So sánh kết cục 2 cuộc chiến tranh thế giới

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai đầy đủ

  • So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
  • Lập bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

Đề bài: So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

*Giống nhau

*Khác nhau

- Phe tham chiến:

- Thành phần các nước tham chiến:

- Phạm vi, quy mô

- Tính chất

- Hậu quả:

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ những nguyên nhân:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốcvề vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo Hung, I-ta-li-a] và khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Cuộc chiến diễn ra từ năm 1914 kéo dài đến năm 1918 và được chia ra làm hai giai đoạn. Kết cục của chiến tranh là sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

Em hãy lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo ý tưởng của mình.

Answers [ ]

  1. Giống nhau:

    – Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

    – Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

    – Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

    – Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

    Khác nhau:

    – Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh [ Đức, Áo- Hung, Italia] và phe hiệp ước [ Anh- Pháp- Nga]. Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít [ Đức, Nhật , Italia].

    – Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

    – Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

    – Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

    – Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

    – Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

    => Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

    Em có những suy nghĩ là:

    + Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất , khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người.

    + Chiến tranh kết thúc với sự thay đổi căn bản của tình hình thế giới.

    + Chiến tranh thế giới thứ hai không phải làm thụt lùi lịch sử mà nó là bước ngoạt khiến lịch sử chuyển sang một hướng mới, hướng đi tốt đẹp hòa bình và hữu nghị hơn cho mọi dân tộc trên toàn thế giới này,thời đại”toàn cầu hóa,dân tộc hóa”đã bắt đầu.

    @❤Roseny❦@

Video liên quan

Chủ Đề