sạch. Họ tin rằng niềm tin trong Chúa chỉ là sự bắt đầu của sự cứu rỗi và vì vậy mỗi cá nhân phải thêm lên những công việc tốt, bởi vì ân điển của Chúa về việc cứu rỗi đời đời phải được xứng đáng. Quan điểm của sự xưng công bình này mâu thuẫn với sự dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh ở những phân đoạn như là Rô-ma 4:1-12, Tít 3:3-7, và nhiều phân đoạn khác nữa.

Cơ Đốc Giáo phân biệt giữa hành động một lần của việc xưng công [khi chúng ta được tuyên xưng công bình bởi Chúa dựa trên niềm tin của chúng ta trong sự đền tội của Chúa trên thập tự giá] và quá trình thánh hoá [Sự phát triển công bình tiếp tục trong cuộc sống chúng ta trên đất]. Trong khi Cơ Đốc Nhân nhận ra rằng những công tác tuy quan trọng, nhưng họ tin rằng những công việc này là kết quả hoặc trái của sự cứu rỗi nhưng không bao giờ là phương tiện để được cứu chuộc [Ê-phê-sô 2:10; Gia-cơ 2:17. Thiên Chúa Giáo hợp lẫn giữa sự xưng công bình và sự thánh hoá với nhau vào một quá trình tiếp diễn, mà dẫn tới sự hoang mang về việc làm thế nào con người được cứu.

Khía cạnh chính thứ tư khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo là phải làm gì với điều xảy ra sau cái chết. Cả hai tôn giáo đều tin rằng những kẻ chưa tin sẽ đời đời ở trong hoả ngục, nhưng có những điểm khác nhau nhất định về điều xảy ra với kẻ tin. Từ những truyền thống Giáo hội và sự tin tưởng vào những cuốn sách không thuộc kinh điên. Thiên Chúa Giáo đã phát triển thuyết ngục luyện tội.Theo bộ sách bách khoa toàn thư của Thiên Chúa Giáo, ngục luyện tội là "nơi hoặc điều kiện của sự phạt nhất thời, tạm thời cho những ai không thoát được những điều lỗi lầm hoặc không hoàn toàn thoả mãn bởi vì sự phạm tội của họ tức là những người đi chệch với ân điển của Chúa. Trái lại, Cơ Đốc Gíao tin rằng bởi vì chúng ta được xưng công bình bởi đức tin trong Chúa Giê xu Christ và chính sự công bình của Ngài đã được đổ trên chúng ta – khi chúng ta chết, chúng sẽ đi thẳng đến thiên đàng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời [ Lu-ca 23:43; 2 Cô-rinh-tô 5:6-10 và Phi-líp 1:23].

Một điểm gây bối rối về thuyết Công giáo của ngục luyện tội là niềm tin mà con người có thể trả và phải trả cho những tội lỗi của chính người đó. Sự nhận định này là một đánh giá thấp cho tính đầy đủ và khả năng hiệu quả của việc chết đền tội của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá. Nói một cách cơ bản, cách nhìn về sự cứu chuộc của Giáo hội La Mã ám chỉ rằng cái chết đền tội của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá không đủ là tiền công tội lỗi cho những ai tin vào Ngài và thậm chí một người tin phải trả chính tội lỗi của mình, dù là thông qua những hành động xám hối hay thông qua thời gian trong ngục luyện tội. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng chỉ duy cái chết của Chúa Giê Xu mới có thể đáp ứng hoặc làm giảm đi sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời đối với kẻ có tội. [Rô ma 3:25, Hê bơ rơ 2:17, I Giăng 2:2, I Giăng 4:10]. Những việc đạo đức của chúng ta không thể thêm vào điều mà Chúa đã làm trọn.

Những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ đốc Phúc Âm thì quan trọng và ý nghĩa. Phao Lô đã viết cho những người Ga-la-ti để chiến đấu với người Giu-đa [ Người Do Thái nói với những người Cơ Đốc Nhân không phải Do Thái là phải tuân theo luật Cựu Ước thì mới được cứu]. Giống như người Giu-đa, Thiên Chúa Giáo khiến con người làm những việc cần thiết để người đó được xưng công bình bởi Chúa, và họ kết thúc nó với một phúc âm hoàn toàn khác.

Chúng ta cầu nguyện Chúa sẽ mở những cặp mắt của những người đang đặt niềm tin vào những lời dạy của Thiên Chúa Giáo. Chúng ta đặt niềm tin rằng mọi người sẽ hiểu " những việc công bình" thì không thể xưng công bình hay là trở nên thánh [ Ê-sai 64:6; Rô-ma 10:1-4]. Chúng ta cầu nguyện tất cả mọi người sẽ chỉ đặt niềm tin của họ vào sự thật chúng ta được "được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê-xu Christ, là Đáng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia"[Rô-ma 3:24-25]. Chúa cứu chúng ta "không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời" [Tít 3:5-7].

English




Trở lại trang chủ tiếng Việt

Những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo là gì?

Video liên quan

Chủ Đề