So sánh tôm càng xanh và tôm sú

Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

Tôm càng xanh. Hà Tử

Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?

Cùng với tôm thẻ chân trắng và tôm sú thì tôm càng xanh [Macrobrachium rosebergii] là loài được nuôi và tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhờ vào đặc tính vượt trội là lớn con và có nhiều thịt, mà các hệ thống nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ngày càng được mở rộng đáng kể. Có thể kể đến các mô hình luân canh hay xen canh với cây lúa đều cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tôm càng xanh vẫn chưa thể sánh ngang tầm với tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

Tôm càng xanh là loài thủy sản nước ngọt nhưng hiện nay đã được thuần hóa và sinh trưởng tốt trong nước lợ. Vòng đời tôm càng xanh rất đặc biệt. Tôm bắt cặp giao vỹ ở nước ngọt, sau 23 ngày ôm trứng, con cái ra nước lợ phóng thích trứng và nở ra ấu trùng. Giai đoạn 20-35 ngày sau khi nở, tôm sống trong nước lợ [10-14‰]. Từ giai đoạn tôm bột sẽ bắt đầu di cư sống ở nước ngọt dần đến khi tôm trưởng thành hoàn toàn là nước ngọt. Tôm càng xanh thích nền đáy sạch, nước chảy và thay đổi thường xuyên. Tôm thường chui rúc vào các bụi rậm, cây cỏ để tránh dòng nước mạnh và để kiếm ăn.

Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi chủ yếu bằng hình thức xen canh với cây lúa và được xem như là đối tượng thủy sản nước ngọt xuất khẩu chủ lực. Mặc dù năng suất là chưa cao, nhưng tôm càng xanh cũng đã đóng góp phần đáng kể vào lợi nhuận của nông dân so với chỉ làm lúa một cách đơn thuần. Vì vậy mà diện tích nuôi đang bắt đầu tăng lên trong những năm gần đây. Có rất nhiều thách thức đang được đặt ra với nghề nuoi tôm càng xanh bao gồm mật độ thả thưa, thời gian nuôi kéo dài, thị trường tiêu thụ nội địa thì giá cả thường bấp bênh và đặc biệt là thiếu hụt nguồn giống toàn đực chất lượng cao.

Khi tôm đạt kích thước 35-50g, tôm đực có tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa lớn hơn so với tôm cái, tôm đực có thể đạt chiều dài tối đa 32cm, trong khi con cái đạt 25cm. Ngoài ra, sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng nhóm giới tính. Trong đó, cá thể có càng màu xanh tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo là cá thể có càng màu cam và chậm nhất là những con tôm đực nhỏ. Trong cùng một đàn, nuôi chung tôm đực với tôm cái, tôm đực lớn hơn rất nhiều so với tôm cái do con cái sinh sản rất sớm và nhiều lần nên phải cung cấp dinh dưỡng cho trứng, những con tôm lớn sẽ ăn tôm nhỏ hơn, giành ăn với nhau khiến cho tốc độ tăng trưởng không đồng đều và làm cho năng suất thấp.

Tuy nhiên có khá nhiều phương pháp để chuyển đổi giới tính cho tôm bao gồm dùng hormon để tác động theo hướng đực hóa khi tôm chưa biệt hóa giới tính; tạo con cái giả với kiểu gen của con đực, cho sinh sản với con đực bình thường, sinh ra một đàn con toàn đực; loại bỏ hẳn tuyến đực trước khi tôm kịp biệt hóa giới tính và can thiệp sâu vào bộ gen của tôm. Ở đây phương pháp can thiệp vào bộ gen là có kết quả tốt nhất. Tuy vậy phương pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm mà chưa được áp dụng rộng rãi, nên nguồn giống toàn đực chất lượng đã hiếm lại càng khó tìm kiếm hơn.

Ngoài ra một trong những khó khăn lớn nửa là do nếu bắt buộc phải có những con giống tốt thì các trại tôm càng xanh phải chọn địa điểm phù hợp và áp dụng kỹ thuật khá cao cùng với nguồn vốn lớn. Do vòng đời của chúng khá đặc biệt, phải đẻ ở cửa sông với độ mặn không quá 14‰, nếu trên mức đó thì trứng hư. Hơn nửa là trong quá trình nuôi, tôm rất dễ bị đồng loại ăn thịt khi lột xác và chúng có tính chiếm hữu cao, khó nuôi thâm canh, tỉ lệ phân đàn lại rất lớn.

Với những khó khăn hiện tại thì có lẽ còn rất lâu tôm càng xanh mới vươn mình ngang hàng với tôm thẻ chân trắng hay tôm sú được. Tuy nhiên nguồn con giống toàn đực chất lượng cũng đang được cho sinh sản nhân tạo và bước đầu có nhiều thành công nhất định. Nhiều nguồn đầu ra qua việc xuất khuẩn cũng hứa hẹn mang đến sự yên tâm nhất định cho người nuôi về giá cả. Việc rà soát lại quy hoạch và đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng sẽ đem lại nhiều hướng mới cho sự phát triển của con tôm càng xanh ở nước ta.

14/02/2020

Hà Tử

BiOWiSH Farm – Giải pháp nuôi tôm an toàn sinh học

>> TÌM HIỂU NGAY

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM

Ngày đăng: 19/11/2020
20669 Lượt xem

Tôm có rất nhiều loại và mỗi loại được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau vì vậy cách chọn tôm và cách chế biến cũng khác nhau. Tôm nuôi thường có thân hình nhỏ và tròn hơn tôm biển. Tôm biển có nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt ngọt hơn tôm nuôi và giá tiền mắt hơn. Cùng tìm hiểu về cách phân biệt các loại tôm qua bài viết dưới đây nhé

Tôm càng xanh là tôm gì? Tôm càng xanh giá bao nhiêu, cách sơ chế, chế biến

738 lượt xem

Tôm càng xanh 'siêu to khổng lồ' chỉ 350.000 đồng/kg, khách gọi 'cháy máy' đặt mua

Mỗi kg tôm càng xanh từ 3-5 con được rao bán tại Hà Nội với giá chỉ từ 350.000 đồng/kg, rẻ chỉ bằng một nửa so với tôm sú khổng lồ khiến người tiêu dùng khá bất ngờ.

Chị em chưa kịp hết bất ngờ khi tôm sú cụ được rao bán với giá siêu rẻ chỉ 850.000 đồng/kg loại 3-5 con/kg thì thời gian gần đây trênthị trường lại xuất hiện loại tôm càng xanh “khổng lồ” với size tương tự nhưng chỉ có giá từ 350-400.000 đồng/kg, thậm chí loại từ 7 con/kg có giá chỉ 229.000 đồng/kg.

“Tôm càng xanh thả đồng tự nhiên, thịt rất dai và ngon. Size siêu bự, 7-12 con/kg, nhiều thịt, nhiều gạch chỉ 229.000 đồng/kg. Tôm sống ướp đá, gửi bay ra Hà Nội trong ngày, rất ngon và đảm bảo”, một người bán hàng tên Trang quảng cáo.

Những con tôm càng xanh "siêu to khổng lồ" được rao bán trên chợ mạng.

Rao bán tôm càng xanh với giá chỉ từ 135.000 đồng/kg, chị Minh Thái – chủ cửa hàng hải sản trên phố Nghĩa Dũng [Ba Đình, Hà Nội] cho hay, tôm càng xanh thuộc loại tôm nước ngọt, sống ở ao, hồ, sông, đầm lầy… ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau.. Loại này rất dễ nhận biết bởi có màu xanh nước biển đặc trưng cùng với 2 chiếc càng to, dài.

Theo chị Thái, người tiêu dùng Hà Nội thường thích ăn tôm sú hơn nên tôm càng xanh có giá rẻ chỉ bằng ½ tôm sú do thịt tôm sú chắc hơn. Với loại tôm càng xanh size phổ biến từ 20-30 con/kg, chị Thái chỉ bán sỉ với giá 135.000 đồng/kg; size 10-15 con/kg chỉ 160.000 đồng/kg; loại 7-12 con/kg có giá sỉ đầu xốp 190.000 đồng/kg. Toàn bộ đều là tôm sống dập đá.

Con tôm xàng xanh to ngang ngửa tôm hùm nhưng có giá chỉ từ 350.000 đồng/kg.

“Năm ngoái giá cao hơn, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên dân ít ăn hơn, thị trường cũng có sự cạnh tranh do nhiều người bán nên giá cũng rẻ hơn”, chị Thái nói.

Nói về lý do không bán tôm càng xanh sống, chị Thái cho rằng, do chi phí sủi sống từ Cà Mau, Bến Tre ra Hà Nội rất cao và rủi ro nên hầu hết các cửa hàng chỉ bán loại sống ủ đá. Riêng loại tôm càng xanh “khổng lồ” từ 3-6 con/kg rất hiếm, phải lọc từ 2-3 tạ hàng mới có thể chọn được vài kg.

“Đợt trước tôi lựa được khoảng 10kg loại 3-5 con/kg liền đăng bán với giá chỉ 350.000 đồng/kg. Nguyên buổi chiều hôm đó tôi nghe điện thoại tưởng “cháy máy” vì khách gọi đặt quá nhiều nhưng không có đủ hàng để bán”, chị Thái cho hay.

Vì giá rẻ lại độc lạ nên khi đăng bài bán hàng, chị Thái phải nghe điện thoại đặt hàng liên tục.
Riêng loại tôm càng xanh “khổng lồ” từ 3-6 con/kg rất hiếm, phải lọc từ 2-3 tạ hàng mới có thể chọn được vài kg.

Những lần sau đó, có size “siêu to khổng lồ” chị Thái chỉ dám inbox cho khách quen. Chia sẻ lý do bán với giá rẻ “bèo” như vậy, chị Thái cho rằng, bản thân chị mua cả vài tạ theo giá chung rồi về lọc ra từng size bán, loại bé nhất thì lời 5-7.000 đồng, loại to hơn cũng chỉ lời chút ít, coi như tri ân khách hàng.

Tuy nhiên, theo chị Thái, khi mua tôm càng xanh, chị em nên chú ý tránh mua phải loại tôm lột bị ủ đá lâu ngày vì không như tôm sú, tôm càng xanh lột khi ủ đá sẽ bị bở thịt. Vì vậy, để hàng đến tay khách ngon nhất, chị Thái chỉ bán trong ngày, dù có lỗ cũng phải bán để thu hồi vốn.

“Hôm qua nhà tôi ế 2 thùng tôm càng xanh loại 8 con/kg, phải bán lỗ với giá 250.000 đồng/kg vì tôm mới về sẽ ăn ngọt hơn, gạch tôm béo và ngậy nhưng chỉ cần để cấp đông 1 ngày là cũng dễ bị bở, không như tôm sú có thể ủ đá 2-3 ngày ăn vẫn dai và ngọt”, chị Thái chia sẻ thêm.

Tôm càng xanh sốt bơ tỏi hoặc nướng là ngon nhất.

Với kinh nghiệm 14 năm nuôi tôm tại Thạnh Phú [Bến Tre], anh Lê Hải Đăng cho biết, tôm càng xanh là loại tôm khó tính nhất trong các loại tôm nuôi ở miền Tây.

“Trong mình đa số làm giàu bằng tôm thẻ và tôm sú, tôm càng xanh chỉ thả chơi thôi, được thì mừng, không được thì lỗ. Giá giống cao, khó nuôi, chậm lớn, dễ chết nên ít người nuôi lắm. Đầu năm nay, nhà anh tôi thả hơn 40.000 con giống trên diện tích4ha đầm nhưng bị nhiễm mặn nên chết sạch”, anh Đăng cho hay.

Theo anh Đăng, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch, tôm càng xanh phải mất từ 7-10 tháng mới cho trọng lượng từ 15-20 con/kg, bán với giá từ 150-200.000 đồng/kg. Riêng loại 4-5 con/kg được chủ đầm lọc ra bán với giá từ 300-350.000 đồng/kg.

“Tôm càng xanh ăn ngon nhất là khi còn tươi sống, nếu bị chết hay qua đông đá thường không ngon nên miền Bắc ít bán hoặc nếu có bán chỉ bán tôm ủ đá với giá rẻ. Tôm càng xanh lột thương lái thường không mua vì dễ chết nhưng làm món tôm cháy tỏi, nướng hoặc nấu canh chua ăn khỏi chê”, anh Đăng bày tỏ.

[Theo Dân Việt]

Tôm hùm Alaska

Tôm hùm Alaska còn được gọi là tôm hùm Canada, đây là loại động vật có lớp giáp xác, họ Nephropidae, chi Homarus, loài Americanus. Loài tôm này phân bố chủ yếu ở những vùng biển thuộc bờ biển Bắc Mỹ thuộc Đại Tây Dương. Tôm hùm Alaska loại tôm có kích thước lớn và có thể nặng tới 20kg và dài 64cm. Tôm hùm Canada có 4 cặp chân, một cặp râu và 2 chiếc càng to, mạnh mẽ. Tôm hùm Alaska được đánh giá là 1 trong 8 loại tôm ngon nhất, đắt đỏ và có hương vị thơm ngon, thịt giòn, dai, ngọt béo tự nhiên nhất trên thế giới.

Tôm hùm Alaska được đánh giá là 1 trong 8 loại tôm ngon nhất hiện nay

Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác:

  • 5 tỉnh có các vựa nuôi tôm hùm lớn nhất tại Việt Nam
  • Điểm danh 8 món ngon từ tôm hùm Alaska hấp dẫn nhất

Tìm hiểu và phân biệt các loại tôm phổ biến ở Việt Nam

4 đánh giá · 3 bình luận
Dưới đây là thông tin và cách phân biệt các loại tôm nước ngọt và nước mặn [tôm biển] phổ biến trên thị trường ẩm thực và thường được người tiêu dùng lựa chọn mỗi khi chế biến món ăn.

Các loại tôm

Tìm hiểu và phân biệt các loại mực tươi sống và phổ biến ở Việt Nam

Bạn là một người thích ăn Tôm, tuy nhiên bạn không phân biệt được các loại tôm? Nếu như đúng vậy thì mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tại Việt Nam có rất nhiều loại tôm như tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, .. chúng có ngoại hình nhìn sơ cũng na ná nhau. Mỗi khi bạn đi chợ hay đi siêu thị việc nhầm lẫn & không phân biệt được các loại tôm cũng là điều dễ xảy ra. Nhằm giúp các bạn có thể phân biệt được các loại tôm qua vẻ bề ngoài thì hôm nay @quatetsumvay.com sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết các loại tôm phổ biến tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo:

Cách nhận biết các loại tôm phổ biến tại Việt Nam

>> Xem thêm Giá các loại tôm biển khô tại shop

Nội Dung Bài Viết

  • 1.Tôm hùm
  • 2.Tôm mũ ni
  • 3.Tôm tích
  • 4.Tôm sú
  • 5.Tôm càng xanh
  • 6.Tôm đất
  • 7.Tôm thẻ
  • 8.Tôm he
  • 9.Tôm sắt

1.Tôm hùm

Loài tôm này sinh trưởng chủ yếu ở những vùng biển ấm, bình lặng, nước trong sạch ở điều kiện khắt khe như khu vực Thái Bình Dương hoặc phía Đông Nhật Bản. Tôm hùm có thân hình to, vỏ bóng, cứng và có màu xanh biển hoặc xanh lá nhạt. So với tôm càng xanh thì chúng có nhiều thịt và dai hơn. Phần chân của tôm có màu vàng pha trộn màu đen.

Tôm hùm thường sống ở các bãi rạng đá, rạng san hô nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh ven biển. Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu là ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn. Ban ngày trú ẩn trong các hang đá ít hoạt động, ban đêm hoạt động tích cực tìm mồi.

Tôm hùm bông

Bởi phần thịt săn chắc cùng vị ngọt đặc trưng nên tôm hùm được nhiều tín đồ ăn uống đặt cho cái tên mỹ miều là “ông vua” hải sản. Không chỉ ngon mà tôm hùm còn chứa lượng omega-3 cao hơn so với những loại tôm khác. Tôm hùm có rất nhiều loại nhưng có 4 loại phổ biến là: tôm hùm sao hay còn được gọi là tôm hùm bông, tôm hùm baby, tôm hùm sen hay còn được biết với tên gọi khác là tôm hùm xanh và cuối cùng là tôm hùm tre.

Tôm hùm baby

Giá tôm hùm khoảng: 700.000đ – 1.000.000đ/kg tùy vào từng loại.

2.Tôm mũ ni

Tôm mũ ni là loại hải sản biến có vỏ cứng như bọ giáp xác và phân bố chủ yếu ở Tây Thái Bình Dương từ Philippines đến bán đảo Triều Tiên và miền Nam Nhật Bản. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của tôm là ở phần đầu có lớp mai to và dẹt ngang như mũ ni với vai trò làm bộ xúc giác. Dựa trên màu sắc, tôm mũ ni được chia thành 3 loại gồm: tôm mũ ni trắng, tôm mũ ni đỏ, tôm mũ ni đen.

Tôm mũ ni

Tôm mũ ni được đánh giá là có phần thịt mềm, ngọt và vô cùng thơm ngon. Bên cạnh đó, loài tôm này còn rất bổ dưỡng khi cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích. Đồng thời, tôm mũ ni cũng là loại hải sản mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân biển miền Trung và Miền Nam nước ta.

Tôm mũ ni đen

Giá tôm mũ ni khoảng: 600.000đ – 800.000đ/kg tùy vào từng loại.

3.Tôm tích

Tôm tích có tên tiếng anh là Mantis shrimp, tôm tít còn được gọi với nhiều cái tên như tôm tít, tôm thuyền, tôm búa, bề bề…nằm trong nhóm giáp xác ở biển, thuộc vào bộ Stomatopada [bộ tôm chân miệng]. Tôm tích sống nhiều ở những vùng biển thuộc khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới.

Tôm Tích

Tôm tích là một loại tôm biển, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Tôm tích có hình dáng khác với những loại tôm khác, phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa.

Những món ngon từ tôm tít: Tôm tít hấp bia, tôm tít nấu bầu, tôm tít nướng muối ớt.

Giá tôm tích: 200.000đ – 300.000đ/kg

4.Tôm sú

Tôm sú có tên tiếng anh là Penaeus monodon. Hiện nay trên thị trường có cả tôm sú nuôi và tôm sú đánh bắt từ biển. Tôm sú nuôi thường có màu xanh dương đậm, có vân màu đen vàng liền nhau trên mặt lưng của tôm, vân trải từ đầu đến đuôi tôm. Về tôm sú biển có màu vàng đất, cũng có các vân màu đen vàng liền nhau. Chiều dài tối đa của một con tôm sú lên tới 36cm và có thể nặng đến 650g. Tùy vào môi trường sinh sống khác nhau như thức ăn, độ đục của nước biển hay mực nước mà tôm có những đặc điểm khác nhau về càng và màu sắc.

Tôm sú

Tôm sú có thể chế biến thành nhiều món ngon như: tôm sú hấp chấm muối tiêu xanh, tôm sú làm gỏi, tôm sú nướng sa tế, tôm sú rang bơ, …

Giá 1 kg tôm sú: 200.000 – 800.000đ/kg [Tùy vào kích thước & tôm sú biển hay nuôi]

5.Tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt [Tôm càng xanh sinh sống chủ yếu ở các khu vực sông, suối, ao hồ nước ngọt. ], có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii. Về hình dáng bên ngoài, tôm càng xanh sở hữu thân hình hơi cong với lớp vỏ màu xanh lam nhạt. Một con tôm sẽ được chia thành 2 phần: phần đầu và phần bụng có 20 đốt. Râu tôm là bộ phận quan trọng giúp chúng giữ thăng bằng dưới nước, ngửi và phát hiện con mồi.

Tôm càng xanh

Ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Những món ngon được chế biến từ tôm càng xanh: Lẩu tôm càng xanh, tôm càng xanh hấp nước dừa, tôm càng xanh rang bơ, tôm càng xanh kho tàu.

Giá tôm càng xanh khoảng: 200.000đ – 350.000đ/kg.

6.Tôm đất

Tôm đất là loại tôm nước ngọt, sống ở sông để phân biệt với các loại tôm biển. Nhìn màu sắc bên ngoài, tôm đất sông có màu hồng, vỏ mỏng hơn so với tôm biển có màu nâu sẫm và vỏ dày. Để phân biệt tôm sông với tôm biển người ta còn dựa vào hình dáng và mùi tanh, tôm đất có mùi ít tanh và thân tròn, nhỏ hơn so với tôm biển.

Tôm đất

Những món ngon từ tôm đất: Là loại tôm sống trong môi trường nước ngọt [sông, suối] nên tôm đất khi dùng để chế biến các món ăn, đặc biệt là chả ram tôm đất sẽ rất ngon, dinh dưỡng vị tôm ngon ngọt tự nhiên. Ngoài chả ram, tôm đất với đặc tính ngon ngọt tự nhiên có thể chế biến nhiều món ăn khác cũng ngon không kém như món canh, món kho…đặc biệt là món mắm tôm chua cũng là một món ngon trứ danh mà bạn sẽ thích khi được thưởng thức.

Giá tôm đất khoảng: 140.000đ – 170.000đ/kg.

7.Tôm thẻ

Tôm thẻ là loại tôm nuôi, sống ở nước ngọt. Nhìn màu sắc bên ngoài, tôm thẻ có màu trắng đục và phần càng và râu thì có màu vàng hơi nhạt. Phần bụng dưới của tôm thẻ có 6 đốt dáng thon dài và có kích thước nhỏ nên thường được bán phổ biến tại các chợ, siêu thị.

Tôm thẻ

Dấu hiệu nhận biết tôm thẻ: Đơn giản nhận biết tôm thẻ nhanh qua các điểm như vỏ tôm, kích thước. Vỏ tôm thẻ có cấu tạo mỏng, có màu trắng đục, chân màu trắng. Còn kích thước tôm thẻ thì có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Dáng thon dài, nhỏ hơn so với tôm sú, nhẹ hơn tôm sú.

Tôm thẻ chân trắng

Những món ngon từ tôm thẻ: Cũng như các loại tôm nước ngọt khác, tôm thẻ có vỏ mỏng nên được dùng để nấu canh, chiên hoặc hấp thì phần nước ngọt của thịt sẽ tiết ra nhiều hơn.

Giá tôm thẻ khoảng: 190.000đ – 250.000đ/kg.

8.Tôm he

Tôm he là loại tôm biển có hình dáng thuôn dài, phần đuôi màu xanh, thân có màu vàng hoặc xanh nhạt, mắt xanh và vỏ rất mỏng [có thể nhìn thấy bằng mắt thường], thịt chắc, vị rất ngọt, có nhiều dưỡng chất, thường xuất hiện chủ yếu ở các đảo, rạng đá. Đây là loài tôm không thể nuôi mà phải đánh bắt tự nhiên ngoài biển.

Tôm he

Món ngon từ tôm he: Tôm he được chế biến thành nhiều món ngon như tôm he nướng, rim hay tôm he hấp [Tôm he khi hấp có màu hồng rất đẹp mắt nên được thường được sử dụng trong các bữa tiệc].

Lưu ý: Tôm he có loại có vân nhìn rất giống tôm sú nên nhiều người bị nhầm tôm he và tôm sú. Tuy nhiên 2 loại này là khác nhau.

Giá tôm he khoảng: 300.000đ – 400.000đ/kg. Tôm he tươi sống 400.000 – 600.000đ/kg

9.Tôm sắt

Cũng nằm trong các loại tôm biển, như đúng cái tên của mình, tôm sắt có vỏ rất cứng, phần bụng có màu cam đậm và phía lưng được chia thành nhiều đốt màu có màu xanh đen và trắng xen kẽ nhau. Khi thưởng thức tôm này, người ta thường đánh giá là phần thịt rất ngọt nhưng vỏ tôm lại khá cứng nên khi ăn phải bỏ vỏ ra.

Tôm sắt

Giá tôm sắt khoảng: 150.000đ – 250.000đ/kg

Vậy là @quatetsumvay đã cùng bạn tìm hiểu về các loại tôm phổ biến tại Việt Nam. Hi vọng, với những thông tin trong bài viết sẽ đem đến những kiến thức hữu ích giúp bạn có thể phân biệt & nhận biết được các loài tôm.

@ Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết các loại mực phổ biến tại Việt Nam

Sang Nguyễn108 [tổng hợp] – Quatetsumvay.com

Video liên quan

Chủ Đề